Chế độ thai sản đối với người lao động

 Chế độ thai sản đối với người lao động

 Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng liên tiếp trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Luật DeHa xin chia sẻ một số câu hỏi mà người lao động nữ thường băn khoăn về chế độ thai sản

  1. Nghỉ thai sản công ty có phải trả lương không ?

 Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

 Điều 157. Nghỉ thai sản

  1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

 Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

 Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

  1. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  2. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
  3. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

 Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 Điều 38,39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

 Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

 Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

 Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

 Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

 1.Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

 a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

 b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quyđịnh tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

 c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợpcó ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

 2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

 Như vậy, căn cứ quy định nêu trên của Bộ luật lao động và luật bảo hiểm xã hội thì chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm chi trả, các doanh nghiệp sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động đang nghỉ theo chết độ thai sản trừ trường hợp người lao động quay lại làm việc khi sau ít nhất 4 tháng nghỉ thai sản thì người chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động.

  1. Mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản

 

TÊN CƠ QUAN
……………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————– 

 

 ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Kính gửi:……………………………………………………………………
Tên tôi là:………………………..……..……………………Sinh ngày……………………..………………….
Chức vụ:…………………………………….….. Vị trí công tác:……………………………………………….
Số CMTND:…………………………… Ngày cấp………………………….. Nơi cấp……………………………..
Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………………………..
Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.
Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..
Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho……..………hiện đang công tác tại………………….
Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc Hà Nội, ngày…..tháng…..năm……
Người làm đơn
…..

  Trên đây là mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản để người lao động tham khảo khi nghỉ chế độ thai sản.

  1. Công ty không giải quyết chế độ thai sản phải làm thế nào

 Điều 102 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc giải quyết chế độ thai sản cho người lao động như sau:
“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

 Như vậy, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

 Sau  khi hết thời hạn trên mà người lao động vẫn chưa được giải quyết chế độ về thai sản, thì người lao động có thể khiếu nại trực tiếp lên phía công ty về việc không giải quyết chế độ thai sản khi đã quá thời hạn. Nếu công ty vẫn không giải quyết chế độ thai sản thì người lao động có thể gửi đơn kiện đến Tòa Án nhân dân huyện nơi Công ty đặt trụ sở, yêu cầu giải quyết chế độ thai sản.

  1. Chế độ thai sản khi công ty giải thể

 Căn cứ vào Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

 “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 b) Lao động nữ sinh con;

 Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

 Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì nếu người lao động đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản bình thường mà hoàn toàn không liên quan đến việc công ty có giải thể hay không. Tiền hưởng chế độ thai sản đều là do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, người sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm nộp hồ sơ và chuyển tiền thai sản cho người lao động.

 

 tag: nợ   bhxh   tư   samsung   ở   chậm   giữ   mua   phá   bán   nên