Thành lập công ty thiết kế xây dựng năm 2020

 Thành lập công ty thiết kế xây dựng năm 2020

 Thiết kế xây dựng là một hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng.  Để thành lập công ty thiết kế xây dựng cần thực hiện theo quy  trình thủ tục dưới đây:
I. Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm:

 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

 Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Chú ý: Nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp cân nhắc đa dạng ngành nghề của công ty. Các ngành nghề về thiết kế – xây dựng trong hệ thống mã ngành nghề kinh tế VISC bao gồm:

 STT Tên ngành nghề Mã số
1. Xây dựng nhà các loại 4100
2. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210
3. Xây dựng công trình công ích 4220
4. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết:
– Xây dựng công trình công nghiệp

 – Xây dựng công trình cửa như: Đường thuỷ, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống, đập và đê

 – Xây dựng đường hầm

 Các công việc xây dựng khác không phải nhà như: Các công trình thể thao ngoài trời

 4290
5. Phá dỡ 4311
6. Chuẩn bị mặt bằng 4312
7. Lắp đặt hệ thống điện 4321
8. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4322
9. Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. 4329
10. Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
11. Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. 4390
12. Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất

 7410
13. Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh
4752

 14. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
15. Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan 7110

 Thành lập công ty thiết kế xây dựng năm 2020
Bước 2: Công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

 Trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo thông tin doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin quốc gia sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

 Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.

 Trường hợp nếu doanh nghiệp không thực hiện công bố hoặc trễ hạn sẽ bị sử phạt theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

 Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và gửi thông báo mẫu dẫu cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sau đó sẽ tiến hành công bố mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

 Bước 4: Treo bảng hiệu công ty
Bước 5: Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu
Sau khi thực hiện các bước trên, doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đạt trụ sở chính

 Hồ sơ bao gồm:

 Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
Tờ khai thuế môn bài (Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh)
Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ
Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06)
Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư

 Bước 7: Đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng
Bước 8: Nộp tiền thuế môn bài
II. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động.

 Đối với cá nhân đảm nhận chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.

 Hạng I:

 a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ thiết kế hạng I phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

 b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

 c) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.

 Hạng II:

 a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ thiết kế hạng II phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;

 b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

 c) Đã thực hiện thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.

 Hạng III:

 a) Có ít nhất 5 người có chứng chỉ thiết kế hạng III phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III phù hợp với công việc đảm nhận;

 b) Có ít nhất 5 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

 Phạm vi hoạt động:

 a) Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;

 b) Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;

 c) Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống.

 Thành lập công ty thiết kế xây dựng năm 2020

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY 

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp tới quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, quý khách sẽ được:

 Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax, điện thoại….)
Soạn thảo các hồ sơ thành lập của doanh nghiệp, gồm:

 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên/cổ đông công ty ( Tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp sẽ có danh sách thành viên/ cổ đông phù hợp)

 Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

 Cung cấp cho khách hàng các văn bản nội bộ của doanh nghiệp nếu khách hàng có nhu cầu như:
Điều lệ;
Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Chứng nhận sở hữu cổ phần;
Sổ cổ đông;
Thông báo lập sổ cổ đông…
Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
Tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp  khi thành lập mới công ty.

 Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp như: đăng ký sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, thuế môn bài, cung cấp dịch vụ kê khai báo cáo thuế của doanh nghiệp.

 QUÝ KHÁCH HÃY LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

 Các văn bản pháp luật cần nghiên cứu:

 Luật Đầu tư 2014;
Luật Doanh nghiệp 2014;
Luật Xây dựng 2014;
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định 42/2017/NĐ-CPvề sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
Thông tư 17/2016/TT-BXD về hướng dẫn năng lực các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng.
Đối với ngành nghề thiết kế xây dựng, khi muốn thực hiện kinh doanh thì đòi hỏi phải có Chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy định tại các văn bản hướng dẫn.

 Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay, theo Biều cam kết, Việt Nam chỉ cho phép nhà đầu tư là thành viên WTO đầu tư vào Việt Nam hoạt động dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ sư liên quan. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

 Nội dung  bài viết
I. Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Bước 4: Treo bảng hiệu công ty
Bước 5: Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng
Bước 7: Đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng
Bước 8: Nộp tiền thuế môn bài
II. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY