Tìm hiểu về sự hình thành phát triển của báo công an nhân dân

 Báo Công an nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam. Ngoài những tin thông thường như phóng sự xã hội, tin tức quốc tế, báo Công an nhân dân, báo cũng hướng đến các thông tin trong cuộc sống hàng ngày thậm chí là những đề tài giật gân.

 Báo Công an nhân dân là cơ quan cấp Cục thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND của Bộ Công an (với số hiệu là X21). Tiền thân của Báo Công an nhân dân là Báo Công an Mới. Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương Lê Giản là người khai sinh ra tờ báo Công an Mới. Số đầu tiên của Công an Mới ra ngày 1/11/1946 dày 20 trang, khổ lớn 21 x 30 cm, bìa in màu. Lê Giản đã đi mời một số nhà văn, nhà báo có tên tuổi về chuyên viết cho báo Công an Mới như, nhà văn Phạm Cao Củng (một nhà văn chuyên viết truyện trinh thám của báo Tiểu thuyết thứ bảy, nhà văn Hoàng Công Khanh, các nhà báo: Tân Lang, Kỳ Phát, Đại Thanh, Lê Chi… Báo lần lượt có tên: Công an Mới, Bạn Dân, Nội san Rèn luyện, Tập san Công an nhân dân và từ năm 1965 đến nay là Báo Công an nhân dân.

 Năm 1988, Báo Công an nhân dân đã chuyển từ bao cấp (cấp phát trong nội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, phát hành công khai rộng rãi.

 Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công an sáp nhập vào Báo Công an nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp chí Công an nhân dân – cơ quan lý luận của Bộ Công an).

Sự phát triển của Báo Công an nhân dân và các chuyên đề

 Cũng vào ngày này, Bộ Công an có Quyết định số 903-QĐ/BCA (X13), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Báo CAND.

 Theo Quyết định, Báo CAND có Ban Biên tập, 9 ban (đơn vị cấp phòng), gồm: Ban Trị sự; Ban Thư ký tòa soạn; Ban Thời sự – Chính trị – Nghiệp vụ; Ban Kinh tế – Văn hóa – Xã hội; Ban Pháp luật – Bạn đọc; Ban Chuyên đề ANTG; Ban Chuyên đề Văn nghệ Công an; Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng; Cơ quan Đại diện tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Báo còn có Văn phòng thường trú tại một số tỉnh, thành trực thuộc Ban Biên tập.

 Ban Biên tập Báo CAND gồm Tổng Biên tập Nguyễn Hữu Ước và các Phó Tổng biên tập: Đặng Đình Thành, Phạm Văn Miên, Lưu Huy Vinh (Lưu Vinh), Đặng Vương Hưng.

 Đồng chí Nguyễn Như Phong, Phó Tổng biên tập Báo ANTG và Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an (cũ) làm Trưởng ban Chuyên đề ANTG. Đến cuối năm 2004, đồng chí Nguyễn Như Phong được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Báo CAND.

 Ngay sau khi sáp nhập, Báo CAND đã triển khai một loạt biện pháp nhằm cải tiến mạnh mẽ tờ báo cả về nội dung lẫn hình thức. Báo thay măngsét; đổi mới cách trình bày; bổ sung, sắp xếp lại một số chuyên mục.

 Cùng với đó là giảm kỳ phát hành của tờ CAND từ 5 kỳ xuống 3 kỳ/tuần nhưng tăng trang (từ 12 lên 16 trang) cho phù hợp với xu thế chung. Việc này được áp dụng ngay từ số ra ngày thứ hai, 2-1-2004. Số báo được đánh lại là số 1 (bộ mới). Tính tới thời điểm đó, Báo CAND (bộ cũ) đã ra được 1783 số.

 

Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa gắn Huy hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới lên cờ truyền thống của Báo CAND (ngày 12-2-2007).

 Ngoài ấn phẩm chính, các ấn phẩm chuyên đề cũng được thay đổi theo hướng cập nhật, gần gũi hơn với bạn đọc. Ngay trong tháng 1-2004, Văn hóa – Văn nghệ Công an chuyển từ khuôn khổ của một tờ tạp chí (16×24 cm, dày 114 trang) sang khuôn khổ của một tờ báo (30x40cm, dày 40 trang) và đổi tên thành Văn nghệ Công an, ra mỗi tháng một kỳ.

 Đến tháng 4-2006, Văn nghệ Công an tăng lên mỗi tháng 2 kỳ, giảm từ 40 trang xuống còn 24 trang và đến tháng 1-2008 thì tăng lên 32 trang mỗi số. Cũng trong năm 2004 (tháng 6), Chuyên đề ANTG (khổ nhỏ, thường gọi là ANTG Tuần) tăng kỳ phát hành lên 2 kỳ/ tuần.

 Tháng 1-2008, Chuyên đề ANTG Cuối tháng tăng lên 2 kỳ một tháng, lấy tên là ANTG Giữa tháng và ANTG Cuối tháng. Báo CAND đến tháng 4-2006 phát hành 5 kỳ/tuần; tháng 7-2006 phát hành 6 kỳ/tuần và đến tháng 12-2007 phát hành 7 kỳ/tuần – báo ra hằng ngày.

 Tháng 4-2009, Báo CAND cho ra mắt bạn đọc Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu khổ 30x40cm, phát hành 1 kỳ/tháng; đến tháng 5-2011 tăng lên 2kỳ/tháng.

 Tháng 4-2010, Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu (Tuần) khổ nhỏ, 25x30cm ra đời (một kỳ/tuần). Đến tháng 4-2013 tăng lên 2 kỳ/tuần.

 Tháng 11-2004, Báo CAND Điện tử chính thức hòa mạng Internet. Thêm một kênh thông tin quan trọng giới thiệu đất nước con người Việt Nam, những hình ảnh đẹp  của người chiến sĩ Công an với bè bạn quốc tế; góp phần tích cực đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

 Với tiêu chí “Nhân văn – Tin cậy – Kịp thời”, tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo CAND đã không ngừng phấn đấu, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an.

 Báo thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến bạn đọc để đổi mới cách viết, cách trình bày, điều chỉnh kết cấu trang, chuyên mục; xây dựng bản sắc riêng cho mỗi ấn phẩm.

 Ngoài việc tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền báo chí, Báo CAND còn trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND và Bộ Công an tổ chức được nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa – nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc: Năm 2009, nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 40 năm gìn giữ thi hài và thực hiện Di chúc của Người, Báo CAND đã phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh – Cả một đời vì nước, vì dân” ngay tại Quảng trường Ba Đình lịch sử; trở thành “điểm nhấn” ấn tượng thu hút sự chú ý của đông đảo bạn yêu nghệ thuật và người dân cả nước.

 Trong 10 năm (từ 2005 đến 2015), Báo CAND đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch (trước đó là Bộ Văn hóa – Thông tin) và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức thành công 3 kỳ Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc “Hình tượng người chiến sĩ CAND” (lần thứ nhất – 2005; lần thứ hai – 2010; lần thứ ba – 2015).

 Mỗi kỳ liên hoan thu hút trên dưới 20 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cả nước tham gia, với nhiều loại hình sân khấu: kịch nói, cải lương, tuồng, chèo, dân ca.

 Năm 2005, Báo CAND đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam giúp toàn bộ kinh phí xây dựng trụ sở Hội Nhà báo Lào với kinh phí 1,4 tỷ đồng; tổ chức mua, vận chuyển, lắp đặt, tặng Bộ An ninh Lào thiết bị truyền hình, báo chí, âm thanh, ánh sáng trị giá gần 1,5 tỷ đồng.

 Bên cạnh đó, Báo còn giúp Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND thực hiện Hiệp định hợp tác giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ công tác thông tin đại chúng cho 10 cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị – Bộ An ninh Lào tại Hà Nội (năm 2009); phối hợp với các đơn vị liên quan đầu tư xây dựng xưởng in Báo cho Tổng cục Chính trị – Bộ An ninh Lào, trị giá hơn 20 tỷ đồng.

 Báo đã phối hợp với Chi hội Nhà văn Công an tổ chức hai Trại sáng tác “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Sầm Sơn (Thanh Hóa). Mỗi trại sáng tác quy tụ hơn 40 tác giả là các nhà văn, nhà thơ, các cây bút trong và ngoài lực lượng Công an.

 Ngoài ra, Báo còn tham mưu cho lãnh đạo Bộ và hỗ trợ vật chất, giúp một phần vào việc ra đời của Kênh Truyền hình ANTV (thuộc Trung tâm Phát thanh – Truyền hình – Điện ảnh CAND).

 Năm 2009, thực hiện Nghị định 77/2009-NĐCP ngày 15-9 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định 4739-QĐ-BCA, ngày 24-12-2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Báo CAND. Theo quyết định, Báo CAND có Ban Biên tập và 10 Ban (đơn vị cấp phòng).

 Cũng theo quyết định nói trên, Báo CAND có hai trụ sở chính: Số 66 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và số 100 Yết Kiêu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 Cơ quan đại diện Báo CAND tại TP Hồ Chí Minh: Số 6 Phạm Ngọc Thạch, quận 3; số 373D Nguyễn Trãi, quận 1 và các Văn phòng thường trú: Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Cần Thơ.

 Đầu năm 2013, Báo CAND được chuyển trụ sở làm việc chính từ 66 phố Thợ Nhuộm về 92 Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

 Tháng 7-2013, Đại tá, Tiến sĩ Phạm Văn Miên được lãnh đạo Bộ Công an bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Báo CAND (thay Trung tướng, nhà văn Hữu Ước – bấy giờ đang giữ cương vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND).

 Tính đến thời điểm trước khi đồng chí Nguyễn Hữu Ước thôi giữ chức Tổng Biên tập, Báo CAND có 5 Phó Tổng biên tập, gồm các đồng chí: Phạm Văn Miên, Đặng Văn Lân, Hồng Thanh Quang, Trần Kim Thẩm, Nguyễn Hồng Thái. Trước đó, các đồng chí Phó Tổng biên tập: Đặng Đình Thành, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Như Phong, Đinh Quang Tốn hoặc đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sang đơn vị khác.

 Tháng 6-2014, đồng chí Phạm Quang Khải (Phạm Khải) được lãnh đạo Bộ bổ nhiệm Phó Tổng biên tập. Tháng 10-2014, đồng chí Phó Tổng biên tập Nguyễn Hồng Thái được lãnh đạo Bộ điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản CAND.

 Cùng thời gian này, đồng chí Phó Tổng biên tập Hồng Thanh Quang chuyển sang làm Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết. Ban Biên tập Báo CAND còn lại 4 người, tương ứng với thời kỳ Báo chưa sáp nhập.

 Để khắc phục sự khuyết thiếu về nhân sự, tập thể Ban Biên tập đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên của Báo nỗ lực giữ vững ổn định, đảm bảo chất lượng nội dung và mỹ thuật của từng ấn phẩm; đảm bảo đời sống chung của các thành viên trong cơ quan.

 Không dừng ở đó, tháng 10-2014, Ban Biên tập Báo quyết định tăng kỳ Chuyên đề Văn nghệ Công an (từ một tháng 2 số lên một tuần một số – tuần báo). Mặc dù giảm từ 32 trang xuống còn 24 trang mỗi số, song tính chung cả tháng, tổng thể số trang của Văn nghệ Công an đã tăng lên hơn 1,5 lần.

 Điều quan trọng hơn cả, tuần báo Văn nghệ Công an đã kịp thời phản ánh được những hoạt động của đời sống văn hóa, văn nghệ trong nước, quốc tế cũng như của lực lượng CAND.

 Ngày 5-11-2015, Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định số 6255/QQĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Báo CAND.

 Theo đó, căn cứ trên đề xuất của lãnh đạo Báo, Bộ đồng ý cho Báo được thành lập thêm một ban là Ban Phát triển bạn đọc, có chức năng giúp Tổng Biên tập nghiên cứu thị trường, củng cố, phát triển hệ thống phát hành Báo…

 Cũng trong quyết định này, hai ban: Ban Chuyên đề ANTG (Tuần) và Ban Chuyên đề ANTG Giữa tháng – Cuối tháng và Cảnh sát toàn cầu được đổi tên cho thống nhất và hợp lý hơn (chỉ còn là: Ban Chuyên đề ANTG và Ban Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu). Đây cũng là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể lãnh đạo Báo trong việc củng cố và phát triển tổ chức theo hướng ngày càng quy chuẩn.

 Kể từ khi sáp nhập tới nay, Báo CAND đã nhiều lần vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành tới thăm. Báo cũng nhận được những phần thưởng, danh hiệu cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng.

 Các đồng chí Tổng Biên tập Hữu Ước và Phạm Văn Miên được Nhà nước phong hàm cấp Tướng. Nhiều cán bộ, phóng viên của Báo đã đoạt các giải thưởng cao về báo chí và văn học nghệ thuật.

  

  

  

  

  

 Tag: tphcm tao troll nai hcm 24h mẫu phước vĩnh phúc tây kiên giang hôm dương tĩnh tp-hồ meme cà mau lai án khánh trà long đoc đường dây nóng nghê xem tình thủ đô lâm mèo tom ngãi bến tre da nang cadn com vn online rịa vũng tàu địa dđã kon tum tháp đa bạc liêu doc giao bắc thừa thiên huế phú binh duong sóc trăng mọi mặt hoá thuận coi phan đăng dan dong cư hom hậu nhan daklak mất lâu thọ châu đức kạn ha noi ria vung tau sản