Tìm hiểu về đầu tư công

 Tìm hiểu về đầu tư công

 Đầu tư công là gì ? 0364481813

 Khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2014: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.”

 Vốn đầu tư công là gì

 Khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công 2019 quy định, vốn đầu tư công là vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luât.

 Đầu tư công trung hạn là gì

 Giải ngân vốn đầu tư công là gì

 – Thứ nhất, vốn nhà nước được Khoản 44 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 định nghĩa như sau:

 “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.”

 – Thứ hai, ngân sách nhà nước được Điều 1 và Điều 4 Luật ngân sách 2002 định nghĩa như sau :

 “Điều 1. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

 “Điều 4: Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân”

 – Thứ ba, vốn nhà nước ngoài ngân sách được giải thích tại Điều 2 khoản 14 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:

 “Vốn nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước.”
– Thứ tư, vốn đầu tư công được quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2014 gồm:

 “vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.”

 Như vậy:

 – Vốn ngân sách nhà nước là số vốn được quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 Luật ngân sách nhà nước

 – Vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nước là bao gồm các loại vốn được quy đinh tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.) trừ vốn ngân sách nhà nước

 Vai trò của đầu tư công

 Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng đó.

 Ở nhiều quốc gia, một số hoạt động sản xuất là do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Tại các nước phát triển, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại có xu hướng được giới hạn trong một số ngành và tỷ trọng các hoạt động do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đã giảm đi đáng kể trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên ở các nước xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đóng vai trò quan trọng mặc dù tại một số nước, tỷ trọng sản lượng của các doanh nghiệp nhà nước đang giảm đi. Tuy nhiên, tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước tại các nước xã hội chủ nghĩa được phản ánh trong các định nghĩa về các chỉ tiêu, theo đó đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thường được tính vào đầu tư công.

 Tại Việt Nam, Luật Đầu tư công được ban hành vào năm 2014, trong đó có định nghĩa đầu tư công không bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư và đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung. Trong giai đoạn 1995-2013, đầu tư công chiếm 40% tổng đầu tư, cao gấp đôi tỷ trọng FDI và đầu tư tư nhân. Sau khi giảm nhẹ trong năm 2010, năm 2011 tỷ trọng đầu tư công đã phục hồi đạt mức cao của năm 2009 (40,4% tổng vốn đầu tư). Tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm 2013 cũng tương quan mạnh mẽ với mức tăng trưởng đầu tư 7,3% của năm đó. Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng này, cơ cấu đầu tư công vẫn được coi là có vấn đề ở chỗ là nó quá tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân và ít thu hút được các loại hình đầu tư khác.

 Do đó, việc đánh giá vai trò của đầu tư công tại Việt Nam là cần thiết.

 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay

 Ở Việt Nam đầu tư công chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng mức đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, định hướng mục tiêu của loại đầu tư này thường là chủ đề gây tranh cãi. Từ năm 1995 đến nay, đầu tư công có một số đặc điểm nổi bật như sau:

 Việt Nam được coi là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất trên thế giới và đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, cao hơn hẳn FDI và đầu tư tư nhân. Thật vậy, từ năm 1995 đến nay, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư luôn luôn ở mức trên 39%. Do đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tổng mức đầu tư. Tuy vậy, từ mức đỉnh điểm 59,8% năm 2001, tỷ trọng đầu tư công đã đi theo xu hướng giảm dần cho đến năm 2008 và đứng ở mức 39,9% trong năm 2014. Xu hướng sụt giảm này bắt đầu từ năm 2001 là do sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư ngoài nhà nước. Hơn nữa, chính phủ có chủ trương giảm tỷ trọng đầu tư công nhằm khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn vốn trong nền kinh tế. Năm 2014, tỷ trọng đầu tư tư nhân đã gần như đạt mức tương đương với đầu tư công.

 Tỷ trọng đầu tư công giảm xuống một phần là do tốc độ tăng trưởng đầu tư công chậm lại. Có thể thấy trong hình là tốc độ tăng trưởng dầu tư công đạt mức đỉnh 22,6% vào năm 2009, với tổng vốn đầu tư tăng 9,6% trong năm đó, trước khi tăng chậm lại trong năm sau và ở mức khoảng 8,2% năm 2014, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng đầu tư. Hơn nữa trong giai đoạn nghiên cứu, đầu tư công tăng chậm hơn trong khi tổng đầu tư tăng trưởng nhanh hơn. Điều đáng chú ý là sự biến động cao của FDI trong giai đoạn này.

 Đầu tư công phần lớn được tài trợ thông qua ngân sách nhà nước (từ thu ngân sách thường xuyên), chiếm hơn 40% trên tổng vốn đầu tư công. Đáng chú ý là đầu tư công đã tăng lên trong giai đoạn đến 2006-2010, đạt mức đỉnh 55,8%, và giảm xuống còn 47,9% trong giai đoạn 2011-2014. Đến năm 2014, đầu tư công được tài trợ bằng vốn vay xấp xỉ nguồn vốn tài trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Xu hướng này là do sự nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của đầu tư công vào ngân sách nhà nước của Chính phủ và cũng làm giảm áp lực về chi tiêu Chính phủ nhưng lại dẫn đến hệ quả là tích lũy nợ theo thời gian.

 Đầu tư công có thể được chia thành ba nhóm hoạt động chính, cụ thể là các hoạt động kinh tế, xã hội và hành chính. Các hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh tế như các hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, các dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Các hoạt động xã hội bao gồm các hoạt động liên quan đến con người như các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, sức khỏe con người và công tác xã hội, nghệ thuật và giải trí. Các hoạt động hành chính là các hoạt động của Chính phủ như quản trị công, quốc phòng, an ninh bắt buộc. Trong gần hai thập kỷ, các hoạt động kinh tế chiếm khoảng 80% tổng đầu tư công, gấp tám lần so với các hoạt động xã hội (xem Bảng 1). Hơn nữa, tỷ trọng của các hoạt động xã hội đã giảm từ 16,4% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 12,2% trong thời kỳ 2011-2013. Xu hướng đi xuống này cho thấy chính sách chi tiêu của Chính phủ đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh tế, trong khi đó lại giới hạn chi tiêu cho các hoạt động xã hội.

 Ngoài ra, cũng có những khác biệt lớn trong phân bổ đầu tư công theo ngành (xem Bảng 2). Ngành có tỷ trọng đầu tư công cao nhất là vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, trong khi ngành có tỷ trọng đầu tư công thấp nhất là ngành hoạt động dịch vụ hỗ trợ và hành chính. Trong khi tỷ trọng đầu tư công được duy trì tương đối ổn định trong ngành điện, khí, nước, giao thông vận tải, kho bãi và thông tin truyền thông và các lĩnh vực nghệ thuật và vui chơi giải trí thì tỷ trọng cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khai thác khoảng sản và khai thác đá, chế tác, y tế và công tác xã hội lại giảm đáng kể. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động khủng hoảng tài chính trên thế giới và là ngành đảm bảo an ninh lương thực quan trọng đối với một nước đông dân như Việt Nam nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Những ngành khác mang tính xã hội và dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục cũng chiếm tỷ trọng đầu tư khá khiêm tốn và gần như không thay đổi trong suốt thời gian qua.

 Bảng 2: Cơ cấu đầu tư công phân theo ngành cấp 1 theo thời gian (%)

 Ngành

 2000-2005

 2006-2010

 2011-2013

 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

 9,2

 6,5

 5,7

 2. Khai khoáng và khai thác đá

 7,1

 7,5

 5,6

 3. Chế tác

 14,1

 10,1

 11,2

 4. Cấp điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải và các hoạt động khắc phục hậu quả

 17,1

 17,3

 16,8

 5. Xây dựng

 4,4

 5,0

 6,2

 Ngành

 2000-2005

 2006-2010

 2011-2013

 6. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ và xe máy

 2,4

 2,1

 2,9

 7. Các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống

 0,9

 0,8

 1,5

 8. Giao thông vận tải, kho bãi; thông tin và truyền thông

 22,2

 23,0

 21,5

 9. Các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

 0,6

 1,1

 1,9

 10. Các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật

 1,1

 1,6

 2,1

 11. Các hoạt động bất động sản

 0,9

 2,0

 2,9

 12. Hoạt động dịch vụ hành chính và hỗ trợ

 0,4

 0,7

 1,5

 13. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoàn thể, hành chính công, quốc phòng, an ninh bắt buộc

 4,0

 7,2

 5,6

 14. Giáo dục và đào tạo

 2,6

 3,1

 5,0

 15. Sức khỏe con người và các hoạt động công tác xã hội

 5,0

 4,6

 3,1

 16. Nghệ thuật, vui chơi giải trí

 2,3

 2,8

 2,1

 17. Các hoạt động khác

 5,7

 4,6

 4,4

 Tổng

 100

 100

 100

 Nguồn: Tổng cục Thống kê

 Hầu hết đầu tư công được phân bổ cho ngành điện, vận tải và kho bãi, thông tin và truyền thông mà có thể huy động được đầu tư từ các nguồn khác (xem Bảng 4). Điều này sẽ hạn chế khả năng đầu tư từ xã hội và khiến các ngành này không có năng lực cạnh tranh, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nhà nước. Tỷ trọng đầu tư công cho các ngành này là khá cao, ví dụ, đầu tư công chiếm 67% tổng vốn đầu tư cấp điện, 60% tổng đầu tư trong ngành giao thông vận tải.

 Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư theo ngành qua các năm (%)

 Ngành

 2000-2005

 2006-2010

 2011-2013

 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

 53,1

 38,8

 39,8

 2. Khai khoáng và khai thác đá

 77,0

 37,7

 32,2

 Ngành

 2000-2005

 2006-2010

 2011-2013

 3. Chế tác

 35,9

 21,2

 20,0

 4. Cấp điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải và các hoạt động khắc phục hậu quả

 84,2

 58,9

 67,3

 5. Xây dựng

 56,3

 49,2

 51,5

 6. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ và xe máy

 27,4

 18,1

 18,6

 7. Các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống

 24,1

 14,3

 23,6

 8. Giao thông vận tải, kho bãi; thông tin và truyền thông

 79,4

 57,6

 59,1

 9. Các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

 43,9

 30,5

 32,3

 10. Các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật

 75,7

 66,1

 59,2

 11. Các hoạt động bất động sản

 32,6

 21,1

 20,6

 12. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức đoàn thể, hành chính công, quốc phòng, an ninh bắt buộc

 82,7

 92,7

 100,0

 13. Giáo dục và đào tạo

 81,3

 83,5

 72,0

 14. Sức khỏe con người và các hoạt động công tác xã hội

 81,4

 60,7

 64,8

 15. Nghệ thuật, vui chơi giải trí

 81,1

 78,9

 54,0

 16. Các hoạt động khác

 22,3

 16,5

 13,3

 Nguồn: Tổng cục Thống kê

 Như vậy, có thể thấy rằng kể từ năm 1995, chính sách đầu tư công ở Việt Nam đã thay đổi một cách đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2000, phạm vi đầu tư công được mở rộng và mức độ đầu tư tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra nhiều chính sách liên quan đã được ban hành và triển khai thực hiện. Các chính sách đó bảo gồm Luật Đầu tư nước ngoài (ban hành và sửa đổi vào năm 1996-2000) và Luật Doanh nghiệp năm 1999, thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1994. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của nhà đầu tư nhà nước đạt 19,4% và tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao nhất (trung bình ở mức 7% mỗi năm). Hiệu quả đầu tư cao nhất trong thời kỳ từ năm 1996 đến năm 1998.

 Trong giai đoạn 2001-2005, chính sách “mở rộng” đầu tư vẫn tiếp tục và khung pháp lý cho đầu tư tiếp tục được cải thiện. Có một số luật mới được ban hành như Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003); Luật Công ty và Luật Đầu tư (2005). Tuy nhiên, đầu tư nhà nước trong giai đoạn này tăng trưởng chậm lại trong khi tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao, khoảng 6,9% mỗi năm. Trong giai đoạn này, hiệu quả đầu tư công bắt đầu giảm.

 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng như lạm phát cao, chính sách đầu tư công có đặc trưng là thắt chặt và có định hướng. Không có luật mới được ban hành trong giai đoạn này. Hiệu quả đầu tư tiếp tục giảm nhanh và giai đoạn này chứng kiến tính hiệu quả kém nhất.

 Từ năm 2011 đến nay, chính sách đầu tư công thực hiện theo chủ trương mở rộng và tăng cường quản lý. Nhiều luật và các văn đã được ban hành và sửa đổi như Luật Doanh nghiệp (2013) và Luật Đầu tư công (2014). Từ năm 2011 Việt Nam đã nỗ lực để tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm đầu tư công. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý ngân sách chính phủ là một trong những mốc quan trọng trong tái cơ cấu đầu tư công. Tuy nhiên, đầu tư của khu vực Nhà nước không thể có hiệu quả kinh tế thuần túy cao như đầu tư của khu vực tư nhân, bởi vì trong nhiều trường hợp mục đích của đầu tư công không phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ngay cả phần lớn doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tuy có mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh có lãi, nhưng vẫn còn phải thực hiện một số mục tiêu “phi lợi nhuận” như tạo điều kiện phát triển cho các vùng nghèo, có điều kiện khó khăn, sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, các sản phẩm và dịch vụ ít lãi… Nhưng không phải vì vậy mà có thể biện minh cho việc đầu tư kém hiệu quả kéo dài của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng.

 Bên cạnh đó, Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DNNN được coi là “tự chủ” của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Các Bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNN. Quá trình cổ phần hóa cũng tiến triển chậm, nên sự giám sát các DNNN cũng chưa chặt chẽ. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính, độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ, sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư.

 Một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII đề cập tới là vấn đề táo cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng. Trong đó, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vấn đề tái cấu trúc đầu tư công luôn gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư là việc làm cần thiết không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát mà vấn đề quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.

 Để tận dụng hiệu quả lan tỏa của đầu tư công đối với việc nuôi dưỡng kích thích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói chung, cần tiến hành cải cách DNNN một cách triệt để nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh tự do bình đẳng thực chất. Cải cách không chỉ vì sức ép hội nhập mà phải thay đổi vì sự phát triển của quốc gia.

 Quy trình đầu tư công

 Quy trình đầu tư công được quy định trong các văn bản sau:

 Căn cứ pháp lý: – Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; – Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; – Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

 Các dự án đầu tư công ở việt nam

# Tên dự án Lĩnh vực Loại dự án Tình trạng dự án
1 Ứng dụng công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao để phát triển bộ giải pháp an toàn an ninh mạng LAN cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Chương trình phát triển sản phẩm công nghệ cao Hoàn thành
2 Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông (đường vào) Trung tâm sản xuất giống Tràng Bảng thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu Khoa học công nghệ Dự án nhóm A Đang triển khai
3 Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông (đường vào) Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Mỏ và Luyện kim Tam Hiệp thuộc Viện Khoa học và Công nghệ mỏ luyện kim Khoa học công nghệ Dự án nhóm A Đang triển khai
4 Dự án hỗ trợ đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn liền với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Tổng công ty Giấy Việt Nam Khoa học công nghệ Dự án nhóm A Đang triển khai
5 Dự án đầu tư trung tâm xúc tiến thương mại Quốc tế Hà Nội của Cục xúc tiến thương mại Quản lý nhà nước Dự án nhóm A Đang triển khai
6 Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện điều dưỡng – Phục hồi chức năng II của Bộ Công Thương tại Đồng Nai – Giai đoạn II Ngành Y tế Dự án nhóm A Đang triển khai
7 Đầu tư xây dựng giai đoạn III Trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định Giáo dục Đào tạo Dự án nhóm A Đang triển khai
8 Đầu tư xây dựng giảng đường thí nghiệm 7 tầng H1 của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế Giáo dục Đào tạo Dự án nhóm A Đang triển khai
9 Đầu tư xây dựng cơ sở III Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Giáo dục Đào tạo Dự án nhóm A Đang triển khai
10 Dự án xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Quản lý nhà nước Dự án cấp I Đang triển khai
11 Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý nước thải Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức Khoa học công nghệ Dự án nhóm B Đang chuyển giao
12 Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phục vụ nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm tại Thái Nguyên của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim Chương trình cấp nước sạch Dự án nhóm B Đã kết thúc
13 Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông (đường vào) cơ sở 2 của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế Khoa học công nghệ Dự án nhóm B Đang chuyển giao
14 Dự án đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất giống dừa giai đoạn 2012-2015 của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu Khoa học công nghệ Dự án nhóm B Đã kết thúc
15 DA xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại – Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Kho tàng, Thương mại, Du lịch Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai
16 DA đầu tư xây dựng trạm xử lý và cung cấp nước sạch cơ sở II Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Chương trình cấp nước sạch Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai
17 DA Đầu tư xây dựng hệ thống khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch cơ sở Thanh Hoá của Trường Đại học Công nghiệp TP HCM Chương trình cấp nước sạch Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai
18 Dự án đầu tư XD cải tạo nâng cấp Bệnh viện Điều dưỡng -Phục hồi chức năng Sầm Sơn Thanh Hoá thuộc Trung tâm Y tế Môi trường lao động CN Ngành Y tế Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai
19 DA xây dựng nhà giảng đường , hội trường và hạ tầng ngoài nhà Trường Đào tạo nghề Thương mại và Công nghiệp Giáo dục Đào tạo Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai
20 DA xây dựng Nhà học lý thuyết 5 tầng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại Giáo dục Đào tạo Dự án nhóm B Bắt đầu triển khai

  

  

 tag: hồng k&g đức quân ốc hưng thịnh invest 136 suất mh idj quang chiều sâu bắc nguyễn tấn sài gòn vrg tân tnhh thảo điền hiệp cp mtv gfdi quark thủ đô xuân mai khương kelsey viễn tuấn tú dương thuận unic tng holdings texo long giang đèo xnk tây cảng đình vũ ilika & bđs img viên ngọc bizman nhật nắng vinadco emime bố lắp miền kiên vạn cic hudland sông đà 577 smc sunny ldg gic vsd ttp chí á hải hùng thắng khẩu thăng gold garden dreamland robot korea vina dùng khang tona p&t kcon sao mỹ anh ngôi đỏ lành negen bước development the world times square suntech sconnect aaa hum tco exp sds sakan pbs acg niềm immica aic hacom canary kd apax everland vrc mê kông ốc quang nhật tnhh viên fortuna rủi ro danh xanh sky group hk hoa hồng cititel hc hải đăng pacific hưng phước sông khẩu sen vàng robo cr hoàn thịnh quân thạch ngọc bích file excel cương 2020 thủ mh vintech đô sfc d&t a&t shc a&b md cp t&l box wd soft asia vn long idico amax hiệp châu măng vnk tân lư lịch cúc tonkin viglacera capital house nguyễn constrexim đức thuận idi tây bắc viễn idc vcn 379 nova hd khang nào klf windland tnb winpro hnb 3v yên thảo điền livabin phối phố vtc1 cis kang âm triệu organica cát prolife phong cáo song linh thiêm unik mỹ dhc dương star beach đà tinh pitc sic iap home city dùng lắp xnk nhuệ giang bưu sinh bố thủ danh tuyển tiếng anh hp aia cp tng holdings tnr đô tnhh a&a carbon acvisa gems iland zila sống duyên hải modern fare ce att k&g ppc thịnh lắp miền bắc t&m hcm ecom hàn sao zen window regis bay royal ap sen group & ecc incomex dương gfdi hoàng hương tst tiên lighthouse mita eureka bđs land angel lina lịch thiên garnet vilaw tuệ châu vàng mtv ceks nguyễn omega dinh promana qcl vinacomin oncredit bds lavenue tân thuận long bt ksh sông đà ốc khang cổng chuẩn bị xanh bến trang hưng mơ ước hd visaco hva gas vbg 319 me kong 665 golden hill hvc tây hồ cotec healthcare fcc biên organica hùng alv lộc g20 đèo ndh đỗ u&i gex khôi ctm everest sài gòn thượng hicon dic cmc scic vạn á tường riland mê kông quang mai linh bửu klf idj donal tnhh dương khang tân đô hưng thuận vietlinks mai anh khẩu cp xanh cậy mỹ bị thịnh intracom lô vân long cdc ốc thăng lê saint honore lắp băng thủ invest tuyển dược hồng bàng xuân viettel idv nắng icc sii solex lịch ngọc tuấn tú thùy khánh huyền vạn group nhánh hoàn sĩ hicon cửu lefami vifotex tac giang interland uy tradeco citigym vietin hoa viên & á phong hkc bắc đức 123 linh tng bài chỉnh hoàng 136 suất thiên ân ngô hạch sài gòn vrg đà nẵng mh htl token đệ sds miền sunway jiayuan aurora fastech mtv route inn wollyong sunrise acg deli sống tkd asia ttb g9 vượng sfc vàng crown uk glp k&g cid kl tht hasu financial org hpc b&a bigsun apex mềm worldquant pride ubc invesco fasco ea ace10 amy tiệp bắc cp hưng tnhh khẩu lịch tuyển vhc jinzai network bankca xanh ecc dương hoàng thịnh s86 icc ja & partners idico ái ttc amax đình thiệu bùi angel lina bsa bđs phong pegasus vạn kingland sông texo hag hjct 3s 668 uni song ngọc starlaw na sa thiên niên tấn sài gòn đăng ký htc đà nẵng millennium phi long xuân đức vân viên hảo mtv tường tingroup anh em lắp 386 imico tân thuận sunny world cotec dojiland alpha vig đô vàng quý thủ petec vinamotor ttp investco ốc bến the garden hth vigeba luckysky vinh ilika lộc vidi gold dana home land hoàn châu lachiva incons decor rosaka nt winpro hùng thắng nhật á celina dream thao walterson bosscom điền d2 fidelity vela khang tatuco hc phối dtj cúc hvc homeland ginex tứ mễ healthy mtđ hacom tây hồng satori tuyen trà sth group tnhh immigration thảo điền tuyển greencap tây ulytan ốc hana land lịch hùng vương cp & bđs hưng sông hồng luckysky viễn winpro thịnh thắng xnk xanh hải hnb bắc anh khang khẩu cát tường hiếu đức yên thủ đô thúy hiên tns property techcons hk đăng quân dương nhật tsus tuấn tú kido dollar devico vneco pacific idj new world vũ giang 419 ubnd nào suất 2018 âu pvr đèo thao ccic hiệp tân hoàng triều ái intracom 676 ngọc