Tỷ lệ thất nghiệp ở việt nam qua các năm

Thất nghiệp là gì

 Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp ở việt nam qua các năm

 Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý II các năm 2011-2019 lần lượt là: 3,59%; 3,12%; 3,66%; 3,26%; 3,53%; 3,11%; 3,19%; 3,09%; 3,10%. Còn năm nay, con số lên tới 4,46%.

 Cũng theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2020 ước tính là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

 “Đây là năm có mức giảm kỷ lục, do trong quý II dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với việc áp dụng giãn cách xã hội trong tháng 4/2020 nên thị trường lao động giảm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở các ngành, nghề lao động”, Tổng cục Thống kê cho biết.

 Tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,2 triệu người, giảm gần 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 73,8%, giảm 2,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

 Trong khi đó, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II/2020 ước tính là 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,9 triệu người, giảm 1,1 triệu người người so với cùng kỳ năm trước.

 Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 6 tháng đầu năm ước tính là 2,26% (quý I là 2,02%; quý II là 2,51%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,62%; khu vực nông thôn là 1,59%.

 Không chỉ là thất nghiệp tăng cao, mà thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý II/2020 cũng đã bị ảnh hưởng, chỉ còn 6,3 triệu đồng/tháng, giảm 732 nghìn đồng so với quý trước và giảm 180 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

 Tính chung 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 6,7 triệu đồng/tháng, giảm 11 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

 Đại dịch Covid-19 rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế – xã hội Việt Nam, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động.

Thất nghiệp nên làm gì

 1. Lấy lại tinh thần Đã bao lâu rồi bạn chưa ngủ nướng mà không phải lo lắng về một ngày chấm công mệt nhọc? Không phải nghe thấy tiếng chuông báo thức ồn ào gọi bạn dậy đi làm vào mỗi sáng. Bạn có tự hỏi rằng những con người chen chúc trong dòng xe cộ xô bồ vào giờ cao điểm ngoài kia có cảm thấy thoải mái và an nhàn như bạn lúc này hay không, hay trên gương mặt của họ lúc nào cũng hiện lên vẻ uể oải, chán nản. Hãy cảm thấy thật may mắn vì bạn đã tạm thoát khỏi những điều mệt mỏi ấy. Bạn nên tận hưởng sự tự do, không phải lo nghĩ về deadline hay áp lực từ cấp trên. Cảm nhận cuộc sống xung quanh khi mà trước đây bạn chưa có cơ hội trải nghiệm.  Hãy dùng số tiền lương tích góp được của mình để đi du lịch đến một vùng đất mới nào đó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tinh thần mình phấn chấn trở lại ngay. Hay đơn giản chỉ là nghỉ ngơi, không lo nghĩ về bất cứ vấn đề nào hết.

 2. Học hỏi thêm về kỹ năng chuyên ngành Thất nghiệp không đáng sợ như bạn nghĩ. Thay vì tụ tập ăn nhậu với bạn bè hay giam mình trong phòng một cách buồn chán, hãy để cho bản thân mình bận rộn. Bạn nên tự tìm hiểu hoặc đăng ký học các lớp nhằm nâng cao kỹ năng chuyên ngành của bạn. Việc này sẽ khiến cho bạn nâng cao tay nghề, không bị mai một chuyên môn trong khoảng thời gian mà bạn thất nghiệp. Ngoài ra, khi đến với các lớp học này bạn có cơ hội giao lưu, làm quen với nhiều người mới có khả năng sẽ giúp ích cho công việc trong tương lai của bạn. Nếu bạn làm nhân viên kinh doanh thì chắc hẳn sẽ cần đến một khóa học chuyên sâu về các kỹ năng mềm. Hay nếu bạn làm trong lĩnh vực lập trình thì sẽ không thể thiếu được việc học thêm những kỹ năng về lập trình. Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo lập trình uy tín trên thị trường như Codegym hay FUNiX.  3. Tập thể dục cho não của bạn

 Như bạn đã biết, não bộ là phần điều khiển cả cơ thể của chúng ta. Nhiều bạn thường có suy nghĩ rằng: nghỉ làm đồng nghĩa với việc não bộ sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra việc não bộ của bạn lâu không được vận động sẽ làm cho trí nhớ của chúng ta bị giảm sút, suy nghĩ các vấn đề không được logic, khoa học. Do đó, hãy đọc sách, chơi các game có tính chiến lược như cờ vua, cờ tướng,… hay thậm chí là học những điều mới để khiến cho não của bạn bận rộn hơn. Có rất nhiều cuốn sách hay và ý nghĩa để bạn cho bạn đọc vào khoảng thời gian này: Đắc nhân tâm, Nhà giả kim, Tội ác và trừng phạt, Bắt trẻ đồng xanh,…  4. Tham gia hoạt động tình nguyện Theo báo cáo của báo lao động, 70% các chuyên gia tuyển dụng khẳng định rằng việc tham gia các hoạt động tình nguyện sẽ khiến bạn trở nên năng động và sáng giá hơn trong công việc. Bạn là một người năng động, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập… Đây đều là những điểm cộng rất lớn khi đi ứng tuyển.  5. Nhận những công việc thời vụ Điều cần làm khi thất nghiệp là nên tìm cho mình một việc thời vụ. Đây là một cách giúp bạn sớm tìm được công việc mới trong tương lai. Dù chỉ là công việc tạm thời, nhưng biết đâu được, nếu thể hiện được năng lực của bản thân hay đem lại lợi ích cho công ty thì ông chủ lại sắp xếp một công việc lâu dài cho bạn. Vận may sẽ không dành cho những người lười đâu, hãy tìm kiếm cho mình một việc làm tạm thời ngay nào! 6. Thử sức kinh doanh Chưa thử thì làm sao biết được là có thành công hay không. Nếu bạn còn ngần ngại rằng mình không có tiềm năng để buôn bán một thứ gì hay không có mặt hàng nào nổi trội để bán thì chắc chắn bạn không thể phủ nhận một điều: “Bạn cần tiền”. Không cần phải có một cửa hiệu hoành tráng thuê trên các mặt đường trung tâm, bạn vẫn có thể trở thành ông chủ/ bà chủ của riêng mình bằng việc mở một shop online trên mạng. Hãy sử dụng khoản lương nhỏ bé của bạn làm vốn để kinh doanh một sản phẩm nào đó. Việc kinh doanh sẽ làm cho bạn học hỏi được rất nhiều thứ và đầu óc bạn sẽ được mở mang. Biết đâu nếu may mắn bạn không chỉ cứu được bản thân mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người khác nữa. Tự học chạy quảng cáo, tự học chiến lược quản trị nội dung, tự học cách lên kênh kinh doanh, liên kết, quảng bá sản phẩm,… những thứ này ít nhiều đều sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai dù vụ kinh doanh có thành công hay không. Học phí có thể sẽ đắt, nhưng trải nghiệm này sẽ đem đến cho bạn những kiến thức mà không sách vở nào mang lại được.

 7. Dành thời gian bên gia đình Đã bao lâu rồi bạn chưa có thời gian để bầu bạn tâm sự cùng bố mẹ mình? Hay đã bao lâu rồi bạn chưa nấu được bữa cơm nào cho gia đình? Công việc mà bạn phải lặp đi lặp lại hàng ngày đã khiến bạn trở nên bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến bố mẹ mình. Vậy thì bây giờ hãy dành thời gian ở bên họ, biết đâu họ sẽ cho bạn được lời khuyên hữu ích cho những dự định sắp tới của bạn. 8. Mở rộng các mối quan hệ Nếu bạn có người quen nộp hồ sơ vào công ty thì khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, việc bạn có nhiều các mối quan hệ cá nhân trở nên vô cùng hữu ích trong quá trình đi tìm việc sau khi thất nghiệp. Do đó, hãy tích cực mở mang thêm nhiều các mối quan hệ thông qua bạn bè, phương tiện truyền thông hay mạng xã hội. Biết đâu một công việc mới đang chờ đợi bạn ở phía trước đó. 9. Tìm một công việc mới Hãy gửi CV của bạn đi khắp nơi nếu bạn vẫn muốn nuôi trong mình cơ hội tìm kiếm một công việc mới. Có thể vì một lý do nào đó khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi cánh cửa đã đóng lại với bạn. Hãy tìm kiếm cho mình một môi trường làm việc phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn mà bạn đang có.

Sinh viên ngành nào thất nghiệp nhiều nhất

1. Ngành Sư phạm

 Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. Ở một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô cũng cho thấy: đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường mỗi năm lên tới 60.930 người. Tuy nhiên, theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người. Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này và khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

2. Ngành Kế toán – Kiểm toán

 Cách đây vài năm, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác. Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, Kế toán – Tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất. Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố cũng cho thấy, nhóm nghề Kế toán – Kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%). Ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Ban đào tạo, Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh thông tin thêm: Chỉ tính ở TP. Hồ Chí Minh, mặc dù tỉ lệ nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn ở mức cao nhất (30% trong cơ cấu tuyển dụng), nhưng do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác, tức là tỉ lệ chọi 1/90. Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường thừa nguồn nhân lực hàng nghìn sinh viên thất nghiệp phải làm công việc không đúng với ngành nghề của mình.

3. Ngành Tài chính – Ngân hàng

 Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng. Cũng thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này. Thời điểm này, tài chính trở thành nhóm nghề có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)… Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2016, 2017 các ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và chắc chắn là thất nghiệp.

4. Ngành Quản trị Kinh doanh

 Quản trị kinh doanh thực sự là một ngành “hot” gần đây. Đặc biệt trong thời kì đất nước ta đang ngày càng hội nhập vươn ra cùng thế giới, sự hội nhập kinh tế chắc chắn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh tế kinh doanh, nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn, lúng túng cho các công ty, doanh nghiệp, thì nhu cầu nhân sự về quản trị kinh doanh lại càng trở nên đắt giá và càng có “đất phát triển” cho sinh viên học quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, khi mà quản trị kinh doanh trở nên hot thì số lượng sinh viên theo học ngành này tỉ lệ thuận với độ “hot” của nó. Điều này đặt ra một câu hỏi: “Liệu quản trị kinh doanh “hot” nhưng học quản trị kinh doanh có thất nghiệp hay không?Theo kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đang kí mỗi năm. Hiện nay tại TP.HCM có hơn 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành QTKD, nghĩa là số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm là trên 10.000 người vì nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm hơn 1.000 sinh viên. Trong số này, số lượng sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề sau khi ra trường chắc chắn là con số không hề nhỏ. Trái lại, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Rõ ràng rằng, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo, do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Và chắc chắn rồi ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao.

5. Ngành Công nghệ Môi trường

 Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, thường có lựa chọn làm việc ở: công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,… Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc thiên về: đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,… còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với: các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,… Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên mới ra trường

NGUYÊN NHÂN 1: TÌNH TRẠNG “THỪA THẦY THIẾU THỢ”
Theo thống kê, cả nước có hơn 2.200.000 sinh viên đang theo học ở các ngành học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy thiếu thực tiễn, chú trọng vào lý thuyết  hơn thực hành đã dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng ít người có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp. Sự chênh lệch trong cung cầu lao động và tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là những nguyên nhân chính làm cho hàng chục ngàn sinh viên phải rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành nghề. Mỗi sinh viên phải cạnh tranh quyết liệt để được sự công nhận của nhà tuyển dụng nhưng thực tế chỉ có số ít người so với số lượng cử nhân tốt nghiệp được nhận vào làm.
​▶ NGUYÊN NHÂN 2: SINH VIÊN YẾU VỀ KỸ NĂNG MỀM
Sinh viên Việt Nam thường bị các nhà tuyển dụng, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài đánh giá giỏi lý thuyết nhưng yếu về kỹ năng mềm. Trong quá trình học trên ghế nhà trường, đa số sinh viên tranh thủ học ngoại ngữ và tin học để lấy được bằng chứng nhận làm cơ sở cho xin việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại yêu cầu sinh viên có được kinh nghiệm thực tiễn như: Giao tiếp tiếng Anh, đàm phán, xử lý vấn đề, làm việc nhóm,… hơn là giấy từ chứng nhận đó. Có trường hợp nhiều sinh viên sau khi được nhận vào thử việc trong công ty khoảng 1-2 tháng nhưng không thể tiếp thu và làm việc hiệu quả do thiếu kỹ năng mềm này. Đây là yếu điểm mà sinh viên cần khắc phục để gia tăng cơ hội tìm việc sau khi ra trường.
▶ NGUYÊN NHÂN 3: THIẾU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Thiếu định hướng nghề nghiệp cũng là vấn đề lớn mà sinh viên gặp phải. Ở Việt Nam, một số bạn chưa có định hướng rõ ràng về tương lai của mình, có một số bạn sẽ chọn ngành theo sự sắp đặt của cha mẹ. Bên cạnh đó, một số bạn khác lại chọn ngành Hot theo xu hướng đám đông mà chưa thật sự yêu thích và không phù hợp với khả năng của mình. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bộ phận sinh viên lười học hay học cho có nên ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực, làm cho đầu ra còn hạn chế. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân gây ra thất nghiệp nhiều như hiện nay.
▶ NGUYÊN NHÂN 4: CÁC​ CÔ​NG TY CHÚ​ TRỌ​NG KINH NGHIỆ​M VÀ​ NGOẠI​ HÌ​NH
Qua nhiều mẫu tin tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp thì kinh nghiệm và hình thức bề ngoài thường được yêu cầu từ các ứng viên. Điều này cũng dễ hiểu, nếu chọn ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì công ty sẽ giảm được thời gian và chi phí đào tạo nghiệp vụ. Thêm vào đó, ngoại hình ưa nhìn thường nhận được ưu tiên hơn, đặc biệt là công việc xã giao thường tiếp xúc với khách hàng. Thực tế cho thấy, nhiều bạn sinh viên không có kinh nghiệm làm việc sẽ phải “lép vế” trước các ứng viên đã từng làm công việc này trước đó hoặc kinh nghiệm làm thêm có liên quan. Nếu bạn nào đã từng tham gia ứng tuyển vào các công ty sẽ hiểu được điều này rõ hơn.
▶ NGUYÊN NHÂN 5: TIẾNG ANH HẠN CHẾ
Đa số sinh viên đều được dạy môn Tiếng Anh trên ghế nhà trường và có trong tay chứng chỉ nào đó nhưng không phải bạn nào cũng có thể sử dụng ngoại ngữ phổ biến này một cách lưu loát trong giao tiếp. Các công ty yêu cầu ứng viên phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh và vận dụng kỹ năng đọc viết trong công việc hàng ngày mà không phải là tấm bằng cấp ghi số điểm bạn đạt được. Vì thế, các bạn sinh viên cần tăng cường luyện tập tiếng Anh thực tế càng nhiều để gia tăng cơ hội tìm được công việc tốt lương cao trong tương lai.
▶ NGUYÊN NHÂN 6: BỊ ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Đừng bao giờ bị động trong quá trình tìm việc vì mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa những sinh viên mới ra trường hàng năm và số lượng người thất nghiệp những năm trước nữa. Nhiều bạn sinh viên chỉ tìm việc qua Internet và gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn còn một số thì trông cậy vào mối quan hệ gia đình để tìm việc. Tuy nhiên, hàng ngày, nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc từ nhiều nguồn khác nhau và hồ sơ của bạn sẽ dễ bị “hòa lẫn” trong số đó. Bạn nên chủ động mở rộng mối quan hệ và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu của xã hội để tạo ra lợi thế nổi bật cho chính mình, gia tăng cơ hội việc làm so với các ứng viên khác.
▶ NGUYÊN NHÂN 7: TUYỂN DỤNG CHƯA MINH BẠCH
Quy tắc ngầm trong xin việc nhờ vào mối quan hệ và tiền tệ như tại Việt Nam hiện nay chính là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng thất nghiệp. Có những bạn ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường đã được cha mẹ xin cho công việc ổn định mà không cần lo lắng nhiều về xin việc. Cho dù bạn này không có khả năng làm việc tốt thì vẫn có thể tìm được việc nhờ vào sự quen biết của gia đình mình. Trong khi đó, những bạn có gia cảnh bình thường, không có nguồn tài chính và mối quan hệ rộng sẽ phải vất vả và cạnh tranh hơn trong quá trình tìm việc. Quy trình tuyển dụng không minh bạch thế này đã được sự chấp thuận của xã hội lâu nay vì không ai có thể chối bỏ quyền lực của đồng tiền và mối quan hệ rộng.
Để không phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, ngay từ khi học ĐH, CĐ, các sinh viên nên học hành chăm chỉ, tham gia các chương trình hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cần thiết. Không những thế, để chuẩn bị hành trang cho tương lai, các bạn cũng nên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành mình theo học. Ví dụ, các bạn học ngành khoa học kinh tế thì có thể tìm các khóa học nghiệp vụ kinh tế như Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị nhân sự hay Xuất nhập khẩu…

Nguyên nhân thất nghiệp ở việt nam

Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. … Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp: chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày.
Hậu quả của thất nghiệp

 Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

 Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.

 Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.

 Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

 Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…

 Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.

  

  

  

  

  

  

 tag: gỗ tiến sĩ thạch baảo hiểm bh oai 30 chuyện khởi bại loại rmit dược khái niệm 50 karaoke quán luận điện tử viễn 27 nạn thương thạc đoàn rút vn bách rẻ thơ tôi bác 3d dân ngôn đồ án chồng vĩ mô 2014 xây dựng 45 sểnh kéo giải 25 hutech bhxh tôi thạch oai bài thơ hung gỗ giải vĩ mô xong trúc chu 2012 quê cắm đồ án luật thạc sĩ dọn tô cọ xát chồng vợ lãnh hại mỹ nạn bh đàn 30 xây dựng lãi luận khủng hoảng pdf nhiêu loại 2014 singapore khái niệm 23 hiêm xảy bào hiểm mục hoa phim tiỉ wiki voz phong lụy khởi stress đổi xác luận phong mỹ thạch gỗ chu chuyện giải ám quận nhật thai luật tối địa