Tìm hiểu nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính

 Mỗi sự vật, hiện tượng quanh ta đều được thể hiện ra bên ngoài hàng loạt các  đặc điểm như màu sắc (xanh, đỏ…), trọng lượng (nặng, nhẹ…), khối lượng  (to, nhỏ…). Chúng ta biết được những thuộc tính đó là nhờ bộ não.  Biểu  tượng  của những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi  sự vật,  hiện tượng đang trực  tiếp tác động vào ta được gọi là các biểu tượng nhận thức cảm  tính.  Quá  trình  chúng ta nhận biết được các thuộc tính đó là quá trình nhận thức cảm tính.

 Ví dụ: khi ta nhắm mắt, người bạn đặt vào lòng bàn tay ta một vật  gì đó. Nếu không sờ mó, nắm,  bóp, ta chỉ  có thể  cảm nhận được  vật  đó nặng hay nhẹ, nóng  hay lạnh.

 Chúng ta đang quan sát ngôi nhà.  Trong  đầu  chúng  ta khi  đó  xuất  hiện  hình ảnh ngôi nhà.

 Chúng ta có cảm giác nóng,  lạnh, trong  đầu  có  hình   ảnh  ngôi  nhà…  đó chính là biểu tượng nhận thức  cảm  tính.  Khi  chúng  ta  đang cảm thấy nóng hoặc khi chúng ta đang nhìn ngôi nhà thì đó là quá trình nhận thức cảm tính.

 Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính  là  chỉ  phản  ánh  được  những thuộc tính bên ngoài của  sự  vật,  hiện tượng khi  sự vật  hiện tượng đang trực  tiếp tác động vào giác quan chúng ta.

 Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính là cảm giác và tri giác.

Cảm giác:

Khái niệm:

 Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

 Cảm giác là hình thức phản ánh  tâm  lí,  sơ  đẳng,  đơn giản  nhất.  Biểu  tượng của nó chỉ là những thuộc tính riêng rẽ của sự vật. Tuy  nhiên nó  lại  đóng vai  trò khởi đầu cho các quá trình tâm  lí  khác  như  tưởng tượng, tư duy,  trí nhớ…  Cảm giác cũng là khâu đầu tiên trong sự nhận thức  hiện  thực  khách  quan  của  con người.

Các loại cảm giác:

 Cảm giác bên ngoài:

 Cảm giác nhìn (thị giác): cho chúng ta biết  thuộc  tính ánh  sáng,  màu  sắc, kích thước của đối tượng.

 Cảm giác nghe (thính giác): cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

 Cảm giác ngửi (khứu giác): giúp con người nhận biết được mùi.

 Cảm giác nếm (vị giác): giúp chúng ta  nhận  biết  các  loại  vị:  mặn,  nhạt,  đắng, cay…

 Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết về nhiệt độ.

 Cảm  giác  bên trong:

 Cảm  giác  vận động.

 Cảm giác thăng bằng.

 Cảm giác nội tạng.

Nhận thức lý tính

 Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

Ví dụ về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

 Ví dụ: H yêu tiếng anh

 Về tình cảm: Để hình thành tình yêu tiếng anh của H rất khó nhưng khi đã hình thành thì H lại khó bỏ việc tìm hiểu và học thêm về tiếng anh nhiều hơn.

 Về nhận thức: H yêu tiếng anh vì muốn sẽ đi London hay để tìm bạn trai. Tuy nhiên sau một thời gian H muốn đi Tây Ban Nha thì H ngay lập tức bỏ tiếng anh.

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

 Giống nhau:

 Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng..

 Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

 Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.

 Đều có ở động vật và con người

 -Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người.

 Cảm giác

 Tri giác

 – Phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

 – Là mức độ đầu tiên của nhận thức cảm tính.

 -Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường. -Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.

 – Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

 – Phản ánh sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định.

 – Gắn liền với hoạt động của con người.

 – Là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

 – Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.

 Khác nhau:

 So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

 Đều là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

 Khác:

 Nhận thức cảm tính: 

 Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.

 Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

 Đặc điểm:

 – Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

 – Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

 — Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

 –Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

 Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 

 Đặc điểm:

 – Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

 – Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

 – Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

 Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.

 Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

  

  

  

  

  

  

 Tag: phê thuần túy trắc nghiệm phi pdf vẻ luân dục hành tần thủy hoàng công giáo bùi văn nam sơn kingdom voz