Cách sử dụng chữ ký điện tử

Cách sử dụng chữ ký điện tử

 1. Khái niệm

 Chữ ký điện tử (tiếng Anh là electronic signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu (bao gồ

 m văn bản, hình ảnh, video…) với công dụng là xác định chủ dữ liệu.

 Và bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng:

 Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Tác dụng của chữ ký điện tử

 Như đã đề cập trong khái niệm, chữ ký của điện tử giúp xác định chủ thể của dữ liệu đó là ai.

 3. Chữ ký điện tử và chữ ký số

 Chữ ký số hay bị nhầm lẫn và gọi thành chữ ký điện tử. Tuy nhiên về thực chất thì chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử.

 Có nghĩa rằng, chữ ký số chỉ là một loại chữ ký thuộc loại chữ ký điện tử.

Hình ảnh chữ ký điện tử

 hình ảnh chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không

 Theo khoản 1, Điều 21 Luật Giao dịch điện tử quy định về chữ ký điện tử thì “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định tại Điều 24, Luật Giao dịch điện tử  như sau:

 1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

 a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

 b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

 2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.”

 Khoản 1, Điều 22 Luật Giao dịch điện tử quy định: “Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

 a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

 b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

 c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

 d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.”

Cách tạo chữ ký điện tử

 Làm thế nào để có chữ ký điện tử là câu hỏi được các chủ thể sử dụng chữ ký điện tử quan tâm. Dưới đây là cách tạ chữ ký điện tử để bạn tham khảo.

 Tạo chữ ký điện tử khi sử dụng chữ ký số là điều cần thiết để danh tính của văn bản, đồng thời cũng là cách người dùng tự bảo vệ tài liệu, dữ liệu điện tử mà mình gửi đi, đảm bảo không bị can thiệp chỉnh sửa. Có nhiều cách để tự tạo chữ ký điện tử: Trên word, trên MyLiveSignature,… Nhưng để việc tạo được nhanh chóng, đơn giản nhất thì bài viết này Thaison.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chữ ký điện tử ngay trên word.

 Bước 1: Tạo file dữ liệu định dạng .docx

 Bạn nhấp chuột vào biểu tượng Word để mở ra file dữ liệu định dạng .docx. Thông thường, Word đã được cài sẵn trên máy tính còn nếu như bạn chưa có thì chỉ cần cài đặt về máy, thao tác rất đơn giản.

Biểu tượng phần mềm Word để tạo chữ ký điện tử.

 Biểu tượng phần mềm Word để tạo chữ ký điện tử.

 Bước 2: Tạo chữ ký điện tử

 Trên giao diện file dữ liệu định dạng .docx mới mở ra ở bước 1, bạn chọn tính năng “Insert”, chọn tiếp “Signature Line” để có thể bắt đầu tạo ra chữ ký điện tử.

Chọn tính năng Insert.

 Chọn tính năng Insert.

 Ngay sau đó, cửa sổ “Signature Setup” sẽ được mở ra, bạn điền đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Ok”.

 Tạo chữ ký điện tử trên Word.

 Tới đây, việc tạo chữ ký điện tử của bạn coi như đã thành công. Bạn có thể gửi văn bản này cho người ký, nếu người ký chấp nhận thì có thể chèn vào đó một hình tùy thích.

 Bước 3: Người nhận chèn chữ ký vào văn bản, tài liệu

 Người nhận mở văn bản cần ký điện tử ra rồi nhấn 2 lần vào chỗ ký. Ngay sau đó, một cửa sổ “Sign” sẽ được mở ra, người nhận nhấn “Select Image” để có thể chèn hình chữ ký vào văn bản.

Người nhận chèn chữ ký vào văn bản, tài kiệu.

 Người nhận chèn chữ ký vào văn bản, tài kiệu.

 Bước 4: Hoàn tất chữ ký điện tử

 Sau khi tạo chữ ký điện tử thành công và ký điện tử lên văn bản thì gần như không ai có thể chỉnh được văn bản này. Tuy nhiên, nếu ai đó cố nhấn “Edit Anyway” thì hình ảnh trên chữ ký điện tử sẽ mất đi và chữ ký điện tử sẽ hết giá trị.

 Cũng bởi hạn chế và thiếu tính bảo mật nên hiện rất ít người còn tạo chữ ký điện tử trên word, thay vào đó, hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều áp dụng dịch vụ chữ ký số..

Ký hợp đồng bằng chữ ký điện tử không

 Một trong những tác dụng của chữ ký số mà các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch điện tử thì có thể sử dụng chữ ký số là một trong những ứng dụng để giao dịch với các cơ quan, tổ chức của nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu, thay đổi người đại diện pháp luật, kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà không cần phải đến trực tiếp đến cơ quan nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, thủ tục đơn giản, nhanh gọn.

 Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật các email của mình để thực hiện việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng, an toàn.

 Các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch với đối tác mà các bên không cần phải trực tiếp gặp mặt trao đổi công việc, đầu tư chứng khoán, mua bán hàng hóa hoặc chuyển các hồ sơ giấy mà không phải lo sợ giả danh hoặc mất cắp mà chỉ cần giao dịch trực tuyến thì mức độ bảo mật và an ninh cũng cao hơn.

 Chữ ký số được sử dụng thay cho chữ ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử và luôn bảo đảm tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.

  

  

 tag: gì online 2010 lệ tiếng excel tên offline 2013 tìm thuật toán rsa ví dụ đặc