Ngày thành lập trung ương cục miền nam

 Ngày thành lập trung ương cục miền nam

 Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, thường xuyên do Bộ Chính trị thay mặt lãnh đạo trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nam Bộ trong thời kỳ 1951-1954 và miền Nam Việt Nam thời kỳ 1961-1975, (từ 1964 địa bàn B2). Thời kháng Mỹ, Trung ương Cục chỉ đạo Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam (sau xác định Đảng bộ Miền Nam Đảng Lao động Việt Nam), trực tiếp địa bàn B2, trực tiếp chỉ đạo chính sách Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời trên cơ sở chủ trương Trung ương Đảng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thông qua Ban Thống nhất TW. Trung ương Cục miền Nam nằm ở tỉnh Tây Ninh. Hiện nay, những dấu tích còn lại tại nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng 10 năm 1954. Trung ương Cục miền Nam (trong bài này được viết tắt thành Trung ương Cục miền Nam) là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ “…căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam”[1]. TƯCMN có các phiên hiệu là B2, R, Ông Cụ, dùng để bảo mật trong chiến trường. Địa bàn chỉ đạo lúc đầu là cả miền Nam Việt Nam, tức từ vĩ tuyến 17 trở vào.

 Tháng 10 năm 1961 tại căn cứ Mã Đà, miền Đông Nam Bộ – vùng Trị An ngày nay – Trung ương Cục miền Nam họp phiên đầu tiên gồm có các ông: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Võ Toàn (Võ Chí Công, Năm Công), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Trần Lương (Trần Nam Trung, Hai Hậu), Phạm Văn Xô (Hai Xô), Phạm Thái Bường (Ba Bường), Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Nguyễn Đôn, Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương (Tư Thuận), Lê Quang Thành (Tư Thành).

 Hội nghị bầu ra ban thường vụ gồm 6 người với chức vụ sau:

 Nguyễn Văn Linh – Bí thư Trung ương Cục miền Nam
Võ Chí Công – Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam
Phan Văn Đáng – Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam
Lê Quang Thành – Ủy viên thường vụ
Phạm Văn Xô – Ủy viên thường vụ
Trần Lương – Ủy viên thường vụ
Nguyễn Đôn và Trương Chí Cương được cử làm Bí thư và Phó Bí thư Khu V. Đặc biệt hội nghị quyết định thành lập các T1, T2, T3, T4… thay cho các liên tỉnh ủy trước kia; quyết định chuyển căn cứ từ Mã Đà về bắc Tây Ninh. Lúc này Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 nhưng chưa có lãnh tụ, do đó hội nghị tập trung chỉ đạo việc giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Việc giải thoát thành công tại Phú Yên (đêm 30 tháng 10 năm 1961, tại mộ bà Du Ký vùng chân núi Chóp Chài, Tuy Hòa), vào cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh.

 Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam ra tuyên bố thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, và công bố cương lĩnh hoạt động của mình.

 Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm chủ tịch.

 Năm 1963, Trần Văn Trà (Tư Chi) vào thay Trần Văn Quang ra Trung ương.

 Cuối năm 1963, Lê Đức Anh (Sáu Nam) rời Hải Phòng vào Nam nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền.

 Tháng 10 năm 1964, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương cử vào làm Bí thư Trung ương Cục, kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Ông truyền đạt nghị quyết Trung ương 9 khóa III, điều chỉnh lại công tác tổ chức chỉ đạo, từ đó Trung ương Cục miền Nam phụ trách trực tiếp từ Khu VI (gồm Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận) trở vào đến Cà Mau (tức địa bàn B2). Từ Ninh Thuận trở ra do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Phân công Võ Chí Công về khu V làm Bí thư Khu ủy, kiêm Chính ủy quân khu.

 Đầu năm 1965, Trần Độ (Chín Vinh) và Lê Quang Thành (Tư Thành) được Trung ương cử vào bổ sung thêm cho Trung ương Cục.

 Tháng 7 năm 1967, Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời do bị đau tim. Tháng 10 năm 1967, Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương cử vào thay thế. Tiếp đến, Hoàng Văn Thái (Mười Khang), Ủy viên Trung ương Đảng, được Trung ương tăng cường vào làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền.

 Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương bổ sung vào làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, nhưng đến tháng 5 năm 1968 được chuyển sang công tác ngoại giao. Vào thời kỳ này Nguyễn Văn Linh kiêm thêm Bí thư Khu trọng điểm gồm Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và một số huyện của các tỉnh phụ cận.

 Trung ương cục Miền Nam thời điểm năm 1969: Phạm Hùng (Bí thư), Hoàng Văn Thái, Nguyễn Văn Cúc, Trần Văn Trà, Trần Nam Trung, Trần Độ, Lê Trọng Tấn, Đồng Văn Cống, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu Xuyến, Nguyễn Thị Định, Lê Chấn (Lê Văn Tưởng), Đào Sơn Tây, Hai Giá.

 Ngày 6 tháng 6 năm 1969, tại căn cứ Tà Nốt, Bắc Tây Ninh, Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã họp và bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (Mặt trận 2), cùng các đoàn thể cách mạng do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.

 Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cùng đoàn Trung ương Cục miền Nam ra viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó Nguyễn Hữu Thọ ở lại miền Bắc cho đến sau ngày giải phóng miền Nam.

 Tháng 3 năm 1973, Hoàng Văn Thái cùng đoàn do Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Văn Linh dẫn đầu ra Bắc dự hội nghị, sau hội nghị Hoàng Văn Thái ở lại miền Bắc nhận nhiệm vụ mới.

 Nghị quyết số 247-NQ/TW, ngày 29/9/1975 Hội nghị lần thứ hai mươi tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, giải thể các Khu uỷ ở cả hai miền, đồng thời, thành lập Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam, một hình thức tổ chức làm việc để thực hiện sự chỉ đạo tại chỗ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ.

 Quyền hạn Trung ương cục Miền Nam (1961)[2], các điểm chính:

 Được ủy nhiệm chỉ đạo công tác Đảng ở miền Nam (từ 1964 thì Liên khu V về TƯ quản lý), dưới sự lãnh đạo của TƯ Đảng mà thường xuyên là Bộ Chính trị
Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của Đại hội Đảng, TƯ và Bộ Chính trị đề ra các quyết sách cho cách mạng miền Nam, những vấn đề lớn phải xin ý kiến TƯ, những vấn đề cấp bách Trung ương Cục có thể ra quyết định để đối phó nhưng phải báo cáo TƯ
Thi hành Điều lệ Đảng với các cấp ủy Đảng ở miền Nam, thành lập các Đảng đoàn ở các tổ chức quần chúng (bao gồm cả Mặt trận DTGPMNVN) để giúp cho sự chỉ đạo của Đảng với các tổ chức đó, quản lý và phân phối cán bộ Đảng ở miền Nam (theo quy định thì Bí thư và Phó bí thư do Bộ Chính trị thay mặt TƯ Đảng quyết định nhưng phân công công tác do TƯ Cục quyết định,…)

 

 tag: gian   khi   nào   kiểm   tra   ai