Tìm Hiểu Về Hóa Đơn Xăng Dầu

Quy định về hóa đơn xăng dầu

 Hóa đơn xăng dầu quy định theo THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC (HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ)

 chi tiết: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=detail&document_id=173887

 Trong đó có những lưu ý đặc biệt sau:

 Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

 Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

  1. b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

 Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

 Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

 Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

 Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

  1. c)Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

 Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

 Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…

 Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Cách xử lý hóa đơn xăng dầu

 KẾ TOÁN ĐỪNG NGHĨ CỨ LẤY HÓA ĐƠN XĂNG LÀ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ, CÁC BẠN ĐỌC BÀI NÀY ĐỂ CHỨNG MINH CHI PHÍ XĂNG XE LÀ HỢP LÝ.

 Chi phí xăng xe đối với các doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực vận tải luôn được kế toán đưa vào phần chí quản lý hoặc chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp như vậy, mức chi phí xăng xe như thế nào là hợp lý và các chứng từ chứng minh cho phần chi phí hợp lý như vậy bao gồm những gì ?

 1. Xe ô tô là sở hữu của doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp sở hữu ô tô như phần tài sản của doanh nghiệp, thì phần chi phí xăng xe sẽ không bị khống chế về định mức. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có các chứng từ chứng minh rõ mục đích và cách thức sử dụng xe của doanh nghiệp để cả phần khấu hao tài sản và chi phí xăng xe đi kèm được xem là chi phí hợp lý
Các giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau
Bản đăng ký sử dụng xe đi công tác
Bản xác nhận giao hàng bằng xe
Lịch trình hoạt động xe
Định mức sử dụng nhiên liệu
Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy. Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
Hóa đơn GTGT tiền xăng
Quy chế về sử dụng xe của doanh nghiệp

 2. Xe ô tô đi mượn/thuê
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp đi thuê xe của cá nhân hoặc cơ sở cho thuê xe
Doanh nghiệp cần đưa bộ chứng từ như sau
Hợp đồng thuê xe
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của việc thuê xe – Chứng từ thanh toán
Mục đích của việc thuê xe phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Để chi phí xăng xe của xe đi thuê được tính là chi phí hợp lý, doanh nghiệp cung cấp thêm các chứng từ:
Lịch trình hoạt động xe
Định mức sử dụng nhiên liệu
Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy.Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
Hóa đơn GTGT của xăng
Trường hợp 2: Doanh nghiệp dùng xe của Giám đốc
Thông thường trong trường này, Kế toán nên làm hợp đồng mượn xe giữa công ty và giám đốc để có thể hợp lý phần chi phí xăng xe. Tuy nhiên, kế toán cần hết sức lưu ý phần chi phí về xe không được tính vào chi phí doanh nghiệp. Căn cứ xác định chi phí xăng xe gồm có:
Hợp đồng mượn xe
Lịch trình hoạt động xe
Định mức sử dụng nhiên liệu
Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy.Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
Hóa đơn GTGT của xăng

 5 HƯỚNG XỬ LÝ HOÁ ĐƠN XĂNG QUÁ NHIỀU

  • Một là bạn nên đưa một phần vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
  • Đầu tiên đó là mình sẽ cho vào xe ô tô con cho sếp đi. Nếu không có thì chúng ta sẽ làm hợp đồng mượn xe ô tô cho sếp đi hoặc làm hợp đồng thuê xe ô tô cho sếp đi
  • Với điều kiện là bạn phải có lịch trình xe chạy công tác phí thì càng tốt, có hóa đơn đầy đủ
  • Hai là đưa vào phụ cấp người lao động:
  • Bạn sẽ cho vào phụ cấp của Nhân viên bán hàng, Nhân viên thực tế sản xuất cần phải chạy đi lại nhiều, Nhân viên văn phòng khác…
  • Với điều kiện về chứng từ đó là :
  • Hóa đơn xăng đầu mang tên công ty đầu đủ
  • Trên hợp đồng có phụ cấp xăng, dầu bằng phiếu cấp xăng
  • Lịch trình xe chạy để cấp xăng dầu tương ứng quảng đường công tác
  • Phiếu yêu cầu cấp xăng và phiếu cấp xăng cho nhân viên hàng ngày
      • Nếu công ty bạn có máy thì đẩy cao định mức. Nếu công ty bạn không có máy thì đi thuê, đi mượn, về vấn đề này bạn chỉ cần có hợp đồng là okCách cuối cùng là bạn xem đó là hàng hóa : Chúng ta sẽ xuất tiêu dùng nội bộ Tẩy rửa, hoặc dùng việc khác. Hoặc cách cuối cùng là xuất bán cho đối tượng khác không lấy hóa đơn hoặc lấy hóa đơn.
        • Chắc hẳn đến đây sẽ bạn thắc mắc nếu cho như thế thì có ảnh hưởng gì đến thuế TNCN?
        • Theo điều 2, khoản 2 điểm a Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:
        • 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
        • a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
        • b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau……..
        • Như vậy nếu doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động, như một khoản phụ cấp theo lương, thì tiền phụ cấp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và là khoản phụ cấp theo lương chịu thuế TNCN
        • Nhưng nếu Công ty mua xăng lấy hóa đơn công ty và cấp xăng cho CBCNV theo phiếu xuất kho, và phiếu xăng thì Người lao động không phải chịu thuế TNCN trên khoản phụ cấp đó.
        • Ba là bạn đưa 1 phần vào chi phí đưa rước nhân viên:
        • Bạn sẽ lập lịch trình xe chạy, định mức xăng dầu cho lịch trình xe chạy tương ứng và có hóa đơn đầy đủ là ok
        • Bốn là bạn đẩy cao định mức xăng dầu cho máy thi công:

Cách viết hóa đơn bán lẻ xăng dầu

 Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về lập hóa đơn như sau:

 “2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

 “a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

 Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.””

 Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

 “Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.”

 Như vậy, căn cứ theo quy định trên đối với đơn vị bán lẻ xăng, dầu người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa cung cấp dịch vụ.

 Trong trường hợp bán lẻ mà người mua không lấy hóa đơn thì cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

 

 

 

 Tag: tra cứu nghệ an xí petrolimex 2018 hạch dấu đóng trị gia tăng misa lệ hà cột bơm hôm nay tử phú khánh idemitsu kiểm khu ở đâu tphcm đỏ thiết thời pvoil