Các bước ly hôn thuận tình

 Thuận tình ly hôn là gì

 Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

 Thủ tục thuận tình ly hôn cần những gì

 Ly hôn thuận tình cần những giấy tờ gì

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  •  Sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản sao có chứng thực)
  • Chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

 Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần

 Theo quy định của pháp luật, khi mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ chồng có thể thống nhất lựa chọn phương án thỏa thuận ly hôn. Ly hôn căn cứ theo các quy định của pháp luật được chia thành hai trường hợp như sau:

 1. Vợ chồng thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc nuôi con, chia tài sản sau ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sư 2015, trường hợp vợ chồng thống nhất thuận tình ly hôn, đồng thời thỏa thuận được việc nuôi con và chia tài sản sau ly hôn thì sẽ thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận việc dân sự, cụ thể là yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

 Đối với thủ tục công nhận việc dân sự này thì pháp luật tố tụng dân sự không có quy định về việc hòa giải mà chỉ có khuyến khích hòa giải cơ sở theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

 2. Vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng có tranh chấp trong việc nuôi con, chia tài sản sau ly hôn
Đối với trường hợp này, vợ hoặc chồng sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định hòa giải là một trong những giai đoạn bắt buộc khi giải quyết vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (gọi chung là ly hôn).

 Về các quy định liên quan đến hòa giải, hiện nay không có quy định cụ thể đối với trường hợp ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải bao nhiêu lần. Tuy nhiên, tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định một trong những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được là vụ án mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Do vậy có thể hiểu trong trường hợp này, sau khi Tòa án triệu tập tham gia hòa giải lần thứ hai mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán có quyền tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 208.

 Tuy nhiên trong thực tế, với mục đích mong muốn hàn gắn và tạo cơ hội để các bên đương sự có thời gian suy nghĩ thêm về quyết định ly hôn, Tòa án thông thường có thể tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần tùy theo tính chất, mức độ của vụ án.

 Ly hôn thuận tình mất bao lâu

 Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, Bản án/Quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực thi hành. Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn có thể sẽ được thực hiện trong thời hạn 130 ngày.

 Án phí ly hôn thuận tình

 Theo quy định tại khoản 4, Điều 1 47 Bộ luật tố tụng dân sự mới nhất năm 2015 quy định cụ thể:

 “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.

 Theo đó, nếu bạn khởi kiện ly hôn chồng, bạn sẽ phải nộp án phí sơ thẩm. Mức án phí dân sự sơ thẩm bạn phải nộp là 300.000 đồng.

 Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng bạn còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia. Và án phí lúc này nếu bạn đơn phương xin ly hôn thì bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí bằng 50% mức án phí đối với vụ án có giá ngạch theo như giá trị tài sản bạn yêu cầu chia. Hai vợ chồng, mỗi người sẽ chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia theo như quy định tại khoản 5, điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH.

 Dịch vụ ly hôn thuận tình

 Luật DeHa xin gửi tới quý khách dịch vụ tư vấn ly hôn uy tín, Quý khách có nhu cầu tư vấn lý hôn hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn.

  

  

 tag: 2019 hồ bước mẫu chi trình gồm nước ngoài nhanh 2018 tự decision of divorce by mutual consent