Một số khái niệm người lao động & người sử dụng lao động cần nắm được

Người lao động là gì

 Một cách cụ thể, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 định nghĩa:

 Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

 Theo định nghĩa này thì người lao động được giới hạn độ tuổi từ đủ 15 trở lên. Tuy nhiên, Bộ luật lao động cũng đồng thời đưa ra quy định đối với một số công việc có tính chất đặc biệt, người sử dụng lao động được thuê người lao động dưới 15 tuổi, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Cường độ lao động là gì

 Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tăng lên, đồng thời sức hao phí lao động để sản xuất ra lượng hàng hóa đó cũng tăng lên, vì vậy mà giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

 Người lao động có các quyền sau đây:

 a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

 b) Hưng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

 c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

 d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

 đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 e) Đình công;

 g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

 a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

 b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

 c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

11 lý do sa thải người lao động

 Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi:

 – Trộm cắp;

 – Tham ô;

 – Đánh bạc;

 – Cố ý gây thương tích;

 – Sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;

 – Tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ;

 – Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

 – Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

 – Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

 – Bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

 – Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn/tháng hoặc 20 ngày cộng dồn/năm mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm…)

Tâm lý cơ bản của người lao động

 Trong hoạt động quản lí, đối tượng mà người lãnh đạo tác động chính là con người – con người với các thuộc tính tâm lí phong phú và phức tạp. Quản lí về bản chất là quản lí con người và tập thể những con người. Để hoạt động quản lí có hiệu quả, thì người lãnh đạo nhất thiết phải hiểu biết đối tượng mà mình tác động vào – con người, tập thể người, tức là hiểu biết các thuộc tính tâm lí quan trọng của họ.

 

 Người lãnh đạo với chức năng là người thu phục, lôi cuốn và tập hợp các thành viên để thực hiện các mục tiêu của tổ chức cần nắm được một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau của những người thừa hành.

 Khái niệm nhu cầu

 Sự thoả mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con người.

  Theo A.G.Kôvaliôp: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muôn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”.

 Trong cuốn sách “Đắc nhân tâm”, tác giả Dale Carnegie viết: “muốn dẫn dụ ai làm việc theo ý ta, chỉ có cách làm cho người ấy phát khởi cái ý muốn làm việc đó”. Để phát khởi được cái ý muốn hoạt động đó thì phải tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu của người ấy.

 Vấn để nhu cầu của người lao động ở nước ta

 Với việc lựa chọn cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hoá hội nhập và mở cửa, chúng ta đã và đang chú ý đến các nhu cầu cá nhân của con người, kích thích nó phát triển, biến nó thành động lực thực sự thúc đẩy hoạt động của con người. A.G.Kôvaliôp viết: “Một nguồn gốc nội tại căn bản thúc đẩy hoạt động của quần chúng và của cá nhân là các nhu cầu”.

 Ph. Ănghen cũng chỉ rõ: “Người ta thường quen giải thích các hành động của mình bằng sự suy nghĩ của mình, trong khi đáng lẽ phải giải thích nó bằng các nhu cầu của mình (dĩ nhiên là những nhu cầu này đều được phản ảnh vào trong đầu óc, đều được ý thức)”.

  Nhu cầu của người dân ở nước ta hiện nay đã phát triển ở mức độ cao hơn nhiều và cũng rất đa dạng phong phú. Chẳng hạn lấy nhu cầu mặc, ta thấy bây giờ người dân nhất là ở khu vực đô thị, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên… không quan tâm đến việc mặc thế nào cho bền chắc, mà quan tâm đến việc mặc thế nào cho đẹp. Nếu như trước đây không biết tới các khái niệm “mốt”, “thời trang” thì ngày nay nó đã trở thành khái niệm quen thuộc, một nhu cầu trong đời sống xã hội.

 Các mức độ của nhu cầu

 Khi tìm hiểu nhu cầu của những người thừa hành, người lãnh đạo cần biết được các mức độ của nhu cầu con người. Ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể thì chủ thể cần thoả mãn những loại nhu cầu nhất định. Người lãnh đạo chỉ thúc đẩy được những người dưới quyền khi anh ta thoả mãn những nhu cầu mà người dưới quyền mong muốn.

 Cách đơn giản nhất của sự phân chia mức độ nhu cầu là phân chia thành: Những nhu cầu ở mức độ thấp – Nhu cầu vật chất và những nhu cầu ở mức độ cao – Những nhu cầu tinh thần.

  Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt động sống của con người. Các nhu cầu vật chất cơ bản nhất là: ăn, mặc, ở. Trong lịch sử nhân loại, cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên, của con người với con người trước hết là nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất.

 Các nhu cầu tinh thần cơ bản của con người bao gồm: mong muốn có được địa vị, được mọi người chú ý, tôn trọng, được đảm bảo nghề nghiệp, an ninh, có cơ hội thăng tiến, nhu cầu nhận thức, giao tiếp, lao động, hoạt động xã hội, v.v…

 

 Tìm hiểu về nhu cầu của những người thừa hành, những người lãnh đạo cũng cần chú ý một khía cạnh nữa là nhu cầu phản ánh trạng thái chủ quan của con người, những mong muốn của con người trong thời điểm đó và nhu cầu có khả năng điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của các cá nhân hay nhóm. Việc thoả mãn các nhu cầu chính đáng của họ sẽ thúc đẩy những người thừa hành làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn.

 Các quy luật cơ bản của nhu cầu

 Khi tìm hiểu nhu cầu của người lao động, người lãnh đạo còn cần nắm được quy luật tác động của nó. Theo W.H. Newman, quy luật tác động của nhu cầu là:

 Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì nó không còn là động lực thúc đẩy hoạt động của con người nữa.

  Ở hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác trở nên bức thiết hơn. Con người không bao giở được thoả mãn đầy đủ cả. Sự mong muốn của con người là vô tận.

 Người lãnh đạo cần hiểu và nắm được quy luật vận động của nhu cầu để sử dụng chúng phục vụ cho hoạt động quản lí tổ chức. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh:

  Ở phạm vi tổ chức do mình quản lí, người lãnh đạo cần biết được ở mỗi cá nhân và mỗi nhóm trong tổ chức, ở một thời điểm có nhu cầu cần thoả mãn bức thiết, việc thoả mãn  sẽ tạo ra hứng thú của người dưới quyền. Để hiểu được các nhu cầu của những người dưới quyền, đặc biệt là nhu cầu nổi trội của họ thì người lãnh đạo cần phải sâu sát, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức.

 Ở phạm vi xã hội, người lãnh đạo nghiên cứu và nắm được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại và tương lai  cần kinh doanh mặt hàng gì thì tiêu thụ nhanh và có lãi trên thị trường, tức là biết được những nhu cầu nào đã và sắp bão hoà, nhu cầu mới nào xuất hiện và chúng cần được thoả mãn.

 Khi xã hội càng phát triển thì sự tồn tại của các nhu cầu càng ngắn, sự biến đổi của các nhu cầu trong hệ thống nhu cầu của con người diễn ra càng nhanh hơn. Điều quan trọng là làm thế nào để những người lãnh đạo phát hiện ra điều này để đáp ứng kịp thời.

 NHU CẦU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

 Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi làm việc, nhưng tất cả chúng ta đều làm việc bởi vì có thể đạt được điều mình cần từ công việc. Những thứ chúng ta đạt được ảnh hướng tới tinh thần, động lực và chất lượng cuộc sống của chính chúng ta. Dưới đây là xu hướng suy nghĩ phổ biến của người lao động về những nhu cầu và mong muốn khi tham gia một công việc.

 LÀM VIỆC VÌ TIỀN

 Một số người làm việc vì sở thích và tình yêu, số khác làm việc để đạt được những ước nguyện cá nhân. Có những người thích làm việc để cảm thấy rằng đang đóng góp một điều gì đó quan trọng, có nghĩa và lớn hơn cả bản thân của họ. Người khác lại yêu thích những gì họ làm hoặc những khách hàng họ phục vụ. Một số lại thích kết bạn hoặc tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp. Nếu có người muốn làm việc để lấp đầy những khoảng thời gian trống thì cũng có người thích sự thay đổi, thử thách và giải quyết những vấn đề phức tạp.

 Bất kể lý do gì thì mục đích làm việc của hầu hết moi người đều vì tiền, gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phúc lợi. Tiền cho ta nhà ở, mua quần áo và thức ăn, để đóng học phí cho con và dễ thực hiện nhiều ước mơ khác… Đánh giá thấp tầm quan trọng của tiền và lợi ích của nó đối với người lao động là một sai lầm.

 Tiền công và phúc lợi trả cho nhân viên đầy đủ và công bằng là hòn đá tảng của một công ty nhằm tuyển dụng và giữ chân những người tận tâm. Nếu công ty trả lương để nhân viên đủ sống thì sau đó có thể tính đến các động lực nhằm kích thích khả năng làm việc tốt hơn của họ. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, công ty có thể bị mất những nhân viên tốt nhất bởi họ tìm đến những công ty chịu trả lương cao hơn.

 Nghiên cứu mới đây của công ty tư vấn quản trị nhân lực và tài chính Watson Wyatt Worldwidc gợi ý rằng, để thu hút những nhân viên giỏi, cần phải trả lương cao hơn mức trung bình của những công ty hoạt động trong lĩnh vực tương tự trên thị trường.

 NGOÀI TIỀN LƯƠNG, CÁI GÌ LÀ QUAN TRỌNG?

 Những cuộc khảo sát và nghiên cứu trong thập niên 1980 cho rằng nhiều người muốn nhiều thứ từ công việc hơn tiền. Trong khi các nhà quản lý cho rằng nhân tố kích thích quan trọng nhất đối với nhân viên là tiền thì nhiều nhân viên đề cao sự tự chủ của bản thân và sự quan tâm của người giám sát nghĩa là người lao động muốn thấy cấp trên của mình đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Mặc dù người lao động có những mục đích khác nhau trong công việc, nói chung những thứ luôn có ý nghĩa trong công việc là:

 Được kiểm soát công việc, bao gồm những yếu tố như khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của công ty, có mục tiêu rõ ràng và đo đếm được, có trách nhiệm rõ ràng và được đánh giá cao khi làm tốt nhiệm vụ.

 Có cơ hội phát triển, bao gồm sự thăng tiến và chế độ đào tạo theo hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

 TRÂN TRỌNG NHỮNG ĐÓNG GÓP

 Người lao động muốn được trân trọng những đóng góp của họ bằng cách được trả lương theo mức độ đóng góp, còn ai “lười nhác, thụ động” phải bị sa thải. Trên thực tế, nếu công ty có chế độ kỷ luật lỏng lẻo và không sa thải những người tiêu cực thì những người lao động tích cực sẽ bị nhụt chí

 Chìa khóa để tạo ra một môi trường làm việc có động lực là cố gắng giải quyết những thứ người lao động cần và cả những thứ họ muốn một cách hợp lý. Nhà quản lý có thể hỏi các nhân viên của mình muốn gì và tìm hiểu xem họ có đang đạt được điều đó hay không. Một khi đã có được các thông tin này chắc các nhà quản lý sẽ ngạc nhiên vì đang nắm trong tay rất nhiều công cụ đơn giản và ít tốn kém để tạo ra một môi trường làm việc đáng mơ ước.

         Tóm lại: Việc hiểu được tâm lý nhân viên đối với công tác lãnh đạo rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên tốt và trung thành, cống hiến hết mình cho việc phát triển và thành công của doanh nghiệp. Các hình phạt thường có nhiều tác động tiêu  cực hơn là tích cực, đẩy người quản lý và người lao động tới trạng thái thù địch, đối đầu. Đối ngược với phương pháp này, “củ cà rốt” ca ngợi và ghi nhận nỗ lực làm việc của người lao động đã cải thiện tích cực không khí làm việc, mang lại cho người lao động sự thoả mãn lớn hơn trong công việc cũng như tăng trưởng đáng kể hiệu suất lao động… Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động phù hợp với trình độ của họ cũng là một trong những yếu tố có tác dụng khuyến khích họ chủ động và chịu trách nhiệm trong công việc, tạo  ra các cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp. Kết luận Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý. Thông thường, người lao động dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho công việc, song điều đó không có nghĩa là họ không có các nhu cầu khác. Điều quan trọng là nhà quản lý hiểu ra được điều đó để có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Các yếu tố tạo động lực cho người lao động

Các yêu tố thuộc về bản thân người lao động.

 Hệ thống nhu cầu của người lao động.

 Nhu cầu về vật chất: là những nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo cuộc sống của mỗi con người như ăn, mặc, đi lại, chỗ ở …Đây là nhu cầu chính và cũng là động lực chính khiến người lao động phải làm việc. Cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu của con người cũng thay đổi chuyển dần từ nhu cầu về lượng sang nhu cầu về chất.

 Nhu cầu về tinh thần: là những nhu cầu đòi hỏi con người đáp ứng được những điều kiện để tồn tại và phát triển về mặt trí lực. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về các giá trị tinh thần cũng nâng cao nó bao gồm.

 + Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ.

 + Nhu cầu thẩm mỹ và giao tiếp xã hội.

 + Nhu cầu công bằng xã hội.

 Nhu cầu vật chất và tinh thần của con người có quan hệ biên chứng với nhau điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ vật chất- ý thức. Đây là hai nhu cầu chính và cũng là cơ sở để thực hiện tạo đọng lực cho lao động.

 Các giá trị thuộc về cá nhân người lao động.

 – Năng lực thực tế của người lao động: là tất cả những kiến thức, kinh nghiêm mà người lao động đã đúc kết được trong suốt quá trinh học tập và lao động. Mỗi người lao động có những khả năng riêng nên động khiến họ làm việc tích cực hơn cũng khác nhau, khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy khả năng của mình thì động lực lao động sẽ tăng lên.

 – Tính cách cá nhân của mỗi người lao động: Đây là yếu tố cá nhân bên trong mỗi con người và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. Quan điểm của người lao động có thể mang tính tích cực hoạc tiêu cực do vậy tạo động lực cho người lao động còn chịu một phần ảnh hưởng từ tính cách của họ.

Các yếu tố bên trong công việc.

 Các yếu tố phụ thuộc vào bản chất công việc mà người lao động đang làm.

 Đó là sự phù hợp giữa khả năng làm việc với trình độ của người lao động, khi người lao động cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với mình họ sẽ tích cực lao động để đạt được mục tiêu của mình ngược lại khi công việc không phù hợp người lao đọng dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không tập trung vào công việc.

 Các yếu tố thuộc môi trường quản lý.

 Tất cả những công tác quản lý trong tổ chức đề có những ảnh hưởng nhất định tới động lực làm việc của người lao động, cụ thể.

 – Điều kiện và chế độ thời gian lao động: đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường lam việc đảm bảo an toàn, vệ sinh người lao động sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn.

 – Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Là sự sắp xếp, bố tri công việc phục vụ cho người lao động đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất để người lao động phát huy một cách tối đa mọi khả năng của bản thân. Tạo điều kiện để quá trình sản xuất được liên tục nhịp nhàng.

 – Thù lao lao động: Là số tiền mà tổ chức trả cho người lao động vì những gì họ đã phục vụ. Khi người lao động cảm thấy thu nhập nhận được là tương xứng với công sức họ bỏ ra thì người lao động sẽ co động lực để làm việc phục vụ tổ chức. Thù lao lao độngkhông công bằng sẽ có ảnh hưởng xấu tới động lực lao động vì khi đó họ cho rằng minh đang bi đối xử không công bằng. Vì vậy người quản lý cần phải thực hiện công tác thù lao lao động một cách hợp lý nhất tạo tam lý thoải mái và tinh thần đoàn kết tập thể.

 – Đánh giá kết quả làm việc: là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Hoạt đọng đánh giá kết quả làm việc xác định mức lao động mà người lao động đã thực hiên được để xét các mức khen thưởng hoặc kỷ luật đồng thời qua công tác đánh giá cũng xem xét được năng lực, thành tích và triển vọng của từng lao động từ đó đưa ra các quyết định nhân sự có liên quan. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của từng người nên nếu đánh giá không chính xác co thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.

 – Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định những hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi thực hiện kỷ luật lao động người quản lý nên tránh tình trạng xử lý mang tính cá nhân gây bất bình cho người lao động.

 – Công tác đào tạo cho lao động là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy trong các tổ chức công tác đào tạo phát triển cần được thực hiện một cách bài bản có kế hoạch rõ ràng, đối tượng được đào tạo cũng phải chon lựa kỹ lưỡng tránh trường hợp đào tạo sai tay nghề chuyên môn. Người lao động luôn muốn học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng sản xuất, khi chính sách đào tạo hợp lý sẽ tao được động lực cho họ lam việc.

 – Văn hóa trong tổ chức: là toàn bầu văn hóa ứng xử, giao tiếp trong tổ chức. Nơi nào có được bầu không khí văn hóa tốt sẽ có được tinh thần đoàn kết cao, thực hiện công viêc dễ dàng hơn,làm việc với tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ công nhân viên biết quan tâm tới nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Ngược lại dù điều kiện cơ sở vật chất có cao, khen thưỏng, lương bổng có tốt tới mấy cũng sẽ gây chán nản cho người lao động.

Chế độ nghỉ phép của người lao động

 Theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm với số ngày nghỉ phụ thuộc vào điều kiện công việc. Cụ thể:

 – 12 ngày làm việc với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

 – 14 ngày làm việc với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt, hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật;

 – 16 ngày làm việc với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

 Ngoài ra, nếu người lao động làm việc lâu dài cho một người sử dụng lao động thì cứ 05 năm làm việc được tăng thêm 01 ngày nghỉ.

 Trường hợp làm việc không đủ năm thì theo Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, số ngày nghỉ hàng năm dựa theo số tháng làm việc thực tế trong năm.

 Bên cạnh đó, để không ảnh hưởng tới chế độ nghỉ của người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm tại đơn vị mình sau khi tham khảo ý kiến của người lao động.

 Đồng thời, người lao động cũng có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

 Đặc biệt, khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Bản thỏa thuận thử việc lao động

 CÔNG TY ……..
————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

 Số: ……./TTTV-……

 

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN THỬ VIỆC

 Hôm nay, ngày ……/…../………. tại Văn phòng Công ty.

 Chúng tôi, một bên là: ………………………………………………………………………………….

 Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….

 Đại diện cho: ……………………………………………………………………………………………..

 Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

 Và một bên là: ……………………………………………………………………………………………

 Sinh ngày: ……………………………tại:………………………………………………………………..

 CMND số:……………..cấp ngày: ……………………..tại:…………………………………………..

 Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………….

 Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………….

 Điện thoại liên lạc:………………………………………………………………………………………..

 Thoả thuận ký kết thoả thuận thử việc và cam kết thực hiện đúng những điều khoản sau:

 Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

 – Thời hạn thử việc: 02 tháng;

 – Từ ngày……tháng….năm…..đến ngày…..tháng….năm…..

 – Địa điểm làm việc:

 – Công việc phải làm: Thực hiện các công việc ghi trong bản Mô tả công việc kèm theo.

 Điều 2: Công việc bao gồm

 – Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày; 44giờ/tuần (từ thứ 2 đến sáng thứ 7); nghỉ Chủ nhật, Lễ, Tết theo quy định của pháp luật lao động.

 – Được cấp phát dụng cụ làm việc gồm: theo yêu cầu thực tế công việc

 Điều 3: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

 1. Quyền lợi:

  • Phương tiện đi lại làm việc: Người lao động tự túc phương tiện đi lại.
  • Mức tiền công: hưởng mức lương…………………….đ/tháng (……………..đồng/tháng).
  • Phụ cấp gồm:
  • Được trả lương vào ngày 15 hằng tháng.
  • Tiền thưởng: được hưởng các khoản thưởng theo quy định của Công ty.
  • Được trang bị bảo hộ lao động: Phù hợp với công việc được giao.
  • Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, nghỉ phép năm, lễ tết…): Theo quy định tại Quy chế có liên quan của Công ty.
  • Chế độ đào tạo: Theo nhu cầu thực tế trong từng thời kỳ của Công ty.
  • Những thỏa thuận khác:

 2. Nghĩa vụ:

  • Hoàn thành những công việc ghi trong Bản mô tả công việc kèm theo hợp đồng này.
  • Chấp hành Quy chế của Công ty, Kỷ luật lao động, An toàn lao động và các quy định chung.
  • Chịu trách nhiệm vật chất: Nếu bên người lao động có hành vi tiết lộ hoặc sử dụng những thông tin bí mật phục vụ lợi ích cá nhân, hoặc theo bất cứ cách nào trái pháp luật, hoặc có hại đối với lợi ích của công ty, hoặc vi phạm kỷ luật lao động, quy trình quy phạm kỹ thuật, tùy theo mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định của Công ty và các quy định của pháp luật.

 Điều 4: Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 1. Nghĩa vụ

  • Đảm bảo việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
  • Thanh toán đầy đủ đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.

 2. Quyền hạn:

  • Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…)
  • Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của Pháp luật và Quy chế có liên quan của Công ty.

 Điều 5: Điều khoản thi hành

 – Trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt thoả thuận thử việc phải báo cho bên kia biết chậm nhất 07 ngày trước khi nghỉ và phải thực hiện việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ, các công việc đang phụ trách.

 – Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng lao đồng này thì áp dụng theo các quy định của Quy chế có liên quan và pháp luật lao động.

 – Thoả thuận thử việc này được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 02 bản và có hiệu lực kể từ ngày:…………….

 NGƯỜI LAO ĐỘNG

 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

  

  

  

  

  

  

 Tag: phiếu cập thánh giuse chép tiên tiếng câu quốc tên nào? nữ úc cung logo giaấy thai vợ luat quận thâm dao nông thôn nghị tân xuát khẩu nhaà khiếu nại gì? tòa thặng dư giầy xóm thủ hoồ quý phỏng giai xin visa noi nhuận ngành nghèo cù tuoir naăng tù tỉnh quảng ngãi nụ cười vai trò dệt may chương vieệc sao dịch vốn thổ hoa kì mẫu truyền canada trại luất soổ dđối danh coông cư trừu toaàn ví hoợp dồng ngay cuối vất vả án lệ mau hop dong di đà nẵng dạy thuyết kêu soạn thọ 3 lieên viện 9 lien 7 tuyệt thiểu ốm luât baó hạng ngân baảo vnua vinh 6 ngôn maẫu thuế gò vấp tỷ chi bo nguoi online hoội bllđ 2012? miền biển em hđlđ bhxh nét nhiêu % tra ngang động? tnhh mtv cổ trợ thôi lục mã đám cưới 4000 đăng bơi đài loan giác noội liệu soở nguười luuật singapore luạt đẳng chợ nghệ 17 ngươi toan xuaất dung khoa qui malaysia nan hđ 10 thơ hàn phối kê vaăn “lao lại” ? gián dồi dào thy tử thao tấm gương singapo xuat khau lười hà châu âu bảng 2018 thạnh huyện hóc bày 5 trào nam: