Ngành tự động hóa

 Tự động hóa là gì

Tự động hóa hoặc điều khiển tự động, là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, xử lý tại các nhà máy, nồi hơi, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, chỉ đạo và ổn định của tàu, máy bay và các ứng dụng khác với con người can thiệp tối thiểu hoặc giảm. Một số quy trình đã được hoàn toàn tự động.
Lợi ích lớn nhất của tự động hóa là nó tiết kiệm lao động, tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng với độ chính xác cao.
Thuật ngữ “tự động hóa”, lấy cảm hứng từ các máy tự động, chưa được sử dụng rộng rãi trước năm 1947, khi Ford thành lập một bộ phận tự động hóa.[1] Trong thời gian này ngành công nghiệp đã được áp dụng nhanh chóng điều khiển phản hồi, mà đã được giới thiệu trong những năm 1930.[2]
Tự động hóa đã được thực hiện bằng phương tiện khác nhau bao gồm cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và máy tính, thường kết hợp. Các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như các nhà máy hiện đại, máy bay và tàu thường sử dụng tất cả những kỹ thuật kết hợp.
Điều khiển vòng lặp mở và vòng lặp kín
Về cơ bản trong tự động hóa có 2 kiểu điều khiển vòng lặp: vòng lặp mở (open loop) và vòng lặp kín (closed loop).
Với bộ điều khiển vòng lặp mở, các lệnh từ bộ điều khiển độc lập với đầu ra. ví dụ dễ hiểu như: Để giữ ấm nhiệt độ trong một tòa nhà, ngườ ta lắp một cái lò sưởi ở trung tâm, được điều khiển bởi 1 bộ timer. Bộ timer này sẽ điều khiển bật/ tắt lò sưởi theo thời gian định sẵn lặp đi lặp lại mà không cần biết nhiệt độ trong phòng đang là nóng hay lạnh.
Với bộ điều khiển vòng lặp kín, các lệnh từ bộ điều khiển luôn phụ thuộc vào giá trị ở đầu ra. Trong trường hợp lò sưởi bên trên, để giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định, người ta lắp thêm một cảm biến nhiệt độ. nhờ có phản hồi (feedback) từ cảm biến mà bộ điều khiển có thể cảm nhận được nhiệt độ trong phòng, từ đó so sánh giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ cần tăng giúp nhiệt độ trong phòng luôn ở mức cố định. Do đó, bộ điều khiển vòng lặp kín, luôn có một vòng của tín hiệu phản hồi để đảm bảo đầu ra theo đúng giá trị đã thiết lập (Set point) còn gọi là giá trị tham chiếu đầu vào (Reference input). vậy nên, bộ điều khiển vong lặp kín còn được gọi là bộ điều khiển có phản hồi.[

 Ngành tự động hóa

 Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Có thể hiểu, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

 Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

 Hiện ngành này được coi là một trong những ngành “hot” tại các trường có đào tạo khối kỹ thuật như Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hay Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Theo TS. Nguyễn Hùng – Phó trưởng khoa Cơ – Điện – Điện tử của HUTECH thì hàng năm khoa nhận được rất nhiều đề nghị tuyển dụng sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá của các doanh nghiệp, tuy nhiên Khoa phải ưu tiên các doanh nghiệp lớn bởi số lượng sinh viên ra trường không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp.

 Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?

Đúng như tên gọi, ngành này thực hiện điều điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều kiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí nén… người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công nghiệp.
Tuy vậy, với xu thế phát triển của xã hội, một vấn đề đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi quá nhanh, nhu cầu sản xuất sản phẩm thay đổi liên tục. Mỗi lần thay đổi sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần phải thay đổi lại toàn bộ các máy móc thiết bị, dẫn đến các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để một dây chuyền có thể sản xuất linh hoạt với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế, làm lại các thiết bị máy móc.

 Do đó, sự ra đời tiếp theo của PLC và máy tính cùng với sư phát triển khoa học điều khiển… hệ thống sản xuất linh hoạt như yêu cầu ở trên đã trở thành hiện thực và trở nên phổ biến. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành khá rộng, liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại nhất cho sản xuất.

Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể công tác tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước; Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ;…
Tại một số trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo ngành này, sinh viên được trang bị thêm nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng ngay được nhu cầu của doanh nghiệp không chỉ sau khi tốt nghiệp mà ngay từ năm 3, năm 4. Đơn cử như tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường thường xuyên kết hợp với các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực như Tập đoàn General Electric VN, Tập đoàn Bosch (Đức), Công ty Điện tử Biên Hòa, Công ty Samsung Vina, Công ty bút bi Thiên Long,… để tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành và tham quan thực tế cho sinh viên. Tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì sinh viên cũng thường xuyên được rèn luyện qua các lớp kỹ năng thực tế.

 Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường làm gì?”. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chẳng hạn như Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa xét tuyển những tổ hợp môn nào, những tố chất nào phù hợp với Ngành, nên học Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở trường nào,… để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.

tag: pháp diễn đàn chí tiếng anh việt nam đồ án ngày nay