Tìm hiểu về cây ngũ vị tử

 Tên thông thường: Ngũ Vị Tử, Ngũ Mai Tử, Huyền Cập.

 Tên trong khoa học: Fructus Schisandrae

Quả ngũ vị tử
Quả ngũ vị tử

 Nhóm cây này phân làm 3 loại lần lượt là: Kadsura japonica L. – Ngũ vị tử nam, Schizandra chinensis Baill. – Ngũ vị tử bắc, Mộc lan – Magnoliaceae.

 Ngũ Vị Tử chính là quả của cây Ngũ Vị đã chín, trải qua công đoạn phơi khô hoặc sấy.

Thành phần, tác dụng của ngũ vị tử

 Theo một số nghiên cứu cho biết, ngũ vị tử có đầy đủ 5 vị,  ngọt, đắng, chua, cay, mặn nhưng tính ôn và không độc. Đặc biệt, trong loại thảo dược này còn chứa rất nhiều tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất xơ, chất béo. Quả ngũ vị tử khi chín chứa nhiều axit amin như axit xitric, axit malic, axit citric, schisandrin, đường, tanin, vitamin C và một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

Những công dụng của vị thuốc mang lại cho sức khỏe
Những công dụng của vị thuốc mang lại cho sức khỏe

 Qua nghiên cứu ý học và đúc kết từ kinh nghiệm dân gian cho biết, một số tác dụng chính của vị thuốc nam mang lại cho sức khỏe như:

  • Đây là loại thảo dược có tác dụng mạnh trong điều trị các bệnh nam khoa như  liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm,…
  • Bên cạnh đó, vị thuốc còn có công dụng bổ thận, tráng dương, chữa trị nhanh các bệnh thận dương hư, tiểu đục, đau lưng, lưng lạnh.
  • Ngũ vị tử còn có tác dụng điều trị nhanh các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm họng, viêm phế quản, ho khan,…
  • Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại được các tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ, giảm nhanh tình trạng suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn.
  • Thanh nhiệt cơ thể, điều trị viêm gan, vàng da.
  • Tăng huyết áp, tốt cho xương, thảo dược giúp ức chế sự sản xuất oxit nitric đồng thời làm giãn các mạch máu, tăng huyết áp.

Cách dùng ngũ vị tử làm thuốc

 Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30 viên.

 Chữa thận dương hư, hoạt tinh: tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

 Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

 Dùng cho bệnh nhân viêm gan mạn tính: ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường.

Món ăn – bài thuốc có ngũ vị tử:

 Bài 1: Rượu nhân sâm ngũ vị tử: rượu 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.

 Bài 2: Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.

 Bài 3: Ngũ vị tử hồ đào tán: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho nam giới di mộng tinh.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Ngũ Vị Tử

 Dù có những công dụng kể trên nhưng Ngũ Vị Tử cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng quá liều. Cụ thể, thí nghiệm trên chuột cho thấy uống từ liều 10-15g/kg trở lên sẽ có dấu hiệu quá liều, ngộ độc (cơ thể mệt mỏi, khó thở, mất ngủ).

 Ngoài ra khi sử dụng Ngũ Vị Tử, cũng cần lưu ý:

  • Nhiệt thịnh, mới phát ban và ho thì không nên dùng.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mới có triệu chứng sốt và ho không nên dùng.
  • Người có biểu tà bên ngoài, thực nhiệt bên trong không nên dùng ngũ vị tử.
  • Quả ngũ vị có khả năng thúc đẩy co bóp tử cung nên tuyệt đối không dùng để điều trị cho phụ nữ có thai.
  • Loại thuốc này có thể làm tăng lượng dịch tiết ở dạ dày do đó cân nhắc khi dùng cho người có tiền sử bị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược.
  • Quả ngũ vị có tương tác với các loại thuốc khác như: Thuốc chống đông máu, nhóm thuốc Tacrolimus hay thuốc chuyển hóa gan…
  • Một số tác dụng phụ khi dùng ngũ vị tử là: Phát ban da, ợ nóng, đau dạ dày, chán ăn…

  

  

  

  

  

  

 Tag: chuông quỷ cốc