Ví dụ thực tế về rủi ro trong kinh doanh

 Ví dụ thực tế về rủi ro trong kinh doanh

 Rủi ro kinh doanh là gì ? 

 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là mức độ hoạt động của đơn vị hoặc hoàn cảnh cạnh tranh sẽ giúp cho nó tạo ra những hiệu quả tài chính tồi tệ hơn dự kiến. Sau đây là toàn bộ các nguyên nhân đủ nội lực ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh: Lượng cạnh tranh hoặc cạnh tranh tiềm ẩn. Sự ổn định của thị phần của một công ty.

 Ví dụ thực tế về rủi ro trong kinh doanh

 Những rủi ro trong kinh doanh quán chè

 Khi kinh doanh quán chè có rất nhiều rủi ro mà chủ quán chè có phải gặp phải như rủi ro về vốn  kinh doanh, rủi ro về nguồn nguyên liệu để làm chè, rủi ro trong việc chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng của quán chè, rủi ro về mặt bằng kinh doanh…..

 Vậy để kinh doanh quán chè cần chuẩn bị những vấn đề dưới đây bạn có thể tham khảo.

 Mở quán chè cần chuẩn bị những gì?

 Trước tiên, bạn cần phải xác định loại chè muốn kinh doanh, chẳng hạn như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè khúc bạch, chè đậu xanh… Tiếp theo, là xác định đối tượng mục tiêu. Bạn cần phải biết mình bán cho ai, là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay đối tượng gia đình.

 Sau đó, chọn địa điểm đặt quán cho phù hợp với đối tượng mà bạn nhắm đến. Và điều quan trọng mà bạn cần kiểm soát chính là số vốn. Từ số vốn có được, bạn lên kế hoạch phân chia thành các khoản cần phải chi và chuẩn bị cho phù hợp.

 Khi mở quán chè, bạn cần phải chuẩn bị những gì và bao nhiêu vốn?
Đầu tiên, là tiền thuê mặt bằng, số tiền này phụ thuộc vào quy mô lớn, nhỏ của quán và địa điểm khu vực. Bạn nên thuê mặt bằng tại những nơi có trục đường dễ di chuyển, gần khu dân cư hoặc trường học và hạn chế những khu vực đã có nhiều quán chè đã nổi tiếng.

 Tiếp đến, là chuẩn bị cho việc thiết kế, trang trí quán và mua các dụng cụ cần thiết như ly, muỗng, chén, bàn ghế, đèn trang trí, vật dụng nấu chè… Tìm được địa điểm bán đồ vật với giá cả hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí rất nhiều.

 Và để quán chè đi vào vận hành, bạn phải tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu nấu lâu dài, giá hợp lý. Để từ đó, định giá bán cho phù hợp và nhanh chóng thu hồi vốn.

 Khi đã chuẩn bị xong những việc trên, bạn cũng phải chú trọng đến việc giới thiệu, quảng cáo, quán chè của mình đến với công chúng bằng nhiều phương tiện như mạng xã hội, sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà, khuyến mãi nhân dịp khai trương…

 Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?

 Khi mở quán chè, bạn cần phải chuẩn bị những gì và bao nhiêu vốn?
Vốn là yếu tố cần chuẩn bị đầu tiên và gần như chi phối toàn bộ các yếu tố liên quan khác như địa điểm mở quán ở đâu hay mở quán với quy mô như thế nào. Mở quán đồng nghĩa với việc bạn cần tìm một địa điểm thích hợp, do đó, số vốn để kinh doanh chè cần dao động ít nhất từ 15 – 20 triệu đồng.

 Căn cứ vào số vốn có được, có thể tạm chia thành hai giai đoạn hoạt động chính là quá trình chuẩn bị và sau khi quán đã đi vào hoạt động. Bước chuẩn bị chiếm khoảng 60 – 70% tổng số vốn cho việc thuê mặt bằng, trang trí quán, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, nhập nguyên liệu và học nấu ăn (nếu cần thiết). Số tiền còn lại dùng để dự trù kinh phí cho hoạt động những tháng đầu.

 Chia sẻ về câu chuyện của mình, hai cô gái trẻ Nguyễn Hà My và Nguyễn Thanh Hằng chia sẻ qua câu chuyện khởi nghiệp với quán ăn vặt, họ cho biết từ số vốn 15 triệu đồng ban đầu và 10 triệu đồng vay được, chỉ sau 2 tuần, việc kinh doanh đã có nguồn thu ổn định, trả hết nợ và bắt đầu có lãi. Khác với kinh doanh online hay buôn bán vỉa hè, việc mở quán dù quy môn lớn hay nhỏ vẫn cần một số vốn kha khá nhất định mới có thể hoạt động và duy trì được lâu dài.

 Lựa chọn mặt bằng
Mặt bằng là một yếu tố rất quan trọng, phụ thuộc vào quy mô và đối tượng mà quán chè muốn hướng đến. Quán trong hẻm hoặc ở nơi xa trung tâm thường phục vụ đa số là học sinh sinh viên, người lao động bình dân.

 Trong khi đó, những quán có quy mô khá, nằm ở trung tâm hoặc nơi đông dân cư sinh sống, vốn khoảng trên 150 triệu thường hướng đến những đối tượng như dân văn phòng, gia đình với giá bán có thể ở khoảng 20.000 – 40.000 đồng/ly chè.

 Với những người kinh doanh có sẵn mặt bằng, đây là một lợi thế rất lớn bởi tiền thuê mặt bằng thường chiếm khoảng 20 – 30% tổng số vốn. Nếu phải đi thuê, bạn cần lưu ý chỉ thuê những nơi có hợp đồng ràng và đề nghị được đặt cọc trước để tránh trường hợp khi kinh doanh đã đi vào ổn định thì bị lấy lại mặt bằng.

 Ngoài ra, nếu là người mới bắt đầu tập kinh doanh, bạn cũng tránh chọn những nơi quá gần với các quán chè lớn, nổi tiếng bởi sẽ rất khó cạnh tranh. Sau khi có được mặt bằng kinh doanh ổn định, bạn tiếp tục đầu tư vào mua bàn ghế, vật dụng trang trí, nguyên vật liệu…

 Bí quyết để kinh doanh quán chè thu hút khách

 Ngoại trừ những quán chỉ chuyên về một món chè như chè Thái, chè Mỹ… đa số các quán chè đều xây dựng thực đơn theo hướng tổng hợp, nghĩa là có bán hầu hết các loại chè phổ biến như chè đậu, chè sen, chè Thái, chè Mỹ, sinh tố, nước ép…

 Những nguyên liệu này bảo quản được khá lâu và có thể kết hợp được với nhau. Một thực đơn chè của quán chè nên có ít nhất 10 món chè cho thực khách dễ lựa chọn. Ngoài những món chè quen thuộc, bạn cũng có thể chọn ra một món để làm “nét nhận diện” riêng cho quán ăn của mình, chẳng hạn có rất nhiều tiệm nổi tiếng với món chè lạ như chè hột gà trà, chè mít hạt sen, chè Campuchia, chè bơ…
Bên cạnh sự yêu thích, am hiểu về chè, có khả năng tự tay chế biến những ly chè ngon là một lợi thế rất lớn nếu bạn có ý định kinh doanh mở quán.

 Rất nhiều người đã đầu tư vào một khóa học nấu chè kinh doanh để nắm được những bí quyết nấu chè ngon, những phương pháp bảo quản an toàn hoặc cách phân chia nguyên liệu trong lúc nấu và bán sao cho hương vị ngon mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế cao. Nắm được những kiến thức này, bạn vừa dễ dàng kiểm soát chất lượng món ăn, vừa giảm chi phí thuê đầu bếp cho quán của mình.

 Mặc dù là một hướng kinh doanh triển vọng và rất nhiều người đã thành công, tuy nhiên việc mở quán chè có “bội thu” hay không còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau. Ngoài vốn, mặt bằng, chất lượng món ăn thì chiến lược quảng cáo, thái độ phục vụ, giá cả… cũng rất quan trọng.

 Khi mở quán chè, bạn cần phải chuẩn bị những gì và bao nhiêu vốn?
Ngoài những món chè quen thuộc, bạn có thể tìm hiểu, học hỏi thêm những món chè đặc biệt khác để tạo dấu ấn thu hút khách. Nấu chè là điều không khó nhưng nấu cho thật ngon, thật đặc sắc thì không dễ dàng.

 Do đó, trước khi mở quán, bạn có thể tham gia vào một lớp học dạy nấu chè kinh doanh chuyên nghiệp hoặc có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người thân đã từng mở quán chè hay đọc qua sách vở để chuẩn bị tay nghề tốt nhất.