Ý nghĩa của chữ tâm – Lời phật dạy về chữ tâm

Ý nghĩa của chữ tâm

 Chữ “tâm “theo nhiều trường phái triết học và tôn giáo sẽ có những ý nghĩa riêng nhưng quy tụ chung về những đặc điểm sau:

 Khi nhắc đến “tâm” là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải; tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

 Chữ “tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

 Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để chịu trách nhiệm…

Ý nghĩa chữ tâm trong phật giáo

 Khái niệm “tâm” của Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo  người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

Ý nghĩa chữ tâm trong phật giáo

 Nhục đoàn tâm (肉團心)

 trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).

 Tinh yếu tâm (精要心)

 Chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).

 Kiên thực tâm (堅實心)

 Là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

 Liễu biệt tâm (了別心) [3]

 Gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức , tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

 Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識)

 Thức thứ bảy trong tám thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người (ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã: “Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)

 Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識)

 Chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm)

 Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh.

 Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử …

 Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.

Lời phật dạy về chữ tâm

 Trong kinh Đại bát Niết bàn, Đức Phật có dạy “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Nghĩa là, mọi người đều có bản tâm thanh tịnh, trong sáng tròn đầy, vắng lặng, nhưng vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối, tâm đó luôn bị xao động, thành ra tâm trí bất an điên đảo, tạo tội tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.

 Phật dạy về chữ tâm: “Một khi chỉ một thoáng tâm sân hận khởi lên mà chúng ta không kiềm chế khắc phục được thì lập tức muôn ngàn đau khổ chướng ngại tiếp nối theo sau”. Vậy chữ tâm là gì theo Phật giáo?

 Tâm không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thể nắm bắt được, nhưng không có tâm thì vật chất là vô nghĩa, vô tri vô giác. Theo văn học Phật giáo 3 từ đều được hiểu là tâm đó là ý, thức, tâm. Những cái ý tưởng suy nghĩ trong đầu óc thì gọi là “ý”, cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, làm nhà kho cho ý tưởng có chỗ dựa để nổi lên là “thức”. Cái bao hàm cả ý và thức được gọi là “tâm”, 3 từ ngữ được sử dụng rất chặt chẽ, đôi khi không để ý sẽ không phân biệt được.

 Có câu chuyện của Tổ sư Huệ Khả cầu pháp với ngài Bồ đề đạt Ma tổ sư Thiền Tông. Ngài Huệ Khả hỏi Tổ sư Bồ đề đạt ma rằng: Xin hãy An Tâm cho con. Tổ trả lời rằng: Hãy đưa Tâm đây ta an cho. Huệ Khả thưa: Con tìm Tâm không được, Tổ trả lời: Ta đã an tâm cho ông rồi. Như vậy là xong….

 Quả thật Tâm không thể nắm bắt được, nhưng bảo rằng không có tâm thì cái gì biết được hiện tại đang diễn ra. Tâm thì biết Vật, nhưng Vật thì không biết được Tâm, nếu Vật mà biết Tâm thì Vật đã có Tâm. Như vậy Tâm và Vật như thể thống nhất vì có mặt trong nhau, nếu bảo rằng đưa một vật ra để gọi là Tâm thì không thể nào được. Bởi vì Tâm không phải là một vật. Không thể đưa tâm ra như một vật để an tâm, vì vậy Tâm vốn đã An đâu cần phải An tâm.

 Một con người được định nghĩa bao gồm thân và tâm, trong thuật ngữ Phật học còn gọi là danh và sắc. Bình thường chúng ta chỉ thấy hình sắc, tức là thân thể, không thấy được tâm tư, nhưng có thể cảm nhận được tình cảm. Khi căn môn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) tiếp xúc với trần cảnh là các đối tượng tương ứng với mỗi giác quan, thì tâm thức sinh khởi để “chế tác” các thông tin đã ghi nhận được.

 Tâm là gốc của thân, tâm có yên thì gốc mới vững vàng, thân thể này sở dĩ bị bệnh hoạn là do tâm bị vô minh che lấp. Muốn thân này khỏe mạnh, ít bệnh hoạn chúng ta chỉ cần nỗ lực làm cho tâm lặng lẽ, sáng trong. Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.

 Quá trình chế tác này cũng chính là cách mà chúng sinh tạo nghiệp cho riêng mình, gần như không ai giống ai. Đây là tiến trình “ngũ uẩn hóa” hình thành nên một bản ngã tồn tại độc lập với khách thể.

 Với Phật giáo, tâm là chuyển nghiệp, là sửa mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, nhằm đạt tới cứu cánh là giải thoát. Như vậy, tâm là một thế giới cần khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng bằng trực quan chúng ta không thấy, không biết, và không hiểu được cái tâm, mà phải suy luận thông qua những hiệu ứng mà nó đem lại.

Bài thơ chữ tâm

          Tâm an vạn sự an

 ·        Tâm bình thế giới bình.

 ———————

 ·        Dù đời sóng gió điêu linh

 ·        Chữ tâm cứu rỗi hành trình con đi.
———————

 ·        Thiên thời bất như địa lợi, đại lợi bất như nhơn hoà.

 ·        (thời thế thuận không bằng địa thế lợi, địa thế lợi không bằng tâm nhân hoà)
———————

 ·        Tâm nhàn muôn sự thông ba cõi

 ·        Một tiếng cười khan ấm đất trời.
———————

 ·        Nếu bạn tự có tâm an

 ·        Ở đâu cũng thấy như đang ở nhà.
———————

 ·        Đời gian khó xin đừng oán hận

 ·        Làm bạn ân tình đức nhẫn tại tâm.
———————

 ·        Siêng năng quét rác vườn tâm

 ·        Cho cây tuệ giác nảy mầm tốt tươi.
———————

 ·        Tâm kiêng hẹp hòi

 ·        Khí kiêng hung hăng

             Tài kiêng bộc lộ.

 ———————

 ·        Sống trong cõi mộng vô thường

 ·        Nguồn tâm toả sáng rạng thoát đường sanh.

 ·        Thở vào tâm tĩnh lặng

 ·        Thở ra miệng mỉm cười.

 ———————

 ·        Bị phỉ báng chẳng sân là khó

 ·        Tâm thường bình đẳng là khó

             Tuỳ duyên độ người là khó

             Có thế lực chẳng ỷ lại là khó.

 ———————

 ·        Nhẹ chuông ai điểm đời hư ảo

 ·        Đánh thức vầng trăng sáng tự tâm.
———————

 ·        Cam lồ ngọt nước lá sen

 ·        Vẫy tay buông xả tâm hồn sáng trong.
———————

 ·        Niệm trước chẳng sanh tức là tâm

 ·        Niệm sau chẳng sanh tức là Phật

             Thành tựu tất cả tướng tức là tâm

             Rời tất cả trướng tức là Phật

                                           Huệ Năng tổ sư

 ———————

 ·        Tâm bình như thủy lạc tại kỳ trung.

 ———————

 ·        Tâm bình thường tâm thị đạo.

 ———————

 ·        Hữu tâm tất thành tựu

 ·        Vô nhẫn bất thành nhân
———————

 ·        Vạn sự thủy lưu thủy

 ·        Bách niên tâm ngữ tâm.
———————

 ·        Nhận đời manh áo bát cơm

 ·        Trao đời tất cả tấm lòng thanh cao.
———————

 ·        Thiện căn ở tại lòng ta

 ·        Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
———————

 ·        Nhẹ chuông ai điểm đời hư ảo

 ·        Đánh thức vầng trăng sáng tự tâm
———————

 ·        Mở rộng tâm ra lòng thanh thản

 ·        An vui tự tại đời thong dong
———————

 ·        Lắng lòng lại cho thời gian ngưng đọng

 ·        Trải lòng ra để mở rộng không gian.
———————

 ·        Tâm không hay hờn giận

 ·        Chẳng oán trách thù ai

          Lòng khoang dung rộng rãi

          Ấy là cảnh bồng lai.

 ———————
·Chữ Tâm độc tự thế mà hay

 ·Thành bại nên hư bởi chữ này

 Tuổi trẻ gắng rèn già cố giữ

 Cuộc đời gói gọn cả vào đây.

 ———————

 ·        Chân tâm tài tất đáo

 ·        Hữu đức phúc tự lai.

 ·        Đức trọng, nhân trường thọ.

 ·        Tâm khoan phúc tự lai.
———————

 ·        Sự việc tới Tâm vui đón nhận

 ·        Việc qua rồi tâm cũng theo qua.
———————

 ·        Nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát

 ·        Không đúng không sai tự tại thân.
———————

 ·        Trăm năm tóc cũng đổi màu

 ·        Chữ tâm sáng mãi giữa màu thời gian
———————

 Sống không giận không hờn không oán trách

 Sống mỉm cười với thử thách chông gai

 Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai

 Sống chan hòa với những người chung sống

 Sống là động mà không xao động

 Sống là thương mà chẳng vấn vương

 Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường

 Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Cách treo chữ tâm trong nhà

 Tranh chữ tâm bằng đồng cũng được coi là một món đồ phong thủy nên cách treo chữ Tâm trong nhà tốt nhất là chọn vị trí phù hợp.

 Vị trí treo tranh tốt nhất là trong phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ; vì đây là những không gian quan trọng và dễ bắt phong thủy nhất.

 Bức tranh nên được treo ở độ cao từ 2m trở lên để dễ nhìn và vừa tầm mắt nhất, ngay cả khi ngồi cũng có thể ngắm tranh một cách thoải mái.

 Đối với không gian trưng bày lớn, gia chủ có thể trang trí nhiều bức tranh có kích thước vuông 60cm như tranh đồng chữ tâm khung gỗ, tranh chữ Đức,….thay vì một bức tranh cỡ lớn khác mà vẫn mang lại tính thẩm mỹ và giá trị phong thủy tốt.

 

 

 

 

 

 Tag: hán thư đẹp câu xăm ảnh thêu việt quốc chim chích đậu cành tre thập trên tứ đè công