Các bước lập kế hoạch kinh doanh

 Các bước lập kế hoạch kinh doanh

 Kế hoạch kinh doanh là gì

 Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai.

 Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh

 Mỗi kế hoạch kinh doanh gồm 13 trang và cho biết một doanh nghiệp thường có cấu trúc ra sao. Trình bày đơn giản, thuận tiện và dễ hiểu.

 Tóm tắt – MoogTech
MoogTech phát triển và xây dựng phần mềm quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ, do đó nó được sử dụng trong thương mại điện tử và và thanh toán trực tuyến.

 Khách hàng của chúng ta là các công ty cơ khí và điện tử là nhà thầu phụ của của các công ty lớn. Những công ty này sẽ tập trung các yêu cầu “nóng nhất” về áp dụng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến.

 Giá trung bình cho sản phẩm của chúng ta là: 57.000 với số dư đảm phí 51.000 trên mỗi khách hàng – Tỷ lệ đảm phí 79%
Doanh thu
Doanh thu năm đầu tiên dự tính là 654.000 với lợi nhuận 250.000 – một phần trong đó là lương của chúng ta

 Chúng ta tin rằng việc tìm kiếm và triển khai dịch vụ cho 10 khách hàng trong năm đầu tiên là hoàn toàn khả thi.
Một khi các doanh nghiệp nhận ra rằng họ có thể phải thực hiện thanh toán điện tử, họ sẽ liên lạc với chúng ta – nếu họ biết công ty của chúng ta tồn tại.

 Kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì ?

 Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

 Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

 Ai là người lập kế hoạch kinh doanh ?

 Người lập bản kế hoạch kinh doanh thường là giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hay những vị trí liên quan lập nên. Nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì khả năng hiện thực hóa càng cao.

 App lập kế hoạch kinh doanh

 Một số app lập kế hoạch kinh doanh  mà bạn có  thể trải nghiệm đó là: Mindnet, Teraapp

 Dàn ý kế hoạch kinh doanh

 1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

 2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

 Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

 3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

 Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

 4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

 Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

 5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

 6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

 Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

 7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

 8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

 9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

 Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

 Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

 10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

 Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

 Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

 Cách lên kế hoạch kinh doanh

 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh

 1. Thu thập thông tin số liệu
Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

 Thu thập số liệu cho bản kế hoạch kinh doanh

 Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:

 Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

 2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan
Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

 Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
Chuẩn bị tài liệu cho bản kế hoạch kinh doanh

 Những tài liệu này có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

 3. Xác định đối tượng thực hiện
Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.

 Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

 Hướng dẫn viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.

 1. 6 đề mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh
Yếu tố cần có khi viết kế hoạch kinh doanh

 #1: Tóm tắt bản kế hoạch

 Một bản kế hoạch tài chính thường khá là dài, có thể lên tới hàng chục trang. Một trang tóm tắt sơ lược và cô đọng nhất là cần thiết để họ nắm bắt toàn bộ nội dung. Phần này chỉ nên kéo dài từ một tới hai trang.

 #2: Mô tả về doanh nghiệp

 Toàn bộ các thông tin liên quan tới doanh nghiệp, từ loại hình kinh doanh, lịch sử hình thành, thành tựu, quy mô, cơ sở vật chất,… nên được liệt kê khái quát trong mục này.

 #3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ

 Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.

 #4: Phân tích thị trường

 Tất cả những thông số liên quan tới thị trường, như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể trong mục này. Nhận thức được bức tranh của thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể trong hoạt động kinh doanh sau này.

 Phân tích thị trường trong bản kế hoạch kinh doanh

 #5: Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính

 Đây là ba thành tố nhất định phải có trong bảng kế hoạch kinh doanh. Số lượng nhân sự các phòng ban là bao nhiêu, sơ đồ tổ chức các phòng ban, các mục tiêu và chiến lược Marketing cần triển khai trong thời gian tới, bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, cách phân bổ nguồn vốn ra sao, kế hoạch huy động vốn trong tương lai…

 #6: Tài liệu đính kèm

 Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…

 Các bước lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

 Các bước lập kế hoạch kinh doanh / Lập kế hoạch kinh doanh từ a đến z

 #1: Xác định tầm nhìn dài hạn
Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

 Xác định tầm nhìn dài hạn

 Bạn nên viết tầm nhìn dài hạn của công ty trong mục Sứ mệnh, tầm nhìn định hướng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

 #2: Đặt mục tiêu cụ thể
Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

 Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.

 Hãy lồng ghép USP vào bản kế hoạch kinh doanh. Điều này giúp bạn nhận biết thế mạnh của bản thân, và làm bản kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt của người đọc.

#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

 Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.

#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

 Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

#6: Nghiên cứu cung – cầu thị trường

 Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.

#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

 Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

 Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.

#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

 Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?

#9: Hành động

 Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.

 Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

 Những sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh

 1. Hiểu sai mục tiêu.Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ” dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.

 2. Triển khai kế hoạch từng bước.Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà thôi.

 3. Kết thúc việc làm kế hoạch.Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh.

 4. Không công khai kế hoạch cho nhân viên.Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.

 5. Nhầm tiền mặt với lợi nhuận.Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa đơn bằng lợi nhuận.

 6. Tập trung quá nhiều ưu tiên.Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó khăn cho bạn khi thực hiện.

 7. Đánh giá quá cao ý tưởng.Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.

 8. Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên.Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót (deadline). Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.

 9. Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo.Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu, sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.

 10. Lập dự báo vô lý.Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.

 Mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng

 BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁ NHÂN

 1. Giới thiệu chung:

 Tên

 Địa chỉ liên lạc

 Số điện thọai

 E-mail

 Ngày sinh

 Trình độ học vấn
2. Tóm tắt kinh doanh

 Đối tượng khách hàng

 Doanh thu

 Lợi nhuận thu được

 Nhu cầu về nguồn vốn

 Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm

 Thị trường, địa điểm

 Hình thức pháp lý

 Kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính

 Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ
3. Các sản phẩm và các dịch vụ

 Giới thiệu chi tiết sản phẩm và dịch vụ

 So sánh sự cạnh tranh

 Quảng cáo

 Nguồn hàng

 Công nghệ

 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

 4. Phân tích thị trường

 Tóm tắt

 Phân đoạn thị trường

 Phân tích ngành

 Các thành viên tham gia đến ngành

 Các kiểu phân phối

 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng

 Các đối thủ cạnh tranh chính

 Phân tích thị trường

 5 Chiến lược và việc thực hiện

 Tóm tắt

 Chiến lược Marketing

 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường

 Chiến lược giá cả

 Chiến lược hỗ trợ, quảng cáo

 Chiến lược phân phối

 Chương trình marketing

 Chiến lược bán hàng

 Dự báo bán hàng

 Kế hoạch bán hàng

 Dịch vụ và hỗ trợ

 6. Quản lý

 Tóm tắt

 Cơ cấu tổ chức

 Nhóm quản lý

 Sự khác biệt của nhóm quản lý

 Kế hoạch nhân sự

 Xem xét các phần quản lý khác

 Kế hoạch tài chính

 7. Nguồn vốn

 Số vốn

 Lời lãi

 Cách huy động vốn

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tiếng anh cafe take away trái cây mầm non excel download z quán án em ebook form file giáo võ quý giải ngân bài 53 thiệu chung nêu căn du james jones j 2020 sạn ăn vặt giày dép cơm bình dân ép tiệm bánh ngọt word tháng lẻ quần áo online sách tiểu luận mềm powerpoint plan phác thảo rau sạch café rửa xe thủy canh resort slide sánh trà sữa shop hoa tươi cà phê uống thi ueh web web5ngay mại tử yến sào youtube yoga y pdf a-z nhanh chay cương thi án quán cafe nghề ôn xe ô tô gara sửa chữa phụ tùng thuê bài 2019 2018 sạn 2020 20 phút pdf 300 triệu dưới triệu/tháng tháng 4p quý 56 53 cây ép trái excel quần áo trẻ em file powerpoint shop giày homestay khóa kiện nướng sạch cơm mỹ cà phê bánh ốc sách nấm rơm siêu mini trà sữa hải tuần thuyết vệ xưởng may thao lót tục mở rộng cửa ngân online nông tuyển vinamilk trưởng vingroup acb agency ao anh ngữ b2b cuốn hiểm thọ lẻ bds bida ngọt căn hộ cà phê chăn ga gối đệm án rau sạch du dầu nhớt lữ excel file ebook fpt 2020 fastfood giày dép gạo vệ gấu bông online thao hoa tươi dùng hostel la gi sạn đô mini kêu gọi tục logistics bcp lợn pdf mẹ bé mở thuốc mỹ xách powerpoint download neu ngân detox sách nông ppt gym khám quý quần áo quán nhậu trà đạo sữa bar resort rạp chiếu phim rửa xe spa bột studio mềm shop template mại tử ngoại ngữ tháng tải vinamilk tự 100 triệu xưởng mộc nhập khẩu xi măng xả stress ăn vặt sáng nhanh nuôi suất thi handmade đất nền uống ô tô 123doc 2018 2019 shb mbb agribank sườn full khảo bố cục cấu trúc tour bat dong san doc chơi biên bìa soạn sơn đầy bđs hủ tiếu lọc vé bay startup giảng biểu đông chơi giờ khát phở mật ong miễn việt thú cưng giao đàm phán bđs beautiful skin dược gas giặt ủi game kem lê thẩm dương linh tết massage trọ startup mạng xã vỉa hè tuyến cũ mì đèn led  mì cưới ke hoach lap cach nha hang mau bang hanh hà maẫu đình tphcm 2017 trại sea breeze đà nẵng – timeline b10a yên lâp tỉnh tiệc business chuỗi chăm sóc phố bể bơi