Đơn vị sự nghiệp công lập là gì

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì

 Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

 Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

 – Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

 – Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Phụ cấp chức vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 310/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

STT Tên đơn vị Hệ số phụ cấp
Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng phòng (Trưởng khoa) Phó trưởng phòng (Phó trưởng khoa)  
01 Các Ban Quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố 0,8 0,6 0,4 0,3  
02 Ban Quản lý Dự án khu vực các công trình giao thông vận tải 0,7 0,5 0,3 0,2  
03 Ban Quản lý Dự án hạ tầng Khu Kinh tế Hải Phòng 0,7 0,5 0,3 0,2  
04 Ban Quản lý Dự án các công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch 0,6 0,4 0,25 0,15  
05 Ban Quản lý dự án trực thuộc các Sở, ngành khác 0,5 0,3 0,2 0,1  
06 Ban Quản lý dự án chưa có hướng dẫn xếp hạng trực thuộc UBND quận, huyện 0,3 0,2      
07 Quỹ Đầu tư và Phát triển đất   0,6 0,4 0,3  
08 Quỹ Bảo vệ môi trường 0,7 0,5 0,3 0,2  
09 Quỹ Bảo trợ trẻ em 0,5 0,3      
10 Thanh tra Sở Giao thông vận tải 0,7 0,5 0,3 0,2  
11 Viện Quy hoạch 0,8 0,6 0,4 0,3  
12 Thanh tra Sở Xây dựng 0,7 0,5 0,3 0,2  
13 Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng công trình 0,5 0,3 0,2 0,1  
14 Trung tâm Tư vấn thiết kế xây dựng 0,5 0,3      
15 Trung tâm Dịch vụ việc làm Khu Kinh tế Hải Phòng 0,7 0,5 0,3 0,2  
16 Trung tâm Xúc tiến đầu tư Khu Kinh tế Hải Phòng 0,6 0,4 0,25 0,15  
17 Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường 0,7 0,5 0,3 0,2  
18 Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường 0,7 0,5 0,3 0,2  
19 Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường 0,7 0,5 0,3 0,2  
20 Trung tâm Pháp y Hải Phòng 0,7 0,5 0,3 0,2  
21 Trung tâm Dịch vụ hậu cần thủy sản 0,7 0,5 0,3 0,2  
22 Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 0,7 0,5 0,3 0,2  
23 Trung tâm Công tác xã hội thành phố Hải Phòng 0,5 0,3 0,2 0,1  
24 Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại cộng đồng 0,5 0,3 0,2 0,1  
25 Trung tâm Thông tin và Truyền thông 0,5 0,3 0,2 0,1  
26 Nhà Khách thành phố 0,5 0,3 0,2 0,1  
27 Trung tâm Hội nghị thành phố 0,5 0,3 0,2 0,1  
28 Trung tâm Thông tin tin học 0,5 0,3 0,2 0,1  
29 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 0,5 0,3 0,2 0,1  
30 Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn 0,5 0,3 0,2 0,1  
31 Trung tâm Thương mại điện tử 0,5 0,3 0,2 0,1  
32 Trung tâm Xúc tiến phát triển thương mại 0,5 0,3      
33 Trung tâm Tư vấn đầu thầu 0,6 0,4 0,25 0,15  
34 Trung tâm Tư vấn và xúc tiến đầu tư 0,5 0,3      
35 Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch 0,5 0,3      
36 Trung tâm Thông tin và Phát triển đối ngoại 0,5 0,3      
37 Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 0,5 0,3      
38 Tổng đội Thanh niên xung phong Hải Phòng 0,7 0,5 0,3 0,2  
39 Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Hải Phòng 0,7 0,5 0,3 0,2  
40 Tổng đội Thanh niên xung phong 13-5 0,5 0,3 0,2 0,1
41 Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh 0,5 0,3      
42 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quận, huyện chưa có hướng dẫn về xếp hạng 0,3 0,2    

Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm

 1. Viện Phim Việt Nam;

 2. Viện Bảo tồn di tích;

 3. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam;

 4. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh;

 5. Học viện Âm nhạc Huế;

 6. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội;

 7. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh;

 8. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam;

 9. Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh;

 10. Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội;

 11. Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh;

 12. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh;

 13. Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh;

 14. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng;

 15. Bảo tàng Hồ Chí Minh;

 16. Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

 17. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;

 18. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam;

 19. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch;

 20. Thư viện Quốc gia Việt Nam;

 21. Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật;

 22. Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;

 23. Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào;

 24. Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp;

 25. Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam;

 26. Nhà hát Cải lương Việt Nam;

 27. Nhà hát Chèo Việt Nam;

 28. Nhà hát Tuồng Việt Nam;

 29. Nhà hát Múa rối Việt Nam;

 30. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam;

 31. Nhà hát Kịch Việt Nam;

 32. Nhà hát Nhạc, Vũ, Kịch Việt Nam;

 33. Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam;

 34. Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc;

 35. Nhà hát Tuổi trẻ;

 36. Liên đoàn Xiếc Việt Nam;

 37. Nhà hát Lớn Hà Nội;

 38. Trường quay Cổ Loa;

 39. Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh;

 40. Trung tâm Chiếu phim quốc gia;

 41. Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam;

 42. Trường Cao đẳng Múa Việt Nam;

 43. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc;

 44. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc;

 45. Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai;

 46. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội;

 47. Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng;

 48. Trường Cao đẳng Du lịch Huế;

 49. Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang;

 50. Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng;

 51. Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu;

 52. Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt;

 53. Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ;

 54. Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí Minh;

 55. Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam.

Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập

 Bản mô tả công việc (mẫu) gồm: thông tin chung (tên công việc, mã số, bộ phận công tác, CDNN/chức vụ quản lý, số người phải quản lý…); mục đích, trách nhiệm, nhiệm vụ của VTVL; quyền hạn (điều kiện làm việc, phương tiện, trang thiết bị cần thiết, lương, chế độ khác) và phạm vi thực hiện (lĩnh vực, địa bàn hoạt động, thời gian thực hiện); mối quan hệ với các VTVL khác; kết quả công việc/nhiệm vụ theo các cấp độ của cấu trúc khung năng lực,…

 Tác dụng của việc xây dựng bản mô tả công việc: Có kế hoạch để tuyển dụng, bố trí; định hướng cho viên chức biết những việc phải làm; là căn cứ để đánh giá việc thực hiện công việc, nhiệm vụ; thực hiện trả lương và các thu nhập khác; biết được nhu cầu của VTVL về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; phục vụ chính sách tạo động lực (khen thưởng, kỷ luật, hay đề bạt, thôi giữ chức vụ quản lý…); để thiết kế lại công việc cho từng VTVL hợp lý, hiệu quả hơn; là căn cứ để bảo vệ về mặt luật pháp, hạn chế các tranh chấp, khiếu nại…

 Các bước tiến hành xây dựng, ban hành bản mô tả công việc:

 Lập kế hoạch. Xác định mục đích, yêu cầu, trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng bản mô tả công việc; lập sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình xử lý dòng công việc, mối quan hệ giữa các đơn vị trong quá trình công tác.

 Thu thập thông tin về VTVL. Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; tiến hành phân nhóm công việc; đánh giá thực trạng viên chức; xây dựng danh mục VTVL; thu thập thông tin cụ thể về chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị, bộ phận và danh mục hồ sơ công việc một số năm gần nhất của tổ chức, đơn vị.

 Xây dựng bản mô tả công việc tổng quát đối với từng đơn vị.(1) Xác định mục tiêu chính và công việc chi tiết của đơn vị, bộ phận. (2) Các đơn vị kiểm tra, chỉnh sửa và xác nhận. (3) Người (bộ phận) chịu trách nhiệm xây dựng bản mô tả công việc kiểm tra, rà soát bản xác nhận (đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ đơn vị đó, với các đơn vị khác). (4) Cân đối, điều chỉnh để khỏi trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ. (5) Trao đổi lại với các đơn vị và cùng xác nhận lại bản MTCV tổng quát.

 Thu thập, quan sát hoạt động và phân tích thông tin theo từng VTVL. (1) Xây dựng nội dung bản MTCV và bản quan sát hoạt động tại từng VTVL theo các nội dung: Thời gian (bắt đầu và kết thúc, thường là 3 tháng); hoạt động (công việc cần quan sát, thông tin cần thu thập tại VTVL); người chủ trì phân tích; cá nhân thực hiện tại VTVL; người giám sát; dự kiến kết quả thu được qua quan sát hoạt động, phân tích thông tin. (2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu thập, phân tích thông tin, hoạt động tại VTVL. (3) Sơ thảo bản MTCV cá nhân.

 Tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin, dự thảo bản mô tả công việc đối với từng cá nhân và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. (1) Người chịu trách nhiệm xây dựng bản MTCV tổng hợp, phân tích dữ liệu, sơ thảo bản mô tả công việc (MTCV) đối với từng cá nhân. (2) Người thực hiện công việc tại VTVL đó, trưởng đơn vị chuyên môn, người giám sát, người chủ trì phân tích tham gia điều chỉnh và xác nhận. (3) Người chịu trách nhiệm rà soát lại, xây dựng bản tổng hợp thông tin về các VTVL của tổ chức, đơn vị, đồng thời xác định, liệt kê các công việc chính, thường xuyên, đột xuất, trọng tâm, công việc giao thêm. (4) Thực hiện cân đối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị và nhiệm vụ, công việc giữa các cá nhân. (5) Trao đổi với các đơn vị và cùng xác nhận lại các nội dung cần thiết.

 Soạn thảo bản MTCV. (1) Trên cơ sở điều chỉnh, xác nhận lại, người chịu trách nhiệm xây dựng bản MTCV soạn thảo bản MTCV. (2) Người thực hiện công việc tại VTVL đó và người quản lý, người chịu trách nhiệm xây dựng bản MTCV cùng nhau thảo luận (lần cuối) và đi đến nhất trí về bản MTCV, đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi, không bỏ sót nhiệm vụ hoặc chồng chéo nhau; thống nhất những vấn đề cần giải quyết, xử lý nếu viên chức tại VTVL đó vắng mặt trong một thời gian nhất định nào đó. (3)  Hoàn chỉnh dự thảo bản MTCV.

 Phê chuẩn, ban hành bản MTCV. (1) Góp ý, phê chuẩn bản MTCV (có sự tham gia đóng góp của tập thể lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, đơn vị chức năng về pháp lý, tài chính, tổ chức nhân sự, chuyên gia…). (2) Thủ trưởng cơ quan ban hành bản MTCV (có ký kết, xác nhận của người thực hiện công việc, người quản lý của đơn vị đó, người xây dựng bản MTCV).

 Đây là công việc cụ thể và tỷ mỉ, mất nhiều thời gian, công sức, đồng thời là vấn đề nhạy cảm, phức tạp; trong giai đoạn mới thực hiện khó tránh khỏi sự xáo trộn, gây nên những tâm tư, tình cảm, động chạm đến lợi ích nhiều người nên phải đảm bảo sự kế thừa và phát triển.

 

 

 

 Tag: đứng khái niệm mẫu vào thuê báo cáo hình