Có những lĩnh vực kinh doanh nào

 Có những lĩnh vực kinh doanh nào

 Lĩnh vực kinh doanh là gì ?

 Kinh doanh là gì?
Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động kiếm tiền bằng cách sản xuất hoặc mua bán sản phẩm ( hàng hóa và dịch vụ). Nói một cách đơn giản, đó là bất kỳ hoạt động hoặc doanh nghiệp nào tham gia vì lợi nhuận, từ công ty, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình hoặc người bán hàng rong…

 Các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, kinh doanh là việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp như:

 Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động liên quan đến đổi mới của công ty hoặc chính phủ. Nghiên cứu và phát triển tạo thành giai đoạn đầu tiên phát triển một dịch vụ hoặc sản phẩm mới tiềm năng.

 Nghiên cứu và phát triển rất khó quản lý vì đặc điểm xác định của nghiên cứu là các nhà nghiên cứu không biết trước chính xác làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn.

 Tiếp thị
Tiếp thị được Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ định nghĩa là “hoạt động, tập hợp các tổ chức và quy trình tạo, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, khách hàng, đối tác và xã hội.”.

 Với sự phát triển của công nghệ, tiếp thị được chia thành một lớp gọi là tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) . Đó là tiếp thị sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

 Tài chính
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu đầu tư . Nó bao gồm các động lực của tài sản và nợ phải trả theo thời gian trong các điều kiện ở mức độ không chắc chắn và rủi ro khác nhau. Tài chính cũng có thể được định nghĩa là khoa học về quản lý tiền.

 Tài chính nhằm mục đích định giá tài sản dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận dự kiến của họ . Tài chính có thể được chia thành ba loại khác nhau: tài chính công , tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân .

 Kế toán
Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn.

 Sản xuất
Sản xuất là sản xuất hàng hóa để sử dụng hoặc bán sử dụng lao động và máy móc , công cụ , chế biến hóa học và sinh học, hoặc công thức. Thuật ngữ này có thể đề cập đến một loạt các hoạt động của con người, từ thủ công nghiệp đến công nghệ cao , nhưng được áp dụng phổ biến nhất cho sản xuất công nghiệp , trong đó nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa thành phẩm trên quy mô lớn.

 Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan đến bán hàng hoặc số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường được tích hợp với tất cả các ngành nghề kinh doanh và là chìa khóa thành công của một công ty.

 Quản trị doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần được quản lý. Các mảng cần quản lý trong một doanh nghiệp bao gồm: Quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý hoạt động, quản lý công nghệ thông tin…

 Chủ sở hữu có thể tự quản lý doanh nghiệp của mình hoặc thuê người quản lý để làm việc đó cho họ.

 Các lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh tài chính
Bao gồm ngân hàng và các công ty tài chính, công ty bảo hiểm thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.

 Thông tin, tức tức, giải trí
Lợi nhuận chính thu được thông qua việc bán quảng cáo, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm phim ảnh, phần mềm…

 Nông nghiệp lâm nghiệp & khai thác mỏ
Liên quan đến việc sản xuất các nguyên liệu thô như nuôi trồng thủy sản, gia súc, trồng rừng lấy gỗ, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản…

 Vận tải
Các doanh nghiệp vận tải như đường sắt, đường biển, đường hàng không…Vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.

 Bán lẻ & phân phối
Hoạt động trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận thông qua % chiết khấu từ nhà sản xuất.

 Bất động sản
Thu lợi nhuận từ việc bán, cho thuê và quản lý các tài sản bao gồm đất, nhà, công trình…

 Kinh doanh dịch vụ
Cung cấp dịch vụ và thu lượi bằng cách tính sức lao động từ các dịch vụ đã cung cấp như dịch vụ seo, thiết kế website, dịch vụ vệ sinh công nghiệp, trang trí nội thất…

 Sản xuất
Sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô sau đó bán đi và thu lợi nhuận như công ty sản xuất xe đạp, ô tô, xe máy…

 Dịch vụ công cộng
Các dịch vụ công cộng như điện lực, xử lý chất thải, hoạt động dưới sự quản lý của chính phủ.

 Ví dụ về lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

 Lựa chọn hình thức kinh doanh mà bạn biết

 Bắt đầu một doanh nghiệp mà trong đó bạn đã có kinh nghiệm sẽ có rất nhiều lợi thế. Bạn có thể sử dụng vốn kiến thức về lĩnh vực đó, bạn sẽ đào tạo kỹ năng cho nhân viên của mình cũng như có những mối liên hệ, những người có thể giúp bạn tìm kiếm nguồn tài chính, nhà cung cấp và cả khách hàng nữa.

 Ví dụ: Steven đã làm việc 10 năm trong các công ty xây dựng khác nhau. Đầu tiên anh là người thợ mộc công trình, sau đó là một người quản lý dự án. Khi anh mong muốn bắt đầu sự nghiệp riêng của mình thì lựa chọn hoàn hảo chính là bắt đầu một công ty nhỏ hoàn thiện nhà cửa theo hợp đồng. Anh đã biết về lĩnh vực này, biết nơi tốt nhất để mua vật dụng, có thể tính giá dịch vụ hợp lý và có những kỹ năng cần thiết như ước lượng, đặt giá, cân đo đóng đếm những rủi ro. Những mối quan hệ mà anh đã từng có sẽ vui lòng nói với anh về cách vận hành một doanh nghiệp xây dựng nhỏ. Và nhiều khách hàng mà anh đã từng làm việc với sẽ rất sẵn lòng thuê tìm đến dịch vụ mà anh đang cung cấp.

 Nếu bạn đang muốn biến một công việc mà bạn yêu thích và có kinh nghiệm trở thành hình thức kinh doanh, hãy trao đổi với “cấp trên”, “đồng nghiệp” của mình. Họ sẽ giúp bạn học tất cả những điều như chi phí khởi nghiệp, chi phí quản lý, chi tiêu và doanh thu mà bạn có thể mong đợi. Và đây là lựa chọn tối ưu.

 Bắt đầu một công ty trong một lĩnh vực không quen thuộc: Đôi khi, sự cám dỗ của lợi nhuận đã đẩy nhiều người lao vào công việc kinh doanh mà họ hầu như không hiểu biết về nó. Và không may rằng đó là công thức chắn chắn của sự thất bại.

 Ví dụ: Leo mở nhà trẻ và dịch vụ vườn cao cấp cung cấp những cây cảnh những thiết bị sang trọng. Leo đã mở một công ty lớn với những trang thiết bị đầu tư “khó có thể bỏ qua”. Tuy nhiên, công việc kinh doanh đã chưa bao giờ “cất cánh”, thậm chí còn tiêu tốn của anh 2 năm cũng như 30.000 USD để nhận ra giá trị “vô nghĩa” của nó.

 Tại sao mọi việc để diễn ra một cách tồi tệ như vậy? Bởi vì anh muốn nhanh chóng có lợi nhuận, Leo đã coi nhẹ một vài yếu tố quan trọng. Leo không biết cách để nói với khách hàng về các loại cây cũng như những tính năng đặc biệt của nó, hay là cách để phòng tránh sâu bệnh…

 Nếu muốn kinh doanh ở lĩnh vực mà bạn chưa có kinh nghiệm nhưng có những yếu tố thuận lợi khác. Hãy trải nghiệm nó, nghiên cứu đánh giá ý tưởng kinh doanh, và chuẩn bị kế hoạch dành cho nó. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để bạn xem lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang mong muốn có thực sự phù hợp.

 1. Trải nghiệm

 Trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của chính bản thân mình, hãy học hỏi kinh nghiệm về nó – ngay cả khi bạn chấp nhận làm việc miễn phí. Học tất cả những điều bạn có thể về mọi khía cạnh của công việc kinh doanh đó.

 Chẳng hạn như bạn muốn mở một cửa hàng pasta nhưng lại mù tịt thông tin về nó. Hãy đi đến một cửa hàng pasta và học việc ở đó. Bạn đừng nghĩ rằng bạn bán một món đồ, bạn không cần phải biết làm nó mà người khác sẽ làm cho bạn. Mà ngược lại, chính bạn phải là “chuyên gia” trong việc chuẩn bị làm pasta, từ việc trộn trứng và bột cho đến tán đều, và cắt nhỏ ra từng miếng, hoặc từng sợi, và thêm gia vị hoàn chỉnh. Vì có như thế, bạn mới kiểm soát được sản phẩm của mình cũng như kiểm soát được khả năng thành công của bạn.

 2. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những “đối thủ tương lai”

 Họ là những người cũng như bạn trước đây, nhưng đi trước bạn. Họ có những kinh nghiệm, có thể là “đối thủ tương lai” của bạn, nhưng hiện tại, bạn cần họ để học hỏi nếu như bạn không thể tìm được công việc và muốn rút ngắn thời gian chuẩn bị của mình. Để có được những câu trả lời xác đáng nhất, hãy tìm đến nhiều người và đặt ra cùng một câu hỏi để lựa chọn câu trả lời chung nhất cho vấn đề mà bạn quan tâm. Cách tốt nhất là chính là tìm hiểu ngay những người sẽ cùng “trận chiến”, ngay từ khi bạn mới chỉ dự định bắt đầu. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đối với những ông chủ nhỏ, họ sẽ bằng lòng chia sẻ kiến thức của mình khi họ chắc chắn rằng bạn sẽ không “cạnh tranh” với họ. Hãy lên kế hoạch và suy nghĩ trước về việc học hỏi này.

 3. Bạn có thực sự say mê với công việc và có khả năng vượt trội về nó hay không?

 Hãy tự trả lời câu hỏi trên. Nếu câu trả lời là không, thì bạn nên lựa chọn một lĩnh vực khác. Rất khó khăn để đi đến thành công nếu bạn không yêu thích hay việc mình làm cũng như không thực sự “nổi bật” đối với nó. Kinh doanh sẽ thành công nếu bạn chọn ra được cá tính riêng và đầu tư cho cá tính đó. Nếu bạn yêu thích công việc, và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cũng như học hỏi từ những điều cơ bản, hãy vững tin và bước tiếp.

 4. Bạn sẽ dấn thân đến cùng?

 Nếu chưa muốn hoặc chưa làm việc hăng say bất kể thời gian hay không gian nào miễn liên quan đến sản phẩm của mình, thương lượng với khách hàng, cũng như những vấn đề giữ cho công việc trôi chảy, bạn nên nghĩ lại về việc bắt đầu lĩnh vực kinh doanh mà bạn lựa chọn. Hãy thử vẽ ra những khó khăn ở phía trước, và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hết mình để đối phó. Kinh doanh không phải là một việc gì đó dễ dàng. Ngược lại, thương trường cũng chính là “chiến trường”. Đừng để mình lãng phí thời gian với những lựa chọn chưa kỹ càng.

 5. Bạn sẽ quyết định như thế nào khi nhận ra công việc kinh doanh “tương lai” có thể không mang lại lợi nhuận?

 Bản chất của tư bản là tạo ra lợi nhuận, và bản chất của công việc kinh doanh cũng là như vậy. Sau một vài tháng học việc, bạn nên tìm hiểu xem liệu công việc này có phải là một “cái máy kiếm tiền” tiềm năng hay không. Để chắc chắn điều này, nên phân tích kỹ thị trường và đưa ra những bản phân tích về khả năng “hòa vốn”, những dự báo sơ bộ về tài chính. Những điều kể trên sẽ chỉ ra doanh thu mà bạn có thể đạt được, và cả vốn đầu tư. Nếu con số tính toán là “dương”, bạn hoàn toàn có thể an tâm tiếp tục kế hoạch.

 6. Đánh giá rủi ro của một vài lĩnh vực kinh doanh đặc biệt

 Ngay cả kế hoạch được tính toán kỹ nhất cũng có thể bị “lên men chua” và hỏng nếu bạn vô tình chọn một loại hình kinh doanh nguy hiểm và bất thường.
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là một điều quan trọng, cũng giống như tìm ra người bạn đời của mình vậy. Có thể bạn sẽ thành công ngay từ đầu, cũng có thể sẽ thành công ở những lần sau đó. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận và xem xét kỹ càng để có những quyết định đúng đắn nhất.

 Trình bày các căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

 Trình bày các căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Thế nào là lãnh vực kinh doanh phù hợp?

 Trả lời:

 Việc xác đinh lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiêp là do chủ doanh nghiêp quyết đinh trên cơ sở các căn cứ cơ bản sau:

 – Thị trường có nhu cầu

 – Đảm bảo cho viêc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp

 – Huy động có hiêu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội

 – Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp

 Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiêp thực hiên mục đích kinh doanh, phù hợp với luật pháp và không ngừng nâng cao hiêu quả kinh doanh của doanh nghiêp.

 Câu 3 trang 160 SGK Công nghệ 10

 Ở địa phương em có những lĩnh vực kinh doanh nào? Theo em, lĩnh vực kinh doanh nào là thuận lợi nhất?

 Trả lời:

 Ở địa phương em kinh doanh

 đồ biển: tôm, mực,…

 đồ gỗ mĩ nghệ

 cửa hàng bán hoa,..

 Lĩnh vực kinh doanh thuận lợi nhất là buôn bán đồ biển, hải sản bởi quê em ở ven biển, làm nghề đánh bắt hải sản, có nguồn cá tôm phong phú.

 Câu 2 trang 160 SGK Công nghệ 10

 Hãy phân tích các bước tiến hành lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

 Trả lời:

 1. Phân tích

 – Phân tích môi trường kinh doanh:

 + Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

 + Các chính sách và luật pháp hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

 – Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp:

 + Trình độ chuyên môn

 + Năng lực quản lí kinh doanh

 – Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp

 – Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ

 – Phân tích tài chính:

 + Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn

 + Thời gian hoàn vốn đầu tư + Lợi nhuận + Các rủi ro

 2. Quyết định lựa chọn

 Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.

 – Loại hình sản phẩm

 – Quy mô sản xuất

 – Doanh thu của doanh nghiệp

 – Thu nhập của lao động…

 

 tag: fpt   shop   mấy