Ngày thành lập đoàn thanh niên

Ngày thành lập đoàn thanh niên

 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.[1]

 Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là cánh tay nối dài của nhà nước.[2] Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước.

Hoàn cảnh ra đời

 Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề “… tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết”, chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

 Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.

 Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao (Trung Quốc), Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội đã không họp được.

Thời kỳ năm 1936 đến năm 1955

 Năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, một tổ chức thanh niên hoạt động công khai trên cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, lấy tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Ngày 5 tháng 5 năm 1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương đã họp công khai ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

 Năm 1939, khi chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Năm 1940, Trung ương Đảng đã thành lập Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương để tổ chức quần chúng thanh niên đấu tranh chống đế quốc.. Đoàn Thanh niên phản đế đã tham gia Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ.

 Trong suốt 20 năm, do điều kiện lịch sử, nhiều tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập cùng hoạt động song song. Ngày 28 tháng 9 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng “Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên”. Tháng 6 năm 1949, Hội nghị Thanh vận của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc, do ông Hoàng Quốc Việt chủ trì. Tại Hội nghị này, một quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương được đưa ra, Nguyễn Lam được chỉ định làm Trưởng tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

Thời kỳ năm 1955 đến năm 1976

 Sau khi giành được quyền kiểm soát miền Bắc, trong phiên họp vào tháng 9 năm 1955, Bộ Chính trị chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và tên gọi này được chính thức thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

 Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

 Tại miền Nam, một tổ chức bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hoạt động với tên gọi Đoàn Thanh niên Cách mạng Miền Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

 Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.

 Sau năm 1976

 Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần?

 Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ

 Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần. Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ như sau:

 Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến năm 1936, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

 Từ năm 1937 đến năm 1939, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

 Từ tháng 11 năm 1939 đến năm 1941, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.

 Từ tháng 5 năm 1941 đến năm 1956, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

 Từ ngày 25 tháng 10 năm 1956 đến năm 1970, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

 Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 11 năm 1976, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.

 Từ tháng 12 năm 1976 đến nay, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức

 Theo báo cáo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (2017) thì Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện có khoảng 6,4 triệu Đoàn viên trên tổng số khoảng 23,6 triệu thanh niên Việt Nam (từ 16 – 30 tuổi)[3]. Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 16 đến 30).[4]

 Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

 Ngoài ra, để khằng định cho sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với công tác Đoàn cũng như tạo điều kiền để các đồng chí cán bộ Trung ương Đoàn là Đảng viên được sinh hoạt Đảng, trong hệ thống tổ chức của Đoàn đã thành lập Đảng bộ Trung ương Đoàn tương đương tổ chức Đảng bộ cấp huyện trực thuộc Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, đồng chí Lê Quốc Phong hiện là Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn.

 Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.

 Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở

 Cấp Huyện và tương đương

 Cấp Tỉnh và tương đương

 Cấp Trung ương

  

  

  

  

 

 Tag: xuân tín hải phòng tài tối thiểu gì văn 87 ý 26/3 duy tra 26/3/1931 chọn nào bài gì? trường đô bị phạt gỗ thắng 86 kỹ nghệ quá fpt khách sạn cát bà 2018 bắt buộc ngành hồi ký vingroup lúc nào? thcs lâp mới kinh tế nòng cốt tiếng anh mẫu giám sát hđnd ôn lại truyền ty cổ đầu tư xây dựng chuyển giao tiến học tôn đức bao nhiêu ninh bình tuyển dụng xác chưa 2016 mấy? tải vũng tàu chào mừng cương tuyên tncs trải hội? phép tịnh biến đường thẳng nó phim hài lòng 2017 lâm sủng nịch nghiện phẩm siêu đặng châu tiền giang náo takeshi tap chu ngọc gaming tất laptop cửu long trại tân lừa đảo ổ cắm chấu tòa vùi lấp 0123 thai nhi ghép ảnh 1 mộng tháp tuyết mê goỗ tnhh tóm tắt trống pc buffet thạch tường giấy hưng taân thổi sáo hamelin dưỡng chồn hậu bất trác khí hòa vạn chỉnh nghiêng photoshop osaka thích thế giới em thể ford gõ đ dđ chrome