Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

 Giá trị pháp lý là gì

 Khái niệm giá trị pháp lý tức là hiệu lực pháp lý của một bộ luật hoặc một văn bản quy phạm pháp luật để thi hành áp dụng văn bản đó đối với mọi đối tượng liên quan, trong hệ thống văn bản pháp luật có văn bản tổng quát bao hàm văn bản riêng thể hiện thứ bậc cao thấp, phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.

 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

 Điều 5, Luật công chứng năm 2014 đã quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

 “1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

 4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”

 Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

 Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ:

 – Bản sao được chứng thực từ bản chính theo Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 – Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

 – Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

 Bản photo có giá trị pháp lý không

 Về hình thức

 + Bản chụp: Có thể được in ra trên giấy hoặc lưu lại trong thiết bị chụp.

 + Bản sao phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Về giá trị pháp lí:

 + Bản chụp không có giá trị pháp lí đối với cơ quan nhà nước.

 + Bản sao có giá trị pháp lí tương đương nếu được công chứng, chứng thực.

 Tóm lại, bản sao và bản chụp là hai loại văn bản thứ cấp hoàn toàn khác nhau về cách thức hình thành cũng như giá trị pháp lý. Ngoài hai loại văn bản này còn có bản photo. Bản photo được photo ra từ bản chính. Mặc dù không thể nói bản photo có giá trị pháp lý nhưng thông thường khi đã được đối chiếu với bản chính thì bản photo có thể được sử dụng thay thế bản chính trong một số trường hợp.

 Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý

 Căn cứ theo quy định tại Điều 463, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều luật này không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản và cũng không yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng vay.

 Vì vậy, giấy vay nợ viết tay vẫn được coi là một hợp đồng vay tài sản và có giá trị pháp lý.

 Biên bản thỏa thuận có giá trị pháp lý không

 Biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Thông thường, biên bản thỏa thuận là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận.

 Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa.

 Ghi âm có giá trị pháp lý không

 Theo quy định tại Khoảng 2.2 Nghị quyết số 04/2005/NQ – HĐTP ngày 17/09/2005 của HDDTPTATC hướng dẫn một số quy định của bộ luật TTDS 2004 về chứng minh và chứng cứ quy định như sau:”Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh…

 Như vậy, bản ghi âm có giá trị pháp lý khi được thu thập theo đúng quy định của pháp luật

 

 

 tag: mẫu tiền hiến nhớ