Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

 Thương hiệu là gì

 Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng.[1][2] Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế (như trường hợp chai Coca-Cola, phần lưới chắn các khe hút gió ở mũi xe ô tô BMW hay Mercedes), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),… được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp, thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp…

 

 Thương hiệu, cùng với tên thương mại (trade name), nhãn hiệu (brandname), chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ.

 

 Việc thực hiện xây dựng thương hiệu được cho là bắt đầu với người Ai Cập cổ đại, những người được biết là đã tham gia vào công việc xây dựng thương hiệu chăn nuôi sớm nhất, vào khoảng 2.700 năm trước công nguyên.[3] Những người làm công việc chăn nuôi phải tiến hành xây dựng thương hiệu để phân biệt gia súc của họ với người khác bằng cách dùng sắt nung nóng in một biểu tượng đặc biệt vào da gia súc của mình. Nếu một người lấy trộm gia súc của người khác, bất kỳ ai khác nhìn thấy biểu tượng đều có thể suy ra chủ sở hữu thực sự. Hiện nay, thuật ngữ này đã được mở rộng có nghĩa là một đặc tính chiến lược của một sản phẩm hoặc một công ty, do đó, thương hiệu mang lại các giá trị, lợi ích và lời hứa mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được để từ đó quyết định mua hàng.

 

 Xây dựng thương hiệu (Branding) là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác

 Thương hiệu tiếng anh là gì

 Trademark

 Kiểm tra đăng ký thương hiệu

 1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

 – Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;

 – Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);

 – Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

 – Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;

 – Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;

 – Xác định các công nghệ thay thế;

 – Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;

 – Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;

 – Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;

 – Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;

 – Tìm kiếm thị trường thích hợp;

 – Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;

 2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

 – Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

 – Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

 – Bảng tra theo từ khóa;

 – Các đĩa quang dùng để tra cứu;

 – Công báo SHCN;

 – Sổ Đăng bạ quốc gia;

 3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

 3.1 http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

 Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

 3.2 http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp

 Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.

  

 Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

 – Mẫu logo/nhãn hiệu độc quyền: Đăng ký logo hình ảnh, đăng ký logo chữ;

 – Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu độc quyền (theo mẫu);

 – Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ

 – Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice;

 – Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo thương hiệu độc quyền yêu cầu bảo hộ là – logo độc quyền tập thể;

 – Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);

 – Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

 – Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu logo thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó;

 – Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…

 Đăng ký thương hiệu ở đâu

 Cục sở hữu trí tuệ

 Thời gian đăng ký nhãn hiệu

 – Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01- 02 tháng

 – Thời gian công bố đơn: 02 – 03 tháng

 – Thời gian thẩm định nội dung: 08 -12 tháng

 – Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.

 Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

 Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ bao gồm (i) phí tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký là 1.000.000 VND (ii) phí nộp đơn đăng ký thương hiệu là 2.300.000 VND (iii) phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền là 350.000 VND, chi phí đăng ký thương hiệu này chỉ áp dụng cho 01 nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm.

  

  

  

 tag: khái niệm dđăng trình shopee vệ cá