Các chiến lược phát triển thương hiệu

 Chiến lược thương hiệu là gì

 Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là một tập hợp các hướng dẫn, giải pháp, kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách thành công nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.

 Các loại chiến lược thương hiệu

 Đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu riêng biệt phù hợp với định vị thị trường của sản phẩm đó (thí dụ: Các sản phẩm bột giặt của Procter & Gamble như Ariel, Tide, Dash)…

 Chiến lược thương hiệu dãy: Mở rộng một khái niệm, một ý tưởng hoặc một cảm hứng nhất định cho các sản phẩm khác nhau và do đó cho các thương hiệu khác nhau của công ty (thí dụ: các loại ô-tô của hãng Renault).

 Chiến lược thương hiệu nhóm:

 Đặt cùng một thương hiệu và một thông điệp cho một nhóm các sản phẩm có cùng một thuộc tính hoặc chức năng.

 Chiến lược thương hiệu hình ô:

 Một thương hiệu chung sẽ hỗ trợ cho mọi sản phẩm của công ty ở các thị trường khác nhau nhưng mỗi sản phẩm lại có cách thức quảng bá và cam kết riêng trước khách hàng và công chúng (Thí dụ các thiết bị văn phòng, máy photocopy, camera mang thương hiệu Canon).

 Chiến lược thương hiệu nguồn (hay còn gọi là thương hiệu mẹ): Tương tự như chiến lược hình ô, nhưng điểm khác biệt chủ yếu là mỗi sản phẩm được đặt thêm một tên riêng.

 Chiến lược thương hiệu chuẩn:

 Đưa ra một sự chứng thực hay xác nhận của công ty lên tất cả các sản phẩm vốn hết sức đa dạng và phong phú và được nhóm lại theo chiến lược thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dãy và/hoặc thương hiệu nhóm (thí dụ, các loại ô-tô của hãng General Motors).

 Trong sáu dạng của mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm tồn tại một vấn đề mang tính lựa chọn: Liệu tên thương hiệu có nên trùng với tên công ty hay không? (Sáu dạng quan hệ trên đây cho phép chúng ta có cái nhìn tổng quát để có thể lựa chọn và xác định những chiến lược phát triển thương hiệu trong mọi lĩnh vực cho dù đó là ngành dịch vụ hay công nghiệp; hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hay đồ xa xỉ. Sau đây, chúng ta sẽ phân tích về nội dung cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng dạng chiến lược.

 Chiến lược thương hiệu sản phẩm

 Một thương hiệu có thể được biểu hiện cùng lúc như một biểu tượng một từ ngữ, một vật thể và một khái niệm. Là một biểu tượng bởi thương hiệu có rất nhiều khía cạnh nhận biết và chúng kết hợp một cách thống nhất với nhau nhằm tạo nên sự khác biệt. Đó là những dấu hiệu có tính tượng trưng như logo, biểu tượng, hình thái, mầu sắc, kiểu dáng bao bì và thiết kế. Là một từ ngữ bởi bất kỳ một thương hiệu nào cũng được gọi bằng một cái tên nào đó. Là một vật thể vì thương hiệu có thể giúp chúng ta phân biệt sản phẩm, dịch vụ này với các sản phẩm hay dịch vụ khác.

 Cuối cùng, là một khái niệm, nó cũng được xem như một dấu hiệu khác biệt của một thương hiệu. Cũng như mọi thứ khác, thương hiệu cũng phải truyền tải tính hữu ích của nó, hay nói một cách khác là ý nghĩa của nó tới khách hàng và công chúng. Mục tiêu của chiến lược thương hiệu – sản phẩm là ấn định riêng cho mỗi sản phẩm một cái tên duy nhất và phù hợp với định vị của sản phẩm đó trên thị trường. Kết quả của chiến lược này là mỗi một sản phẩm mới ra đời sẽ có một thương hiệu riêng của mình. Do đó, các công ty sẽ có một danh mục các thương hiệu tương ứng với danh mục các sản phẩm của mình. Chiến lược này được minh họa trong hình sau:

 Công ty Procter & Gamble đã coi đây là triết lý trong quản lý thương hiệu của mình. Ta có thể thấy điều đó qua các sản phẩm giặt tẩy của họ với các thương hiệu như Ariel, Tide, Dash cũng như qua các thương hiệu xà phòng tắm như Camay, Safeguard,… Mỗi sản phẩm này có một sự định vị cụ thể và chiếm lĩnh một phân đoạn thị trường nhất định.

 Các công ty trong ngành sản xuất thực phẩm thường đưa ra những sản phẩm mới đặc trưng, mỗi sản phẩm đó có một tên gọi riêng. Do vậy, hồ sơ danh mục thương hiệu – sản phẩm của họ được mở rộng. Vậy, làm sao người ta có thể quản lý được một cách chặt chẽ mối quan hệ giữa tên sản phẩm và định vị thị trường của nó? Trước tiên, thương hiệu là phương tiện mở rộng duy nhất cho việc đổi mới sản phẩm. Thí dụ như công thức của sản phẩm Ariel đã không ngừng được cải tiến kể từ ngày sản phẩm lần đầu tiên được đưa ra thị trường. Những nỗ lực này nhằm mục đích duy trì vị thế ban đầu của nó. Với mục tiêu đó, Ariel được khách hàng biết đến như một sản phẩm tốt nhất về đổi mới khoa học và công nghệ và dùng nó để cạnh tranh với các thương hiệu của Unilever (Kaplerer & Thoeng, l989). Đôi khi, để làm nổi bật những cải tiến quan trọng trong sản phẩm, nhà sản xuất thêm những con số vào thương hiệu hàng hóa (Thí dụ như Bold 1, Bold 2, Bold 3). Để thích ứng với những thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, thương hiệu có thể được thay đổi hình thức biểu hiện, thí dụ như trong cách bao gói chẳng hạn.

 Trong nhiều trường hợp (khi có những thay đổi về công nghệ hoặc trong xu hướng, thị hiếu tiêu dùng thì những thuộc tính, đặc điểm của thương hiệu cũng cần phải được điều chỉnh một cách thích hợp và cần tái định vị trên thị trường. Ariel xuất hiện lần đầu trên thị trường với tư cách là một loại bột giặt sinh học, cam kết loại bỏ hết mọi vết ố. Khi máy cán là  và việc luộc vải bị loại bỏ, Ariel buộc phải duy trì được hiệu quả cao ngay cả ở nhiệt độ thấp, và đó cũng là cam kết của thương hiệu này cho đến ngày nay. Điều này nhắc nhở rằng các thương hiệu phải có khả năng đối phó với những thay đổi về công nghệ và thị hiếu tiêu dùng vốn không giới hạn. Trong trường hợp của Ariel, nó đã không bị bó buộc vào tên gọi của mình. Trái lại, nó đã nhân cách hóa thương hiệu đó thật thanh thoát và đầy nữ tính, khác biệt hẳn với những thương hiệu mang tính kỹ thuật như Bold. Các nguyên âm (i và e) là biểu trưng cho ánh sáng, sự tươi tắn và sức mạnh (Collins, l987) vốn rất có hiệu quả trong một thị trường mang tính cạnh tranh cao (Đó là không những phải trắng và sạch mà còn phải trắng sạch hơn). Do đó, cái tên Ariel không trực tiếp nói lên vị thế của mình mà nó tự mang lại cho nó tính tượng trưng, bản sắc riêng cũng như ý nghĩa riêng.

 Vậy khi một công ty theo đuổi chiến lược thương hiệu – sản phẩm thì họ gặp phải những khó khăn và thuận lợi nào?

 * Với những công ty tập trung vào từng phân đoạn thị trường nhất định, thì đây là yêu cầu mang tính chiến lược. Với việc tấn công ồ ạt vào một thị trường, như Procter & Gamble đã thực hiện trước đây với bốn loại chất tẩy rửa khác nhau, công ty đó có thể chiếm lĩnh được một số phân đoạn thị trường bằng cách tạo ra các thương hiệu khác nhau cho các nhu cầu và mong đợi khác nhau. Điều này sẽ giúp công ty mở rộng tối đa thị phần của mình.

 * Nếu những phân đoạn này không khác biệt nhau nhiều thì việc chọn cho mỗi sản phẩm một thương hiệu sẽ giúp cho người tiêu dùng coi các sản phẩm đó là khác biệt với nhau. Đây là điều cần thiết khi, các sản phẩm có bề ngoài giống nhau. Mặc dù mọi loại chất tẩy rửa đều có chung những thành phần cấu tạo hóa học cơ bản nhưng tỷ lệ của chúng sẽ lại phụ thuộc vào việc người tiêu dùng quan tâm hơn đến đặc tính nào: như khả năng loại bỏ chất bẩn, giữ độ bền chất vải, giữ mầu sắc, bảo vệ da tay hay thích hợp với việc giặt bằng máy. Việc gắn kết một tên thương hiệu cụ thể cho một loại nhu cầu hoặc mong muốn nhất định sẽ nhấn mạnh sự khác biệt về thuộc tính và lợi ích giữa các sản phẩm.

 * Chiến lược thương hiệu – sản phẩm phù hợp với những công ty có tính sáng tạo cao, liên tục đổi mới và mong muốn luôn chiếm lĩnh trước được một vị thế trên thị trường, tức sẽ luôn là người dẫn đầu. Nếu như thương hiệu đầu tiên trong khúc đoạn thị trường mới tỏ ra có hiệu quả thì nó sẽ được hướng lợi thế của người dẫn đầu. Trong nhiều trường hợp, tên thương hiệu đóng vai trò bảo vệ hữu hiệu cho sự đổi mới – những phát minh, sáng kiến. Điều này đặc biệt quan trọng và cũng dễ nhận thấy trong những thị trường, nơi mà sự sao chép và nhân bản có điều kiện phát triển. Thí dụ trong lĩnh vực dược phẩm, nơi việc sao chép nói chung là khá phổ biến thì ta sẽ thấy rằng mỗi sản phẩm mới xuất hiện đều được đăng ký với hai tên gọi: Một cho sản phẩm, công thức và một cho nhãn hiệu. Ngay cả khi chúng cùng có một công thức đi nữa thì những sản phẩm sau này cũng dường như có sự khác biệt nhờ nhãn hiệu gốc của sản phẩm (Zantac, Tagamet…), do đó thương hiệu có vai trò như chiếc khiên bảo vệ bề mặt pháp lý. Mặt khác, bất cứ nơi nào mà pháp luật không đóng vai trò bảo vệ thì các loại hàng giả, hàng nhái sẽ cố gắng khai thác tiềm năng của thương hiệu bằng cách bắt chước tên thương hiệu càng giống càng tốt. Điều đó giải thích tại sao những nhà phân phối lẻ lại hay lợi dụng thương hiệu hàng hóa khác vì quyền lợi của thương hiệu của mình như Fortini nhái theo Martini, Whip nhái theo Skip, Quickcao bắt chước Phoscao…

 * Chính sách thương hiệu – sản phẩm cho phép các công ty dám mạo hiểm khi tham gia vào thị trường mới. Do chưa chắc chắn về sự thành công của một loại sản phẩm hóa lỏng mới, Procter & Gamble đã chọn cho sản phẩm này một tên thương hiệu riêng. Bằng cách này, công ty sẽ có thể tránh được những rủi ro không đáng có đối với những thương hiệu đã thành công trên thị trường trong trường hợp sản phẩm mới thất bại. Vào thời điểm đó, nếu đưa sản phẩm hóa chất lỏng đó ra thị trường với tên gọi Ariel thì có nguy cơ đe dọa những giá trị đã gây dựng được của thương hiệu này.

 * Chính sách thương hiệu – sản phẩm ngụ ý rằng tên gọi của công ty không nhất thiết được quảng bá rộng rãi trước công chúng và do đó nó khác biệt với tên thương hiệu. Trên thực tế chiến lược này cho phép công ty có thể mở rộng và xâm nhập vào bất cứ đâu và bất cứ khi nào, đặc biệt là vào các thị trường mới. Procter & Gamble đã đi từ sản phẩm đầu tiên của mình là xà phòng Ivory (1882 ) đến bột nêm Crisco (1911) rồi Chipso, xà bông dành cho máy giặt (1921), xà bông chăm sóc sắc đẹp Camay (1926) bột giặt máy Dreft (1950), rồi đến Dash (l955), kem đánh răng Crest (1955 ), bơ lạc Jif (1956), tã lót Pampers (1961), cà-phê Folgers (1963), nước súc miệng sát khuẩn Scope (1965), trục cán dùng trong nhà bếp Bounce và khoai tây chiên Pringle (1968), băng vệ sinh Rely (l974)… và danh sách vẫn còn tiếp tục với hàng loạt sản phẩm trong mọi lĩnh vực và các thị trường khác nhau trên toàn thế giới.

 * Do mỗi thương hiệu là độc lập với nhau nên nếu một thương hiệu nào đó hoạt động kém hiệu quả sẽ không đe dọa đến các thương hiệu khác cũng như tên công ty. Thí dụ, vụ việc liên quan đến thương hiệu Rely, mà khiến cho công ty Procter & Gamble phải thu hồi sản phẩm này, đã không gây ảnh hưởng đến các thương hiệu khác của công ty. Tin đồn về những mối quan hệ bị cáo buộc giữa công ty này với một giáo phái tà đạo nào đó hoặc với nhóm Moonies đã không có tác động xấu đến doanh số bán các sản phẩm của công ty.

 * Cuối cùng, hành vi của các nhà bán lẻ cũng sẽ góp một phần rất lớn đến sự thành công của chiến lược. Khoảng không gian trên các giá trưng bày trong cửa hàng bán lẻ (siêu thị chẳng hạn) dành cho một công ty sẽ tỷ lệ với số lượng thương hiệu của công ty đó. Nếu một thương hiệu bao gồm nhiều loạt sản phẩm thì người bán lẻ chỉ tích trữ các sản phẩm thuộc thương hiệu đó chứ không phải thương hiệu khác.

 Những trở ngại nảy sinh trong chiến lược thương hiệu – sản phẩm chủ yếu ở vấn đề chi phí đầu tư. Việc đầu tư vào chiến lược đa thương hiệu không dành cho những người nhát gan.

 * Mỗi khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường đồng nghĩa với việc một thương hiệu mới ra đời. Theo đó là một chiến dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng rầm rộ với một chi phí truyền thông không nhỏ. Rõ ràng đây là một khoản đầu tư đáng kể và cũng rất đáng ngại, đặc biệt đối mới những công ty nhỏ. Hơn nữa, thực tế là những người bán lẻ rất ngại mạo hiểm với bất cứ một sản phẩm mới mang tính thử nghiệm nào, do đó họ sẽ chỉ hào hứng nhận tiêu thụ khi chiết khấu bán hàng đủ hấp dẫn. Đây lại là một khó khăn nữa xét về mặt chi phí.

 * Với chiến lược này, việc tăng cường số lượng các thương hiệu sản phẩm trong một thị trường cần phải cân nhắc đến khả năng và tốc độ hoàn vốn đầu tư. Để đáp ứng được sự đa dạng về danh mục sản phẩm, chi phí sẽ tăng lên tương ứng cho các khoản đầu tư như: Cho nghiên cứu và phát triển, thiết bị – máy móc, chi phí thương mại… Điều này chỉ phù hợp với các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao bởi nó cho phép có được tốc độ hoàn vốn đầu tư cao. Nhưng đối với các thị trường đã bão hòa thì cơ hội như vậy sẽ không còn. Do vậy, trong một thị trường như vậy, đôi khi việc sử dụng một thương hiệu sẵn có cho một sản phẩm mới lại có lợi thế hơn so với việc tạo cho nó một thương hiệu mới.

 Các chiến lược phát triển thương hiệu

 9 yếu tố cơ bản của một chiến lược thương hiệu bao gồm:

 

 La bàn thương hiệu (Brand Compass)

 Văn hoá công ty (Company culture)

 Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)

 Kiến trúc thương hiệu (Brand architecture)

 Tên thương hiệu và slogan (Name & tagline)

 Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand identity)

 Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging)

 Website

 Mạng xã hội (Social media)1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)La bàn thương hiệu (Brand Compass)La bàn thương hiệu là một bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu về thương hiệu mà bạn sở hữu. Nó là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai đoạn Chiến lược thương hiệu, bao gồm: Nghiên cứu thương hiệu và thị trường, định vị thương hiệu.La bàn là công cụ soi sáng và dẫn lối, điều hướng cho mọi hoạt động mà thương hiệu hoạt động trong tương lai, nó bao gồm:

 Mục đích thương hiệu được tạo ra

 Tầm nhìn

 Sứ mệnh

 Giá trị cốt lõi

 Mục tiêu chiến lược

 Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.

 2. Văn hoá Công ty (Company culture)

 Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấy đầy cuốn hồ sơ năng lực.

 

 Đây là điều quan trọng, Vũ xin nhắc lại nó rất quan trọng nếu các bạn muốn sở hữu một thương hiệu bền vững. Xây dựng và ban hành quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp là xây dựng và truyền cảm hứng, truyền tin thần vì mục tiêu của toàn bộ tập thể và là nguồn cảm hứng thúc đẩy, duy trì việc phát triển thương hiệu của bạn.

 

 Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấp đầy cuốn hồ sơ năng lực. Một văn hoá công ty hiệu quả đều được xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và những nhân viên trong đó tin tưởng và cùng theo đuổi, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài.

 

 Một văn hoá thương hiệu vững chắc sẽ dẫn đến kết quả là một nội bộ đồng điệu cảm xúc và liên kết bền vững, nó tạo động lực cho mỗi cán bộ nhân viên làm việc cống hiến và biến họ thành những đại sứ thương hiệu mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.

 

 3. Nhân cách của thương hiệu (Brand Personality)

 Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành với thương hiệu.

 

 Hãy xem thương hiệu là một con người, vậy con người này chứa đựng những tính cách, suy nghĩ và cảm xúc như thế nào? Nhân cách đó bao gồm những đặc điểm mang tính cá nhân, nổi trội, đặc biệt mà “anh ấy” sở hữu? Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

 

 4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

 Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

 

 Kiến trúc thương hiệu, là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

 

 Hiểu đơn giản, Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

 

 5. Tên thương hiệu và slogan

 Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

 

 Tên thương hiệu và slogan là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất. Chúng phải chứa đầy đủ ý nghĩa.

 

 Để tạo ra được tên thương hiệu và slogan, nó có thể được tạo ra trong khi bạn đang suy nghĩ về việc sẽ khởi đầu việc kinh doanh mới, nó cũng có thể được tạo ra trong quá trình nghiên cứu thị trường chuyên sâu, kết quả của việc ngày đêm thức trắng suy nghĩ, sàng lọc, đôi khi nó đến tự nhiên như một sự tình cờ.

 

 Tuy nhiên vì bản chất của nó là được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất nên bạn cần phải thực sự nghiêm túc và nên cần tới một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện giai đoạn này, vì nếu bạn muốn sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp, hãy làm chuyên nghiệp ngay từ đầu.

 

 Một cái tên và slogan ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh, dễ dàng sử dụng, bảo hộ và đăng ký tên miền, sẽ lưu lại ấn tượng mạnh mẽ với những người được trải nghiệm nó, giúp thương hiệu đó bền vững.

 

 6. Nhận diện thương hiệu:

 Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.

 

 Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là logo, slogan. Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.

 

 Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả phải thể hiện được tính cách thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và định vị của nó. Một logo được thiết kế kỹ lưỡng có sức mạnh không giới hạn về truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn ngay lập tức tới tất cả những ai trải nghiệm cùng nó.

 

 Một hệ thống nhận diện tối thiểu sẽ bao gồm:

 

 Thiết kế Logo

 Màu sắc của thương hiệu

 Hệ thồng font chữ sử dụng

 Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.

 Danh thiếp (card visit)

 Giấy viết thư

 Tiêu đề thư

 Phong bì thư

 Hóa đơn

 Thẻ nhân viên

 Đồng phục nhân viên

 Chữ ký email

 Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)

 Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…

 Và còn tùy vào mỗi mô hình kinh doanh, sẽ có những hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp và chuyên nghiệp riêng.

 

 7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice and Messaging)

 Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia.

 

 Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia.

 

 Khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác bằng những thông điệp truyền thông có mục đích thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn cam kết.

 

 Tông giọng và thông điệp bạn truyền đạt một cách thống nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt bạn ngay lập tức, cho dù đó là tài liệu in ấn quảng cáo hay một đoạn TVC được phát trên vô tuyến hoặc Radio. Nó như một người bạn cũ lâu rồi không gặp trong đám đông, bạn bất giác nghe giọng nói ai đó quen thuộc bấy lâu.

 

 8. Website

 Website là một người thuyết trình và bán hàng thầm lặng, không cần được trả lương mỗi tháng, cô ấy vẫn đứng đó thể hiện tập trung và đầy đủ nhất mọi thông tin về thương hiệu của bạn tới người xem.

 

 Website là một người thuyết trình và bán hàng thầm lặng, không cần được trả lương mỗi tháng, cô ấy vẫn đứng đó thể hiện tập trung và đầy đủ nhất mọi thông tin về thương hiệu của bạn tới người xem.

 

 Một website hiệu quả sẽ làm cho thương hiệu của bạn trực quan, sống động. Được thiết kế và minh hoạ rõ ràng sẽ truyền tải thông điệp mà bạn muốn trao tới một cách nhanh nhất.

 

 Ngày nay các website không còn giới hạn việc truy cập và trải nghiệm trên máy tính, nó còn luôn theo sát, trong túi của mỗi khách hàng trong các thiết bị di động tới mọi ngóc ngách trên thế giới.

 

 Website vẫn là một công cụ, chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm cho khách hàng, nó tốt cho việc trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho khách hàng mục tiêu.

 

 9. Mạng xã hội

 Thông qua mạng xã hội chúng ta dễ dàng tạo lập được tệp khách hàng tiềm năng, khách hàng quan tâm tới thương hiệu và sau đó sử dụng cách chiến thuật biến họ thành khách hàng trung thành.

 

 2020 thời đại mà chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến trên đại đa số các phương tiện truyền thông là thời đại 4.0, thời đại mà con người dành thời gian trải nghiệm trên các thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn trải nghiệm thực tế.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: vinamilk sai lầm starbucks su durex việt nam tiếng ogival balo quần lịch msi candino laptop cà phê xe tô soyoung hơi áo comet chơi trẻ em khẳng mamago vàng lexus ngủ hoàng neutrogena elmich ví hansgrohe magic korea son môi kênh youtube đạp yến sào quốc aokang đầm bầu lenovo celio google movado d&g nhẫn cưới tommy hilfiger vali kéo