THÔNG TƯ 26/2017/TT-BYT

 BỘ Y TẾ
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 26/2017/TT-BYT

 Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2017

  

 THÔNG TƯ

 HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

 Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế;

 Bộ trưng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 Chương 1

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

 1. Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụquyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh).

 2. Thông tư này áp dụng đối với các Trung tâm y tế tuyên tỉnh, trừ các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định Y khoa.

 Điều 2. Vị trí pháp lý

 1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

 2. Trung tâm Kim soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chun môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

 Chương II

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

 Điều 3. Chức năng

 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

 Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

 1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh dký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chng.

 2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhim tại cộng đồng.

 3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưng; dinh dưỡng tiết chế, dinh dưng trong phòng chống các bệnh không lây nhim; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.

 4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chncác yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môtrường điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn ung và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.

 5. Thực hiện các hoạt động kim dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kim dịch y tế; sử dụng con dấu tiếng Anh về kiểm dịch tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

 6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức khe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khe sinh sản vị thành niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn theo phạm vi chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chng nhiễm khun và ung thư đường sinh sn; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 7. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, qun lý, kiểm tra, giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tui, sức khe người lao động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khe hộ gia đình theo phân công, phân cấp.

 8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chng ngộ độc thực phm; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phm; tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn ung trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

 9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; điều trị nghiện theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật.

 10. Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.

 11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, qun lý, kiểm tra, giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đng, Nhà nước về công tác y tế.

 12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bo quản, cấp phát và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuc, vc xin, sinh phm y tế, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn; hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.

 13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ng tình trạng khn cấp với dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

 14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền qun lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khe theo quy định của pháp luật.

 15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc nh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế.

 16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

 17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cp và theo quy định của pháp luật.

 18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo quy định của pháp luật.

 Chương III

 CƠ CẤU TỔ CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH

 Điều 5. Lãnh đạo

 1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giám đốc và không quá 03 phó giám đốc.

 2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyn, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tnh.

 Điều 6. Các Phòng chức năng

 1. Phòng Tổ chức – Hành chính.

 2. Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ.

 3. Phòng Tài chính – Kế toán.

 Điều 7. Các Khoa chuyên môn

 1. Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

 2. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.

 3. Khoa Phòng, chng bệnh không lây nhiễm.

 4. Khoa Dinh dưỡng.

 5. Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học – Bệnh nghề nghiệp; ở địa phương có khu công nghiệp và có nhu cầu thì được thành lập khoa Bệnh nghề nghiệp riêng.

 6. Khoa Sức khỏe sinh sản.

 7. Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.

 8. Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng.

 9. Khoa Kim dịch y tế quốc tế (nơi có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới).

 10. Khoa Dược – Vật tư y tế.

 1 1. Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình nh – Thăm dò chức năng.

 12. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa (thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập).

 Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nhu cầu và khả năng của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, chia tách, lng ghép các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này; quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Thông tư này bo đảthực hiện dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật.

 Điều 8. Số lượng người làm việc

 1. Số lưng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Trung tâm và các phòng, khoa theo quy định tại các điều 5, 6 và 7 Thông tư này, nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

 2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm việc theo khi lượng công việc, báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

 Điều 9. Nguồn tài chính

 1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.

 2. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.

 3. Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.

 4. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

 5. Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vn đu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao.

 6. Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

 Chương IV

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 10. Hiệu lực thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2017.

 2. Những địa phương thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo lộ trình thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và không thực hiện các văn bn quy phạm pháp luật sau đây:

 a) Thông tư số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 b) Thông tư số 02/2015/TT-BYT ngày 04/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng chng HIV/AIDS tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 c) Thông tư số 59/2015/TT-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 d) Quyết định số 14/2007/QĐ-BYT ngày 30/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 d) Quyết định số 15/2007/QĐ-BYT ngày 30/01/2007 của Bộ trưng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 e) Quyết định số 38/2006/QĐ-BYT ngày 07/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 g) Quyết định số 37/2006/QĐ-BYT ngày 07/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 h) Quyết định số 02/2006/QĐ-BYT ngày 16/01/2006 ca Bộ trưng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm nội tiết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 i) Quyết định số 911/1999/QĐ-BYT ngày 31/3/1999 của Bộ trưng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Những địa phương đang trong lộ trình thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm chưa sáp nhập tiếp tục thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật tại Khoản 2 Điều này cho đến khi hoàn tất việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

 4. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều này khi tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xong việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

 Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

 Việc thực hiện chính sách đối với chức danh lãnh đạo quản lý, viên chức, người lao động làm việc tại các Trung tâm y tế tuyến tỉnh sau khi sp xếp, kiện toàn theo hướng dẫn tại Thông tư này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

 Điều 12. Trách nhiệm thi hành

 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

 a) Chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện kiện toàn tổ chức theo hướng dẫn tại Thông tư này tại địa phương theo lộ trình, phù hợp với điều kiện thực tế, theo quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam và hoàn thiện mô hình trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

 b) Bảo đảm đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí và nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ theo hướng dẫn tại Thông tư này và nhu cầu thực tin tại địa phương.

 2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

 a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo lộ trình, kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và theo quy định ca pháp luật;

 b) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có) quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kim soát bnh tt tỉnh;

 c) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có) quy định điều chnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có liên quan bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo quy định.

 Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

  


Nơi nhận:
– Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các 
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ủy ban nhân d
ân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Ki
m tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp;
– Các Thứ trư
ng Bộ Y tế;
– S
 Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ Y tế;
– Công báo, Cổng Thông tin điện t
 Chính phủ;
– Cng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCCB (10b), PC.

 BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Thị Kim Tiến

  

 PHỤ LỤC

 HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ CÁC KHOA, PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 1. Phòng Tổ chức – Hành chính

 a) Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Giám đốc Trung tâm) xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Tổ chức bộ máy; quản lý nhân lực; bo vệ chính trị nội bộ; tài sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc của Trung tâm; hành chính, qun trị, văn thư, lưu tr;

 b) Phối hợp các hoạt động hội tho, hội nghị, tập huấn của Trung tâm;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 2. Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ

 a) Đầu mi giúp Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Kế hoạch định kỳ, đột xuất; kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ; chỉ đạo tuyến; công nghệ thông tin; nghiên cứu khoa học; thu thập, phân tích, tổng hợp, lưu trữ và quản lý các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định của ngành; chương trình, dự án; hội nghị, hội thảo chuyên môn;

 b) Phối hợp quản lý thuốc, hóa chất, vật tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; quản lý nhân lực, tài chính, tài sản;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 3. Phòng Tài chính – Kế toán

 a) Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Quản lý tài chính; dự toán, sử dụng ngân sách; cấp phát kinh phí theo dự toán đã được phê duyệt; tổ chức thu phí, giá dịch vụ y tế; chi trả lương, phụ cấp cho người lao động thuộc Trung tâm; quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật;

 b) Phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước; tài sn, thuốc, vật tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; đào tạo, đào tạo liên tục, hội thảo, hội ngh;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 4. Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người bệnh mới nổi; theo dõi din biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện về y tế công cộng; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu t nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập hun nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 5. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực HIV/AIDS;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 6. Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kim tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghn mạn tính, hen phế qun, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, tầm soát, sàng lọc, qun lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập hun nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực bệnh không lây nhiễm;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 7. Khoa Dinh dưỡng

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chng ri loạn dinh dưng, rối loạn vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng bà mẹ, dinh dưỡng trẻ em, dinh dưng cộng đồng và các hoạt động nâng cao tm vóc và thể trạng con người Việt Nam;

 b) Phi hp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và qun lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập hun nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực dinh dưng;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 8. Khoa Sức khỏe Môi trường – Y tế trường học – Bệnh nghề nghiệp

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chng các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp, chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; môi trường điều kiện vệ sinh trường học, bệnh tật học đường, sức khỏe trường học; phòng chống thiên tai thm họa, tai nạn thương tích;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh; điều trị dự phòng và qun lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn ung trong việc bđảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực chun môn phụ trách;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 Ở những địa phương có Khoa Bệnh nghề nghiệp riêng, các nhiệm vụ về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động thuộc Khoa Bệnh nghề nghiệp thực hiện.

 9. Khoa Bệnh nghề nghiệp (ở những địa phương có khoa Bệnh nghề nghiệp riêng)

 a) Đầu mi xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động;

 b) Phi hp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập hun nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 10. Khoa Sức khỏe sinh sản

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động về sức khe sinh sn, chăm sóc sức khe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ, sức khe tr sơ sinh và trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, sức khỏe sinh sản nam giới; sức người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn; phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sn, dự phòng, điều trị vô sinh; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực sức khỏe sinh sn;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 11. Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và truyền thông nâng cao sức khỏe nhân dân; các hoạt động cung cấp thông tin, xây dựng các tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị, xã hội tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế;

 b) Phối hợp giám sát tác nhân gây bệnh, yếu t nguy cơ; điều trị dự phòng và qun lý sức khe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm giao.

 12. Khoa Ký sinh trùng và Côn trùng

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động về phòng, chống ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh; hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và qun lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực ký sinh trùng và côn trùng;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 13. Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo hoạt động: Kiểm dịch y tế, thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực kim dịch y tế;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 14. Khoa Dược – Vật tư y tế

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động về cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ cho hoạt động chuyên môn;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập hun nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực dược, vật tư y tế;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 15. Khoa Xét nghiệm – Chn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng

 a) Đu mi xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động về kim nghiệm an toàn thực phẩm, các xénghiệm, chđoán hình ảnh, thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và các biện pháp bảo đm an toàn sinh học theo quy định;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; nghiên cu và tham gia nghiên cu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, các xét nghiệm, chđoán hình ảnh, thăm dò chức năng;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

 16. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa

 a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư vn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; điều trị nghiện theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyn tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; thực hiện khám sức khỏe định kỳ, chứng nhận sức khỏe theo quy định; qun lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hộ gia đình;

 b) Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực chuyên môn phụ trách;

 c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao./.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 26/2017 26 byt