Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì – Quy trình tái cấu trúc DN

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì

 Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng vê sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.

Sự cần thiết phải tái cấu trúc doanh nghiệp

 Nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp thường xuất phát từ:

 1- Sự phát triển nhanh chóng quy mô công ty về mặt nguồn lực;

 2- Sự mở rộng phạm vi hoạt động, văn phòng đại diện trong và ngoài nước;

 3- Sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh;

 4- Xây dựng và phát triển uy tín, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh…

 Tất cả sự thay đổi, phát triển của một doanh nghiệp, hay sự xuất hiện của một nhân tố mới trong môi trường kinh doanh đều dẫn đến một sự không tương thích giữa cơ chế quản lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn trường tồn trong môi trường tự do cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp phải luôn vận động phát triển về mọi mặt. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong cơ chế quản lý ở các cấp với nhiều mức độ khác nhau.

 Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp là một nhu cầu khách quan tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp trong những năm sắp tới.

 Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính sau:

 – Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động…

 – Điều chỉnh cơ cấu tồ chức bộ máy: tái bố từ phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh…

 – Điều chỉnh cơ cấu thể chế: điều chỉnh các cơ chế, chính sách thông qua sự rà soát, thay đồi hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định

 – Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điêu chỉnh cơ cấu đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực.

Quy trình tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

 Để tái cấu trúc doanh nghiệp đạt được kết quả cao nhất. Quy trình tư vấn phải thực hiện đúng và đủ các bước sau:

Tìm hiểu doanh nghiệp

 Thời gian thực hiện: 1 tuần

  • Tham quan, tìm hiểu về công việc, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp
  • Phân tích tìm ra điểm mạnh – điểm yếu trong hệ thống quản lý và lãnh đạo của doanh nghiệp
  • Tìm hiểu, xác định chính xác năng lực của cán bộ – nhân viên doanh nghiệp
  • Tìm và phân tích các nguyên nhân.

 Từ đó quyết định thành lập Ban tái cấu trúc doanh nghiệp. Phương pháp hoạt động:

  • Yêu cầu nhân viên tự viết bản mô tả công việc của mình
  • Xem xét, phân tích sơ đồ tổ chức
  • Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, nhân viên và khách hàng

Xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp

 Thời gian thực hiện: 1 tuần Tùy vào từng đặc điểm riêng và nhóm hàng sản xuất của mỗi doanh nghiêp chúng tôi sẽ xây dựng bản sắc văn hóa khác nhau. Phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng

 Thời gian thực hiện: 1 tuần – xác định rõ các vấn đề

  • Phân tích, xác định các giai đoạn tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng
  • Xác định những giai đoạn quan trọng, quyết định trong tổng thể quy trình
  • Xác định công việc cụ thể của từng giai đoạn
  • Xác định các cổng kiểm soát

Tái cấu trúc tổ chức

 Một phần quan trọng trong quy trình tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp là tái cấu trúc tổ chức.

 Giai đoạn này cần 2 tuần thực hiện, bao gồm 3 nhiệm vụ chính:

  • Xây dựng mô hình tổ chức mới dựa trên mô hình cũ
  • Hình thành các chức danh công việc cụ thể của mô hình tổ chức mới
  • Xây dựng bản mô tả công việc cho mô hình tổ chức mới

 Tái cấu trúc nhân sự

 Thời gian thực hiện: 2 tuần So sánh nhân sự hiện tại và nhân sự cần thiết cho mô hình tổ chức mới Sẽ có 2 trường hợp:

  • Chưa hợp lý tiến hành tuyển dụng, sa thải, tái bố trí công việc và đào tạo.
  • Đã hợp lý: tiến hành điều chỉnh chính sách lương, thưởng cho phù hợp với từng chức danh công việc.

Vận hành, đánh giá, thăm dò, điều chỉnh

 Thời gian thực hiện: 4 tuần

  • Tổ chức thăm dò ý kiến cán bộ, nhân viên về công việc, tổ chức, thái độ làm việc
  • Đưa ra các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch làm việc và kiểm soát

 Thời gian thực hiện: 1 tuần Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch làm việc và kiểm soát sao cho hợp lý và phù hợp nhất.

Tìm ra năng lực lõi kết nối các bộ phận, phòng ban /công ty, trong cùng công ty/ tập đoàn

 Các năng lực lõi được tìm thấy sẽ tạo nên sự kết nối các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Tạo nên kết cấu vững chắc giữa các phòng ban trong cùng công ty, tập đoàn.

Một số những ví dụ điển hình về tái cấu trúc

 – Chắc hẳn với những người quan tâm đến tình hình kinh tế- tài chính không thể không biết  đến vụ tái cấu trúc của nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai. Công ty này đầu tư ồ ạt vào các sản phẩm như mía đường, ngô, dầu cọ, cao su tuy nhiên quy mô lớn mà thị trường lại nhỏ, hoạt động không đi theo như kế hoạch ban đầu đưa ra.

 Dưới áp lực phải thanh toán nợ cho ngân hàng và rơi vào tình trạng ngu hiểm, Hoàng Anh Gia Lai bắt buộc phải tái cấu trúc để tồn tại. HAGL quyết định bán mảng mía đường, ngô và dầu cọ thì thu hẹp lại do không mang lại hiệu quả. Để cân đối tài chính họ phải xoay vòng các sản phẩm mang lại dòng tiền ngắn hạn như giai đoạn 2013-2014 đẩy mạnh mía đường, 2015-2016 đẩy mạnh thị trường thịt bò. Hiện nay là những loại hoa quả ngắn ngày như chanh leo, chuối, thanh long… và nó là những sản phẩm được kỳ vọng rất nhiều rằng sẽ mang lại doanh thu cho tập đoàn. Bước đầu kết quả của HAGL có khởi sắc tuy nhiên vẫn còn trong tình trạng khá căng thẳng và con đường vẫn còn nhiều khó khăn.

 – Tập đoàn PAN so với HAGL thì họ có những bước đi thuận lợi hơn bởi họ có sự chuẩn bị hoạch định chiến lược rõ ràng. Tiền thân của PAN là một công ty chuyên về dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Sau một thời gian hoạt động họ quyết định mở rộng quy mô hoạt động để đạt được tăng trưởng cao hơn. Họ quyết định chuyển hướng đi, tập trung vào đầu tư các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói thương hiệu.

 Nhờ vào việc đầu tư và mua lại những doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm PAN đã giúp mình có một chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, củng cố chỗ đứng của mình trong ngành, điều này giúp cho họ tăng trưởng lợi nhuận đều đặn mỗi năm.

 Tái cấu trúc là hoạt động mà csc doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt, thế nhưng không chủ động chuẩn bị cho mình những lộ trình thực hiện, theo lộ trình kế hoạch nhằm nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp không phải chịu áp lực nặng nề  và dễ dàng xoay chuyển khi có khó khăn xảy ra.