Xác định đối thủ cạnh tranh của công ty

 Xác định đối thủ cạnh tranh của công ty

 Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng.
Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

  1. Phân tích đối thủ cạnh tranh để làm gì?

 Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ.

 Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, kết hợp vớp các yếu tố vĩ mô (kinh tế, văn hóa, pháp luật, môi trường) để xác định cơ hội và thách thức, từ đó hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.

  1. Chúng ta nghiên cứu cái gì của đối thủ?

 Vì đối thủ và doanh nghiệp cùng thỏa mãn một nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu nên sản phẩm dịch vụ (giải pháp) thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Chúng ta cần phải nghiên cứu
5 tiêu chí tạo nên sản phẩm dịch vụ của đối thủ:
+ Sản phẩm: Tính năng, thiết kế, bao bì, cách sử dụng,…
+ Dịch vụ: dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau mua
Ví dụ: Tư vấn về thông tin sản phẩm, cam kết, hình thức thanh toán, hình thức vận chuyển, bảo hành, bảo dưỡng, …
+ Giá: giá bán của sản phẩm dịch vụ
+Thông tin: thông tin mà đối thủ cung cấp cho khách hàng
Ví dụ: Thông tin về sản phẩm dịch vụ, thông tin hữu ích giúp thỏa mãn nhu cầu và thắc mắc của khách hàng,…
+Thương hiệu: bộ nhận diện thương hiệu (bao gồm: logo, màu nhận diện, thiết kế, các ấn phẩm truyền thông

 Định lượng các tiêu chí:
-Thời gian
-Giá (chi phí)
-Khoảng cách
-Trọng lượng
-Kích thước
-Chất liệu
-Số lượng
-Thiết kế
-Năng suất (số lượng hành động/1 đơn vị thời gian)
-Hiệu quả
Việc định lượng các tiêu chí giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích đối thủ và so sánh với doanh nghiệp cảu mình, tránh được tình trạng phân tích định tính, chủ quan.

  1. Các loại đối thủ cạnh tranh

 Phần lớn chúng ta đều nghĩ việc phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình là một việc đơn giản. Cocacola biết rằng Pepsi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, và Apple cũng biết rằng Samsung là đối thủ cạnh tranh chính của mình. Tuy nhiên, ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh gián tiếp khác.Đối thủ cạnh tranh được chia thành 3 loại:
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng dòng sản phẩm, cùng giá bán và có năng lực cạnh tranh trên cùng phân khúc
• Đối thủ gián tiếp (hay còn được gọi là sản phẩm thay thế): là đối thủ cung cấp khác sản phẩm, dịch vụ nhưng cùng giả quyết một nhu cầu của khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này khi không có sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm thay thế mới ra đời làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ (chủ yếu là sản phẩm công nghệ.
Ví dụ: Xe khách và xe lửa là sản phẩm thay thế của nhau, cùng phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng. Ứng dụng gọi xe thông minh Grab, Uber ra đời làm giảm nghiêm trọng nhu cầu về taxi truyền thống.
• Đối thủ tiềm năng (hay còn gọi đối thủ tiềm ẩn): là những đối thủ có khả năng gia nhậpvà cạnh tranh trong một ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập.
Để đưa ra quyết định về chiến lược, cách thức hoạt động kinh doanh, chúng ta cần phải phân tích kỹ càng cả 3 loại đối thủ trên.

 

 tag: hiểm   giữa   du   lịch   chứng   khoán   vinamilk   may   việt   tiến   sữa   lành   xây   dựng   cổ   fpt   lợi   vĩnh   bitis   dược   hậu   giang   đô   masan   sao   thái   dương   nhựa   bình   10   jvc   thủy   nâng   cao   vinmart   mại   pvi   bằng   đặc   chi   phí   nào   vietravel   tài