An toàn thực phẩm là gì
 An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
 Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm tại chợ cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân.
Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm
 Khi tìm hiểu an toàn vệ sinh thực phẩm là gì thì bạn cũng cần nắm được tại sao lại phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cho nên, việc giữ gìn cho thực phẩm luôn sạch là điều tất yếu nhất hiện nay.
 a.Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì một cuộc sống lành mạnh
 Ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống lành mạnh và những bữa cơm ngon cùng gia đình. Nhưng điều đó lại đang ngày càng bị đe dọa bởi những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.
 Tình hình đó dẫn đến việc cần phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho người dân một cuộc sống lành mạnh nhất có thể.
 b. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì lợi ích chung
 Hiện nay, vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào đó mà vấn đề này trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy để hiểu được rằng, giữ gìn vệ sinh thực phẩm chính là đảm bảo lợi ích chung của tất cả mọi người.
 Khi mọi người được cung cấp những thực phẩm sạch và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít có người bị bệnh hơn, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.
Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
 Đối với rau, củ quả nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là việc người trồng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp chứa hàm lượng kháng sinh cao.
 Thói quen ăn uống không lành mạnh, không hợp vệ sinh như ăn gỏi, ăn rau sống.
 Ngoài ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn chịu đựng tác động từ môi trường, các khu dân cư gần các nhà máy, xí nghiệp thực phẩm dễ bị nhiễm độc do khói bụi nhà máy, xí nghiệp gây ra.
Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào
 Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố :
 – Đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm.
 – Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đồ nhựa dùng lại:
  Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa PET (#1), là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.
- Bọc thực phẩm bằng báo:
  Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định. Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.
- Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm:
  Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường… thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), mặn – bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm.
  Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng “lú lẫn” (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.
  Cách phòng ngừa: Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng…; không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm.
- Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung:
  Không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong các nồi đựng bằng kim loại, bất kể nhôm, gang, đồng hay inox. Bởi trong các món ăn, nhất là các món chua đều có một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi được “ngâm” trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm ôxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm ra dù không nhiều nhưng lâu dần tích tụ trong cơ thể người dùng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, cũng từ nhiều nghiên cứu khác cho thấy, nồi kim loại khi mới dùng đôi khi cũng thôi ra một lượng kim loại nhất định như Nickel, Chrome hoặc sắt. Lý do là bởi các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng. Do vậy, các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cọ rửa sạch, cho nước vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng.
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ người dân
 Người dân là những người trực tiếp sử dụng thực phẩm. Vì vậy, để khắc phục vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất thì người dân chính là những thành phần quan trọng quyết định.
 Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ người dân
 a.Lựa chọn thực phẩm
 Để đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì người dân nên lựa chọn đúng cho mình những thực phẩm sạch và tránh xa những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.
 Thực phẩm như thịt cá, rau củ cần tươi sống và không bị biến đổi màu sắc.
 Những thực phẩm đông lạnh thì không được đóng mốc và không quá hạn sử dụng.
 Những thực phẩm nhập khẩu thì cần xem rõ nguồn gốc nhập và chất lượng sản phẩm.
 Người dân nên lựa chọn thực phẩm sạch
 b. Bảo quản và chế biến
 Khi đã lựa chọn cho mình được những thực phẩm đảm bảo chất lượng thì quá trình bảo quản cũng như chế biến thực phẩm cũng cần được kỹ lưỡng. Nhất là cần phải ăn chín, uống sôi để đảm bảo đúng nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Nếu những thực phẩm đã bảo quản quá lâu thì không nên sử dụng mà nên loại bỏ để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm do ôi thiu.
 Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ nhà sản xuất
 Nhà sản xuất cũng góp một phần quan trọng để có những giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả nhất. Đối với nhà sản xuất thì cần lưu ý đến những vấn đề như:
 Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ nhà sản xuất
 a.Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
 Pháp luật nước ta đã có những quy định rất rõ ràng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa ra những tiêu chuẩn đối với những thực phẩm sạch rồi nên những nhà sản xuất cần tuân thủ những quy định này.
 Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp không tuân thủ cũng như tìm mọi cách chống đối nên vẫn còn tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan.
 b. Không sử dụng những chất cấm trong quá trình sản xuất
 Một trong những biện pháp đến từ nhà sản xuất giúp khắc phục tốt nhất vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đó chính là không sử dụng những chất cấm trong quá trình sản xuất.
 Không sử dụng những chất cấm trong quá trình sản xuất
 Những chất cấm như chất phụ gia, hóa chất độc hại, chất tẩy rửa…sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của thực phẩm. Thậm chí những chất này còn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng nữa đấy.
 Ngoài ra, khi sản xuất thực phẩm thì cũng cần ghi rõ tên thực phẩm, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm để người dân nắm rõ được những thông tin liên quan đến thực phẩm.
 Đây là yếu tố quan trọng để người dân biết được rằng thực phẩm này có đáng tin cậy hay không. Vì vậy, không được chủ quan trong vấn đề thông tin thực phẩm này.
 c. Cung cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Đối với những nhà sản xuất thì giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Đây được xem như tiền đề quan trọng để xác nhận cơ sở có đủ điều kiện để kinh doanh thực phẩm trên thị trường hay không.
 Nhà sản xuất có thể tự mình xin giấy chứng nhận hoặc tin tưởng vào những dịch vụ đại diện nhà sản xuất để xin giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Nhưng để đảm bảo an toàn thì nhà sản xuất thực phẩm nên lựa chọn những dịch vụ uy tín để tin tưởng.
 Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan nhà nước
 Cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý những cơ sở vi phạm .
 Thứ nhất, cơ quan nhà nước cần ban hành luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đến những cơ sở không tuân thủ quy định.
 Thứ 2, cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất.
 Tag: thế attp toan thuc pham ve tiếng anh đăng tphcm antoanthucpham ngành bản cam kết la gi khái niệm tầm vsattp tháng english bộ tổng giáo hậu mẫu cáo kien nghiem bài thuyết powerpoint hàng tết thuộc lĩnh vực thương hệ thống iso 22000 kế hoạch khám khỏe kỳ sổ 3 bước viết đoạn văn cân hồ tiểu vinaphone vai trò thanh huấn luyện sách biên giám sát bếp tập mức thcs hcm ecofood ngụy kon tum suy nghĩ em j chú lệnh phiếu khảo sáng kiến slogan sơn pdf đâu phép 2019 phương tai lieu haccp bql thơ quốc đáp trách nhiệm tham luận giới bai tuyen truyen nam 2018 truyền đà nẵng dàn hãy rã mở cửa dư tài ngắn yêu cầu băng rôn rơi dịp đán g thang hanh dong việt hài kịch 2020 xncb thí điểm xét