Thông tư 11/2019/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo

 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 11/2019/TT-BGDĐT

 Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2019

 

 THÔNG TƯ

 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

 Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

 Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

 Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

 Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non tại biên bản cuộc họp ngày 30 tháng 10 năm 2018;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở mầm non.

 Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2019.

 Điều 2Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 

 

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Nguyễn Thị Nghĩa

 

 CHƯƠNG TRÌNH

 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 I. MỤC ĐÍCH

 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.

 II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở GDMN); các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện bồi dưỡng CBQL cơ sở GDMN.

 III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

 1. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc học mầm non áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 01).

 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non; chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục mầm non; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục mầm non.

 2. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 02).

 Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án, đề án, chương trình để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

 3. Nội dung chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (sau đây gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 03).

 Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường. Số lượng mô đun tự chọn hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục IV của khung chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng cụ thể như sau:

 Tiêu chuẩn

 Mã mô đun

 Tên và nội dung chính của mô đun

 Yêu cầu cần đạt đối với người học

 Thời lượng

 (tiết)

 Lý thuyết

 Thực hành

I. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

 QLMN

  1

  

Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trong cơ sở GDMN

 1. Vai trò của phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN

– Phân tích được những yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL đối với công tác quản trị cơ sở GDMN.

 10

 10

  

 

đối với công tác quản trị cơ sở GDMN.

 2. Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN trong thời đại mới. 3. Những giải pháp rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho CBQL cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDMN.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN hiện nay

 – Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho bản thân.

  

  

  

 QLMN

 2

Tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN

 1. Đạo đức nghề nghiệp của GVMN.

 2. Vai trò của CBQL cơ sở GDMN trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN.

 3. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết phải tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMNđáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

 – Vận dụng được các kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN trong cơ sở GDMN

 10

 10

  

 QLMN

 3

Quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN

 1. Những vấn đề chung về quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN.

 2. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN.

 3. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng được kiến thức trang bị để xác định các hạn chế trong quản lý cảm xúc của bản thân và của các CBQL trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân và hỗ trợ CBQL trong việc rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong quản trị cơ sở GDMN.

 10

 10

II. Tiêu chuẩn

 2. Quản trị nhà trường

 QLMN

 4

Tư tưởng đổi mới đối với người CBQL cơ sở GDMN.

 1. Những tư tưởng đổi mới trong quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đào tạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

 2. Tầm quan trọng của tư tưởng đổi mới trong quản trị cơ sở GDMN.

 3. Bồi dưỡng và trau dồi tư tưởng đổi mới đối với người CBQL cơ sở GDMN.

 4. Cách thức giải quyết một số tình huống quản trị cơ sở GDMN.

– Phân tích được tư tưởng đổi mới trong GDMN qua các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

 – Vận dụng được các kiến thức trang bị vào việc đánh giá được mức độ vận dụng tư tưởng đổi mới của người CBQL trong cơ sở GDMN hiện nay.

 – Áp dụng tư tưởng đổi mới trong giải quyết một số tình huống quản lý cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN vận dụng được các tư tưởng đổi mới trong quản trị cơ sở GDMN.

 10

 10

  

 QLMN

  5

GDMN trong bối cảnh đổi mới

 1. Các xu hướng đổi mới trong GDMN hiện nay.

 2. Vai trò, trách nhiệm của người CBQL trong bối cảnh đổi mới.

 3. Khó khăn, thuận lợi và định hướng phát triển nghề nghiệp của người CBQL trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

– Phân tích được các xu hướng đổi mới trong GDMN hiện nay, vai trò, trách nhiệm của người CBQL cơ GDMN trong bối cảnh đổi mới.

 – Vận dụng được các kiến thức trang bị trong phát triển nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN trong bối cảnh đổi mới. Ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục theo xu thế phát triển thời đại;

 – Xây dựng được định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

 10

 10

  

  

 QLMN

 6

Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người CBQL cơ sở GDMN

 1. Tổng quan về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người CBQL trong cơ sở GDMN.

 2. Các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của người CBQL cơ sở GDMN trong xu thế đổi mới.

 3. Các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người CBQL cơ sở GDMN.

– Phân tích được những yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người CBQL trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị so sánh các mức độ yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong bối cảnh đổi mới với các thời điểm giáo dục trước đó.

 – Xác định được các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và hỗ trợ CBQL trong cơ sở GDMN về phát triển chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 10

 10

  

 QLMN

 7

Xây dựng chiến lược phát triển của cơ sở GDMN

 1. Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược phát triển của cơ sở GDMN.

 2. Cách thức xây dựng chiến lược phát triển của cơ sở GDMN.

 3. Các phương pháp dự báo trong quản trị nhà trường.

 4. Xây dựng bản chiến lược phát triển dựa trên các phương pháp dự báo.

– Phân tích được sự cần thiết của chiến lược phát triển của cơ sở GDMN trong giai đoạn hiện nay.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị đề xuất được bản phân tích vận dụng các phương pháp dự báo trong quản trị nhà trường đáp ứng đổi mới GDMN.

 – Xây dựng được một bản chiến lược phát triển nhà trường và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 8

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN

 1. Vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

 2. Các hình thức sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

 3. Các bước xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN.

 4. Thực hành xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các mô hình và nội dung phù hợp.

– Phân tích được lý luận cơ bản về sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN: vai trò, các hình thức sinh hoạt chuyên môn, sự cần thiết phải tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị trong đánh giá thực trạng sinh hoạt chuyên môn. Từ đó chỉ ra được các hình thức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả ở cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả.

 10

 10

  

 QLMN

  9

Quản trị sự thay đổi trong phát triển cơ sở GDMN tiến tới tự chủ

 1. Những vấn đề liên quan đến sự thay đổi trong phát triển của cơ sở GDMN tiến tới tự chủ.

 2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi và quá trình phát triển của cơ sở GDMN.

 3. Biện pháp quản trị sự thay đổi trong phát triển cơ sở GDMN tiến tới tự chủ.

 4. Những tình huống trong quá trình quản trị sự thay đổi của cơ sở GDMN và cách giải quyết.

– Phân tích được mối quan hệ giữa sự thay đổi và quá trình phát triển của cơ sở GDMN tiến tới tự chủ.

 – Vận dụng được kiến thức trang bị để đề xuất các biện pháp quản trị sự thay đổi trong phát triển cơ sở GDMN tiến tới tự chủ.

 – Xây dựng được kế hoạch quản trị sự thay đổi trong phát triển cơ sở GDMN tiến tới tự chủ trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc quản trị sự thay đổi trong phát triển cơ sở GDMN hướng tới tự chủ.

 10

 10

  

 QLMN

 10

Quản lý và giải quyết các xung đột trong cơ sở GDMN và với cha mẹ trẻ mầm non

 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý xung đột trong cơ sở GDMN và xung đột với cha mẹ trẻ.

 2. Những ảnh hưởng của xung đột ở cơ sở GDMN đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và bầu không khí trong cơ sở GDMN.

 3. Kỹ năng của người CBQL trong quản lý xung đột và giải quyết xung đột ở cơ sở GDMN. Quản lý các đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

 4. Các giải pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột và ra quyết định trong quá trình quản lý cơ sở GDMN.

– Phân tích được những ảnh hưởng của xung đột ở cơ sở GDMN đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và bầu không khí trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị đề xuất được cách thức giải quyết hiệu quả các xung đột trong cơ sở GDMN và với cha mẹ trẻ mầm non.

 – Xây dựng được bản kế hoạch chi tiết về giải quyết các xung đột trong quá trình quản lý cơ sở GDMNvà hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về việc giải quyết xung đột trong cơ sở GDMN và với cha mẹ trẻ.

 10

 10

  

 QLMN

 11

Chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong cơ sở GDMN

 1. Chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở GDMN: nhu cầu dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần thực đơn, Chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ, khai thác điều kiện tại địa phương vào hoạt động nuôi dưỡng ở cơ sở GDMN.

 2. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe: Đặc điểm phát triển của trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động chăm sóc; Tổ chức chế độ sinh hoạt, thực hiện khám sức khỏe và giám sát sự phát triển; Tổ chức vệ sinh môi trường.

 3. Phối hợp giữa các lực lượng trong chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

– Phân tích được sự cần thiết, những yêu cầu trong chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị trong đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong cơ sở GDMN. Từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong cơ sở GDMN đạt hiệu quả.

 – Hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

  

 10

 10

  

 QLMN

 12

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN

 1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN.

 2. Đặc điểm, mục đích của kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN.

 3. Thực tế công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN ở Việt Nam và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng giáo dục của một số nước trên thế giới.

 4. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

– Phân tích những yêu cầu mới đối với việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị chỉ ra được thực trạng của kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN hiện nay từ đó chỉ ra cách thức quản lý phù hợp với cơ sở GDMN.

 – Lập bản kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

 10

 10

  

 QLMN

 13

Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của cơ sở GDMN

 1. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của cơ sở GDMN.

 2. Cách thức xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của cơ sở GDMN.

 3. Các phương pháp dự báo trong quản trị nhà trường.

 4. Xây dựng bản kế hoạch chiến lược dựa trên các phương pháp dự báo nhà trường.

– Phân tích được ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị đề xuất được cách thức vận dụng các phương pháp dự báo phát triển giáo dục vào việc phát triển giáo dục ở cơ sở GDMN đáp ứng đổi mới GDMN.

 – Xây dựng được một bản kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.

 10

 10

  

 QLMN

 14

Phát triển Chương trình giáo dục (CTGD) của cơ sở GDMN theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận đa văn hóa

 1. Khái niệm CTGD, phát triển CTGD của cơ sở GDMN.

 2. Tiếp cận quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa trong phát triển CTGD của cơ sở GDMN.

 3. Quy trình và phương pháp phát triển CTGD của cơ sở GDMN theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa.

– Phân tích được quy trình và phương pháp phát triển CTGD của cơ sở GDMN theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa.

 – Vận dụng kiến thức được trang bị để đánh giá được thực trạng phát triển CTGD của cơ sở GDMN theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa. Từ đó đề xuất được các biện pháp phát triển CTGD của cơ sở GDMN theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa.

 – Hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc xây dựng kế hoạch phát triển CTGD theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và đa văn hóa.

 10

 10

  

 QLMN

 15

Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng

 1. Khái niệm: Cộng đồng, giáo dục dựa vào cộng đồng, GDMN dựa vào cộng đồng.

 2. Ý nghĩa của giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng.

 3. Đặc điểm, nguyên tắc quản lý hoạt giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng.

 4. Quy trình và cách thức quản lý hoạt động giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng.

– Phân tích được cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng, sự cần thiết của tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng.

 – Vận dụng được quan điểm giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em theo hướng dựa vào cộng đồng.

 10

 10

  

 QLMN

 16

Chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ em trong các nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi

 1. Khái niệm nhóm, lớp ghép.

 2. Quy định hiện hành liên quan đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.

 3. Đặc điểm nhóm, lớp ghép.

 4. Yêu cầu, nguyên tắc quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhóm, em lớp ghép nhiều độ tuổi.

 5. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.

– Phân tích được một số lý luận cơ bản về giáo dục trẻ ở lớp ghép nhiều độ tuổi.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị trong chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong các nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.

 – Lập được bản kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ trong các nhóm ghép nhiều độ tuổi và hỗ trợ CBQL trong cơ sở GDMN về quản lý hoạt động giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.

 10

 10

  

 QLMN

 17

Tổ chức công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN

 1. Cách phát hiện sớm trẻ khuyết tật, đánh giá trẻ khuyết tật.

 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN.

 3. Tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN.

 4. Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN.

–    Phân tích được cách phát hiện sớm trẻ khuyết tật, các công cụ đánh giá trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN.

 –    Vận dụng các kiến thức được trang bị trong tổ chức công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong cơ sở GDMN. Từ đó đề xuất và áp dụng cách xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trong cơ sở GDMN.

 –    Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và hỗ trợ CBQL trong cơ sở GDMN trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

 10

 10

  

 QLMN

 18

Tổ chức đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em lứa tuổi mầm non

 1. Lý thuyết khoa học về sự phát triển của trẻ em.

 2. Lý luận về đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em: Đánh giá; Đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em; Các công cụ đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em.

 3. Phương pháp phổ biến trong đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em.

 4. Phương pháp hiện đại trong đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em.

 5. Kiểm tra công tác đánh giá sự phát triển trẻ em và tổng kết thực tiễn đánh giá sự phát triển của trẻ em ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục.

– Phân tích được cơ sở khoa học đánh giá sự phát triển của trẻ em. Từ đó chỉ ra những hạn chế trong tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ em trong các cơ sở GDMN hiện nay.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị để đề xuất các giải pháp vận dụng các phương pháp hiện đại trong đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em theo yêu cầu hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục.

 – Hỗ trợ CBQL trong cơ sở GDMN tổ chức đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em theo xu hướng đổi mới hiện nay.

 10

 10

  

 QLMN

 19

GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

 1. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong quản trị cơ sở GDMN.

 2. Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong quản trị cơ sở GDMN.

 – Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm.

 – Chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm.

 – Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm.

 – Đánh giá hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm.

– Phân tích được cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong quản trị cơ sở GDMN.

 – Vận dụng được quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong việc đề xuất các biện pháp điều chỉnh thực tiễn tổ chức môi trường giáo dục, thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

 – Xây dựng được bản kế hoạch xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và hỗ trợ CBQL trong cơ sở GDMN quản trị các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

 10

 10

  

 QLMN

 20

Quản trị nhân sự trong cơ sở GDMN

 1. Tổng quan về công tác quản trị nhân sự ở cơ sở GDMN.

 2. Nội dung cơ bản của công tác quản trị nhân sự, những vấn đề liên quan đến quản trị nhân sự trong quá trình đổi mới GDMN.

 3. Các biện pháp quản trị nhân sự ở cơ sở GDMN khi thực hiện Chương trình GDMN.

– Phân tích được vai trò quan trọng của công tác quản trị nhân sự, các quan điểm, định hướng phát triển và quản trị nhân sự trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị để xây dựng được phương án về bố trí nhân sự cho nhà trường. Đề xuất và vận dụng các biện pháp phát triển nhân sự ở cơ sở GDMN.

 – Hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về quản trị nhân sự cơ sở GDMN.

 10

 10

  

 QLMN

 21

Phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN

 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

 2. Biện pháp thu hút các nguồn lực trong và ngoài trường trong công tác đánh giá GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

 3. Đổi mới công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GVMN.

– Phân tích được sự cần thiết phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GVMN;

 – Vận dụng kiến thức được trang bị để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Từ đó, đề xuất được một bản kế hoạch và các biện pháp để thu hút nguồn lực trong quản lý và đổi mới công tác đánh giá giáo viên, nhân viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

 – Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

 10

 10

  

 QLMN

 22

Đổi mới công tác tổ chức hành chính trong cơ sở GDMN

 1. Tổng quan về quản trị tổ chức hành chính trong cơ sở GDMN.

 2. Các mô hình tổ chức hành chính trong nhà trường, vai trò của hiệu trưởng và các thành viên trong hội đồng trường.

 3. Các nguyên tắc trong quản trị tổ chức hành chính trong cơ sở GDMN.

 4. Cách thức xây dựng kế hoạch trong tổ chức bộ máy hành chính ở cơ sở GDMN.

– Phân tích được các vấn đề về quản trị tổ chức hành chính, các nội dung chỉ đạo tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các thành viên, các khó khăn, vướng mắc trong quản trị tổ chức hành chính trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức được trang bị để đề xuất được các mô hình tổ chức hành chính trong nhà trường.

 – Xây dựng được bản kế hoạch áp dụng các nguyên tắc quản lý hành chính để điều chỉnh nội dung hoạt động liên quan đến quản trị cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về quản trị tổ chức hành chính của nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 23

Quản trị tài chính trong trong cơ sở GDMN.

 theo tinh thần tự chủ và trách nhiệm giải trình

 1. Các phạm trù cơ bản về tài chính và những vấn đề chung về quản trị tài chính trong cơ sở GDMN.

 2. Những nội dung chủ yếu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình của người cán bộ quản lý trong cơ sở GDMN.

 3. Hướng dẫn thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ cơ sở GDMN.

 4. Các biện pháp quản trị tài chính trong cơ sở GDMN theo tinh thần tự chủ và trách nhiệm giải trình.

– Phân tích được sự cần thiết của quản trị tài chính trong trường mầm non theo tinh thần tự chủ và trách nhiệm giải trình.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị xây dựng được hướng dẫn thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch và xác định được các biện pháp quản trị tài chính trong cơ sở GDMN theo tinh thần tự chủ và trách nhiệm giải trình và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về quản trị tài chính nhà trường.

  

 10

 10

  

 QLMN

 24

Quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục

 1. Những yêu cầu chung về công tác quản trị cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục.

 2. Biện pháp quản trị cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục.

 3. Quản trị cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

  

– Phân tích được những hiểu biết cơ bản về cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục, những vấn đề về thiết bị giáo dục phục vụ cho Chương trình GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức trang bị đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường mầm non hiện nay từ đó đưa ra những yêu cầu liên quan đến cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục khi áp dụng Chương trình GDMN.

 – Lập được bản kế hoạch vận dụng các phương pháp quản trị cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục nhằm huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 25

Kiểm định chất lượng giáo dục trong cơ sở GDMN

 1. Khái niệm kiểm định chất lượng giáo dục.

 2. Đặc điểm, mục đích, yêu cầu của kiểm định chất lượng GDMN trong giai đoạn hiện nay.

 3. Thực tế công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng giáo dục của một số nước trên thế giới.

 4. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.

– Phân tích được cơ sở khoa học về kiểm định chất lượng giáo dục trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức trang bị trong việc đánh giá được thực trạng và chỉ ra được những yêu cầu mới đối với việc kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, từ đó nêu được cách thức quản trị phù hợp với cơ sở GDMN.

 – Lập bản kế hoạch đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về quản trị đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường.

 10

 10

III. Tiêu chuẩn

 3. Xây dựng môi trường nhà trường

  

 QLMN

 26

Quản trị môi trường văn hóa ở cơ sở GDMN

 1. Văn hóa và khái niệm môi trường văn hóa và quản lý môi trường văn hóa trong cơ sở GDMN.

 2. Các nguyên tắc trong việc quản trị xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDMN.

 3. Lập kế hoạch, đề ra các giải pháp quản trị xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDMN. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN.

 4. Kiểm tra đánh giá công tác xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết quản trị môi trường văn hóa trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức đã được trang bị để đề xuất các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.

 – Lập bản kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong xây dựng môi trường văn hóa nhà trường và bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN.

 10

 10

  

 QLMN

 27

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong cơ sở GDMN

 1. Tìm hiểu những nội dung của quy chế dân chủ cơ sở đã ban hành.

 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở GDMN.

 3. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết phải chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong cơ sở GDMN

 – Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong cơ sở GDMN từ đó xây dựng được quy chế dân chủ ở cơ sở GDMN.

 – Lập bản kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 28

Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác trong cơ sở GDMN

 1. Khái quát về tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác trong cơ sở GDMN.

 2. Những yêu cầu về tinh thần đoàn kết, hợp tác trong tập thể sư phạm ở cơ sở GDMN.

 3. Cách thức xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác trong tập thể sư phạm ở cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết phải xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức trang bị để đánh giá được thực trạng xây dựng và thực hiện tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác ở cơ sở GDMN. Từ đó đề xuất được cách thức xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được bản kế hoạch xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác trong tập thể sư phạm ở cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác trong nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 29

Quản trị việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN

 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN.

 + Một số khái niệm cơ bản.

 + Các quy định hiện hành liên quan đến việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN.

 2. Vai trò của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN.

 3. Các thành tố của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN.

 4. Nguyên tắc và quy trình quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN.

 5. Các giải pháp quản trị việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức trang bị chỉ ra những hạn chế trong việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em. Từ đó, đề xuất được các giải pháp quản trị xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được bản kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

 10

 10

  

 QLMN

 30

Quyền trẻ em và phòng, chống bạo hành trẻ trong cơ sở GDMN

 1. Những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em.

 2. Các quyền trẻ em trong công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và trong Luật trẻ em ở Việt Nam.

 3. Quản lý bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN: Cách thức xử lý vi phạm đối với người vi phạm bạo hành trẻ em; cách thức chỉ đạo bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở GDMN; Cách thức giáo dục kỷ luật tích cực.

– Phân tích được sự cần thiết của quyền trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức trang bị để đánh giá được thực trạng xử lý vi phạm bạo hành trẻ em và áp dụng các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch phòng chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về phòng chống bạo hành trẻ em trong nhà trường.

 10

 10

IV. Tiêu chuẩn

 4. Phát triển quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

  

 QLMN

 31

Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và phòng, chống bạo hành trẻ em mầm non.

 1. Những vấn đề lý luận về môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ: Khái niệm môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở GDMN; Vai trò của môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ trong các cơ sở GDMN.

 2. Các lực lượng tại địa phương và vai trò của các lực lượng tại địa phương trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ.

 3. Các biện pháp phối hợp với các lực lượng tại địa phương trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ.

– Phân tích được sự cần thiết phải phối hợp giữa gia đình với cộng đồng, các tổ chức xã hội để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và phòng, chống bạo hành trẻ em.

 – Vận dụng các kiến thức được trang bị để đánh giá những hạn chế hiện nay và từ đó đề xuất các biện pháp phối hợp với các lực lượng tại địa phương trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ tại các cơ sở GDMN.

 – Hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

 10

 10

  

 QLMN

 32

Phát triển mối quan hệ tôn trọng, hợp tác với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương

 1. Phát triển mối quan hệ với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương.

 2.Vai trò của cha mẹ và cộng đồng địa phương trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

 3. Các biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương trong chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Phân tích được vai trò của cha mẹ, cộng đồng địa phương trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non và trẻ có nhu cầu đặc biệt.

 – Vận dụng các kiến thức trang bị để chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển mối quan hệ với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương. Từ đó, đề xuất các biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

 – Xây dựng được kế hoạch phát triển mối quan hệ tôn trọng, hợp tác với cha mẹ trẻ mầm non và cộng đồng địa phương và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN về việc phát triển mối quan hệ tôn trọng, hợp tác với cha mẹ trẻ và cộng đồng địa phương.

 10

 10

  

 QLMN

 33

Huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển cơ sở GDMN

 1. Những vấn để liên quan đến việc huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển nhà trường.

 2. Những giải pháp thực hiện huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển cơ sở GDMN.

 3. Bản kế hoạch về việc huy động các lực lượng tham gia phát triển cơ sở GDMN (dự kiến, các công việc cần thực hiện, các đơn vị phối hợp, kiểm tra đánh giá).

 4. Tổ chức thực hiện công tác huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết huy động các lực lượng xã hội đối với việc phát triển cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức được trang bị để đánh giá được những yếu tố khách quan và chủ quan, những tồn tại, khó khăn trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được một số văn bản, đề xuất biện pháp huy động các lực lượng xã hội phát triển cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

 10

 10

V. Tiêu chuẩn

 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

  

 QLMN

 34

Tổ chức xây dựng môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên trong cơ sở GDMN

 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN.

 2. Cách thức xây dựng môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN.

 3. Những giải pháp nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức đã được trang bị để đánh giá được thực trạng sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng môi trường hiệu quả cho việc thực hành, sử dụng năng lực ngoại ngữ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được bản kế hoạch xây dựng môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ và chia sẻ kinh nghiệm với CBQL cơ sở GDMN về sử dụng ngoại ngữ.

 10

 10

  

 QLMN

 35

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở GDMN

 1. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở GDMN.

 2. Những phần mềm và hệ điều hành cơ bản trong quá trình quản lý cơ sở GDMN.

 3. Lập kế hoạch và tổ chức quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường hiệu quả.

 4. Một số tình huống trong quá trình quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở GDMN và cách giải quyết.

 5. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở cơ sở GDMN.

– Phân tích được vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non; Xử lý và quản lý thuần thục các hệ điều hành, phần mềm cần thiết trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng kiến thức được trang bị đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

 – Xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường hiệu quả và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

 10

 10

  

 QLMN

 36

Sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN

 1. Các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN

 2. Kỹ năng sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục trẻ em.

 3. Các giải pháp sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết của việc sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.

 – Vận dụng các kiến thức đã được trang bị để đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

 – Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN và chia sẻ với CBQL về sử dụng hiệu quả công cụ phương tiện truyền thông trong nhà trường.

 10

 10

 IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở GDMN gồm 03 nội dung chương trình bồi dưỡng đã xác định tại mục III của Chương trình này.

 2. Thời lượng bồi dưỡng:

 a) Mỗi CBQL cơ sở GDMN thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học, bao gồm:

 – Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

 – Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

 – Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học);

 b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng thường xuyên bắt buộc trong năm học của mỗi CBQL cơ sở GDMN (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm);

 c) Căn cứ nội dung chương trình bồi dưỡng 03, CBQL cơ sở GDMN tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm đảm bảo thời lượng theo quy định.

 3. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở GDMN được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.