Tác dụng của tỏi lý sơn

 Tỏi lý sơn có tác dụng gì

 1. Cảm cúm

 Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.

 Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

 2. Đầy bụng, khó tiêu

 Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

 Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

 3. Ho, viêm họng

 Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

 Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

 4. Thấp khớp, đau nhức xương

 Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Tiểu đường

 Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. Huyết áp cao, tụ huyết khối

 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

 Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

7. Tỏi chống ung thư

 Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.

 Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.

 Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…

 Stomach cancer, lung cancer, liver cancer …

 Các nhà nghiên cứu đã tiến hànhcác công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

 Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

 Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

8. Đặc tính sát khuẩn

 Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

9. Giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt

 Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.

10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh

 Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

 Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

 Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoahọc vừa phát hiện.

 Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.

 Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.

11. Có vai trò như một loại Viagra

 Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

 Các công dụng khác

 Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.

  

 Cách ngâm rượu tỏi lý sơn

 1. NGUYÊN LIỆU LÀM LÀM TỎI NGÂM RƯỢU

 – Tỏi Lý Sơn.

 – Rượu nếp 40 độ.

 – Bình thủy tinh hoặc chai nhựa

 ***Khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng, nếu không chọn đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến công dụng của tỏi ngâm rượu.

 500g tỏi, nên chọn tỏi tươi, tỏi cô đơn Lý Sơn, bóc sạch vỏ ngoài, rửa sạch và để ráo nước.

 Khoảng 1.000ml rượu trắng (nếu lượng tỏi tăng thêm thì rượu cũng phải tăng thêm, tỉ lệ 1g tỏi tương ứng với 2ml rượu). Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 40-45 độ là tốt nhất.

 Một lọ thủy tinh sạch có nắp, hoặc chai thủy tinh, chum sành.

 3. CÁCH NGÂM RƯỢU TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN 

 Nếu có điều kiện thì bạn nên chọn mua tỏi cô đơn Lý Sơn vì nó tốt hơn rất nhiều so với tỏi thông thường. Đồng thời khi ngâm rượu thì các dưỡng chất trong nó cũng sẽ được hòa tan dễ dàng hơn. Nên chọn tỏi khô, không bị giập nát và hư hỏng để chất lượng sản phẩm tạo ra tốt nhất.

 Tỏi Lý Sơn 1 tép bạn hãy lột sạch vỏ sau đó đem rửa sạch và để ráo.

 Sau đó hãy cho toàn bộ số tỏi đã chuẩn bị vào trong bình thủy tinh. Tiếp theo chỉ cần đổ rượu nếp vào cho ngập tỏi và đậy kín là được.

 Sau cùng, bạn cần bảo quản bình rượu ở nơi thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. Đồng thời lâu lâu hãy lắc bình để các dưỡng chất được hòa tan nhanh chóng hơn. Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ uống từ 1 – 2 ly rượu. Nếu điều trị huyết áp, sau khi sử dụng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống liều duy trì.

 Tỏi cô đơn (tỏi 1 nhánh) có đặc điểm đặc biệt đó là chỉ có một tép tỏi duy nhất nên toàn bộ chất dinh dưỡng đều tập trung vào một tép tỏi cô đơn có giá trị chữa bệnh cao hơn tỏi trắng thông thường nhiều lần. Tỏi cô đơn Lý Sơn sinh trưởng trong môi trường đặc biệt khác với tỏi bình thường. Chỉ vùng đất cát vôi và san hô biển Lý Sơn mới có loại tỏi đặc biệt này.

 Cách 1: Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ

  

 Cách này thường ít sử dụng hơn vì ngâm tỏi cả củ thời gian ngâm sẽ lâu hơn. Chỉ dành cho những người muốn ngâm lâu:

  

 Bước 1: Mang tỏi đem đi phơi ở chỗ khô ráo, có ánh nắng,

  

 Bước 2: Rửa qua tỏi đã bóc vỏ với nước rượu, chú ý sử dụng loại rượu nào để ngâm thì rửa bằng loại rượu đó.

  

 Bước 3: Đem đi sao tỏi với lửa, tức là các bạn cho tỏi lên chảo nóng sao khoảng 4-5 phút rồi bỏ tỏi ra. Chú ý đảo tỏi đều tay để tránh tỏi bị cháy.

  

 Bước 4: Cho tỏi vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn và đổ rượu vào.

  

 Bước 5: Đậy nắp bình thật chặt, để khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng được.

  

 Đối với cách ngâm rượu tỏi đúng cách này, thành quả rượu sẽ có màu hơi xanh một chút.

  

 Cách 2: Cách ngâm rượu tỏi bằng tỏi đã giã nhuyễn hoặc thái nhỏ

  

 Cách này thường được sử dụng nhiều hơn vì tỏi đã được thái nhỏ ra dễ dàng ngấm hơn nên thời gian ngâm nhanh hơn so với cách 1:

  

 Bước 1: Cũng đem tỏi đi phơi ở chỗ khô ráo có ánh nắng, phơi khoảng 5 nắng sau đó lấy tỏi vào và bóc sạch vỏ.

  

 Bước 2: Rửa qua tỏi bằng rượu như trên.

  

 Bước 3: Thái tỏi thành từng lát mỏng có độ dày từ 0,5-1cm hoặc đem tỏi giã nhuyễn.

  

 Bước 4: Đem tỏi đi sao với lửa, đảo đều khoảng từ 3-4 phút, tránh để tỏi bị cháy.

  

 Bước 5: Cho tỏi đã cắt lát hoặc giã nhuyễn vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn rồi từ từ đổ rượu vào cho đến khi hết.

  

 Bước 6: Đậy nắp thật kín, ngâm rượu khoảng hơn 1 tháng là có thể sử dụng được.

  

 Sau 2 ngày, màu rượu sẽ hơi vàng, sau 2 tuần màu rượu sẽ ngả sang màu vàng nghệ (lưu ý: cách mỗi ngày nên lắc bình rượu một lần).

  

 Theo nhiều ý kiến cho biết thì: sử dụng cách 2 sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cách 1. Do tỏi đã được cắt nhỏ hoặc dập nát thì hoạt tính càng cao, dễ dàng ngấm hơn và mang lại hiệu quả tốt.

  

 Tỏi lý sơn ngâm mật ong

  

Tỏi ngâm mật ong bài thuốc quý không thể thiếu ở mỗi gia đình, Kiên trì ăn tỏi với mật ong trong vòng một tuần sẽ củng cố hệ thống miễn dịch, xử lý rối loạn mạch vành, giảm đau họng, nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh…
Ốm vặt, mệt mỏi không có lý do là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đã yếu đi. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, điều quan trọng là xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cách trồng tỏi lý sơn

 1. Chuẩn bị trồng tỏi Lý Sơn:

 Chọn đất:

 Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp giàu mùn, chân vàn cao, dễ thoát nước, độ chua thích hợp 6 – 6,5. Đất làm kỹ lên luống ngay để tránh mưa, luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,3 m.

 Tỏi giống:

 Chọn những nhánh từ củ chắc. Trọng lượng củ 12 – 15 gr có 10 – 12 nhánh. Mỗi sào cần trung bình 35 kg tỏi giống. Phân loại nhánh trồng riêng để sau này tiện chăm sóc. Trước khi trồng ngâm nhánh tỏi từ 2 – 3 giờ.

 Mật độ trồng:

 Hàng x hàng: 14-15 cm; Cây x Cây: 6 – 7 cm

 Cách trồng:

 Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót.
Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật ): 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 200 kg sưper lân + 400 kg kali + 300 kg NPK/ha .

 2. Chăm sóc tỏi Lý Sơn:

 Việc trồng tỏi, hành nơi đây được bà con chú ý chăm bón hết sức cẩn thận. Cách một ngày lại tưới nước cho tỏi, mỗi ngày tưới 2 lượt sáng và chiều. Nguồn nước dùng để phục vụ việc trồng trọt được lấy từ những giến đào sâu dưới lòng đất. Nước ở đây xuất hiện ở độ sâu khoảng 9 đến 10m, nhưng là nguồn nước lợ.

 Phun thuốc trừ sâu cho hành, tỏi và chăm sóc.

 Xới xáo và làm cỏ: Sau khi cây mọc, gặp mưa lớn kéo dài nên xới xáo để tạo đất thông thoáng giúp rễ phát triển tốt và khi bón phân lần 1, 2 (cây tỏi còn nhỏ) cần xới xáo lấp phân và thường xuyên nhổ cỏ dại.

 Vì có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt nên tỏi nơi đây mang nét đặc trưng riêng, tỏi không có vị hôi, ăn rất mát và đặc biệt ở Lý Sơn có loại tỏi một nhánh (người ta thường gọi là tỏi cô đơn). Điều đặc biệt ở đây là bất cứ loại cây gì khi được đem về đây trồng, quả cũng sẽ cho vị ngọt, thơm hơn rất nhiều so với giống ban đầu, nhất là dưa hấu.

 3. Thu hoạch tỏi Lý Sơn:

 Sau trồng từ 120 – 140 ngày, lúc lá đã già gần khô tiến hành thu hoạch. Nhổ củ, giũ sạch đất, cắt rễ, chột, lấy củ đem phơi.

 Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18-20 nắng (nắng tốt), phơi khi nào tách củ thấy bên trong vỏ khô dòn là đưa vào bảo quản. Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt mới cho vào bao bảo quản (không nên cho vào bao bảo quản khi củ tỏi còn nóng). Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

  

  

 tag: đen nhiêu 1kg mồ côi tại tphcm vua bán đâu mua đà nẵng quảng ngãi hà nội thuật nguyễn văn gỏi tiền 2018 2017 mùa ruộng tím