Tìm hiểu cơ bản về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là gì

 Hệ thống miễn dịch tiếng anh là gì? Thuật ngữ “Immune System” trong tiếng anh có nghĩa là “hệ miễn dịch” – một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

 Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

  • Amidan cổ họng
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Da
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

 Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bạch cầu miễn dịch

 – Có 5 loại bạch cầu:

 

 + Bạch cầu limpho

 + Bạch mono

 + Bạch cầu trung tính

 + Bạch cầu ưa axit

 + Bạch cầu ưa kiềm

 – Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono

 

 – Khi các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ  của bạch cầu limpho B (tế bào B)

 

 + Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

 + Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

  Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó

 

 – Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T (tế bào T). Các tế bào T nhận diện, tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó

 

 * Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

 – Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

 – Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

 – Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm

Tăng cường hệ miễn dịch

 1. Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng

 Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng

 Tác hại của thiếu ngủ và căng thẳng tột độ làm gia tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, kiềm hãm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong thời gian dài.

 2. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc

 Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc

 Thói quen hút thuốc tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và gia tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi với cả người hút và người hít khói thuốc. Ngoài ra, khói thuốc lá còn gây viêm tai giữa đối với trẻ.

 3. Hạn chế uống nhiều rượu bia

 Cách tăng cường hệ miễn dịch: Hạn chế uống nhiều rượu bia

 Uống quá nhiều bia rượu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hạn chế uống các chất có cồn để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

 4. Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu

 Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu

 Ăn nhiều rau củ quả cùng các loại hạt, các loại đậu sẽ giúp bạn được cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng nhu cầu của hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu tiến hành trên những người lớn tuổi, ăn nhiều rau củ và trái cây giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với vắc xin Pneumovax, loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại viêm phổi Streptococcus.

 5. Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

 Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các loại thực phẩm bổ sung giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng dạ dày. Các sản phẩm sữa lên men cũng giúp giảm viêm đường hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ.

 6. Tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng

 Cách tăng cường hệ miễn dịch: Tiếp xúc với ánh nắng

 Ánh nắng mặt trời tác động đến quá trình sản sinh vitamin D của da. Vào mùa hè, bạn nên phơi nắng khoảng 10–15 phút. Ở một vài nơi, lượng ánh nắng không đủ để cung cấp vitamin D cho cơ thể và đôi khi họ cũng thiếu nguồn cung cấp vitamin D. Điều này khiến cơ thể thiếu vitamin D cần thiết và sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

 Một nghiên cứu vào năm 2010 tiến hành ở trẻ nhỏ cho thấy hấp thụ đủ 1.200 IU một ngày cung cấp vitamin D làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Mặt khác, một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy người mắc bệnh ung thư kết trực tràng nỗ lực hấp thu 1.000 IU một ngày đã thất bại trong việc bảo vệ cơ thể chống lại viêm nhiễm đường hô hấp trên.

 7. Sử dụng tỏi trong thực đơn hàng ngày

 Sử dụng tỏi trong thực đơn hàng ngày

 Tỏi là trung tâm kháng sinh phổ rộng và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Vì sức nóng của tỏi giúp hủy hoạt chất hiệu quả, do đó hãy bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày bạn nhé.

 8. Ăn nấm thảo dược

 Cách tăng cường hệ miễn dịch: Ăn nấm

 Bạn nên ăn nấm thảo dược như nấm đông cô hay nấm maitake của Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nấm đông cô giúp gia tăng khả năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thu vú đối với phụ nữ.

 9. Dùng thảo dược hỗ trợ miễn dịch

 Dùng thảo dược hỗ trợ miễn dịch

 Nhân sâm là loại dược phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch rất hiệu quả. Do đó, hãy thử dùng các loại thảo dược hỗ trợ miễn dịch như nhân sâm eleuthero, nhân sâm châu Á, nhân sâm Mỹ hay hoàng kỳ khi bạn bị viêm nhiễm.

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

 Tìm hiểu sự khác nhau giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu qua những điểm dưới đây:

 Tính đặc hiệu

 Tính đặc hiệu là sự khác biệt lớn nhất khi so sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

  • Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thông miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

 Thuộc về

  • Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thuộc về miễn dịch thích ứng.
  • Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thuộc về miễn dịch bẩm sinh.

 Thành phần

  • Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

 Tế bào

  • Miễn dịch đặc hiệu: Tế bào lympho và tế bào trình diện kháng nguyên có liên quan đến việc tạo ra một phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
  • Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: Các tế bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên  Nk, bạch cầu đơn nhân, tế nào mast, tế bào đuôi gai có liên quan đến việc tạo ra phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

 Tính ghi nhớ

  • Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

 Tính hiệu quả

  • Miễn dịch đặc hiệu: Đắp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu qua hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

 Thời gian đáp ứng

  • Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

 Ứng dụng y học

 Vì miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh của cơ thể còn miễn dịch đặc hiệu là cách cơ thể ứng phó khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào, đặc hiệu riêng với từng tác nhân gây bệnh và nó còn có khả năng ghi nhớ cách thức hoạt động để lần tới nếu gặp tác nhân đó nó sẽ biết cách chống lại một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

 Do đó, người ta đã ứng dụng miễn dịch đặc hiệu để tạo nên bước tiến vacxin (Vacxin thực chất là các vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết hoặc làm suy yếu, hoặc là các chất độc của các vi sinh vật đó) trong phòng ngừa một số mầm bệnh.

 Ngoài ra,miễn dịch còn được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh, đặc biệt là căn bệnh ung thư.

 Các biện pháp điều trị ung thư truyền thống đang được sử dụng như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đều đem đến nhiều tác dụng phụ người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và thời gian sống của bệnh nhân.

 Nhưng liệu pháp miễn dịch, một hướng mới trong điều trị ung thư , lấy chính hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tạo nên hy vọng về một phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả cao.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: xét nghiệm xuất tiểu nhiên ức trắc hội chứng máy rối loạn dung nạp liệu globulin bài 14 pdf huỳnh quang pediakid kém chủ khám dị lâm sàng thú cộng đồng access giáo elisa ý chốt hen việt nam huế hồn luật rút phải (hiv/aids) elecsys sách giảng vacunace thế tài cấu viện điện bé abbott thanh fincare plus f113 lớp hbsag ca 19-9 violet gốc soạn tại sao hiv nâng sắc ký hà nội phục hồi test nêu nói hòa khái niệm cobas e411 kỹ tập sơ đồ chức hoá hcv ab dấu ấn e601 thụy điển corticoid ví dụ