Tìm hiểu về tư vấn pháp luật là gì – Vai trò của luật sư trong tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật là gì

 Khái niệm tư vấn pháp luật được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư 2006, cụ thể: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật”.

 Ta có thể hiểu đơn giản tư vấn pháp luật là những việc giải đáp pháp luật, tư vấn ứng xử theo quy định pháp luật trong những trường hợp cụ thể,…nhằm giúp khách hàng, công dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Tư vấn viên pháp luật là gì

 Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

 a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

 b) Có Bằng cử nhân luật;

 c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

 Ngoài ra tư vấn viên pháp luật còn được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP

Vai trò của luật sư trong tư vấn pháp luật

 Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật.

 Việc tư vấn pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân trong xã hội. Đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, luật sư đưa ra những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh của họ.

 Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng yếu tố pháp luật, kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn là vai trò của tư vấn pháp luật và luật sư. Kinh tế phát triển, pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện hơn, điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang ngày một sâu và rộng, các quốc gia thường xuyên ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhau, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế … thì những quy định pháp luật về kinh doanh là vô cùng phức tạp. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia vào một sân chơi với nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhưng cũng nhiều thách thức rủi ro phát sinh từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý dẫn đến nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội tăng cao. Trong thời kỳ hội nhập, trước sự đa dạng của các kiến thức pháp luật trong và ngoài nước, tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư, doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ không khỏi lúng túng khi va chạm với hệ thống pháp luật vì vậy hoạt động tư vấn của luật sư là phương tiện hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi lừa đảo tạo sự yên tâm đầu tư, kinh doanh của các tổ chức,  cá nhân trong nền kinh tế thị trường hội nhập phát triển năng động nhưng cũng không kém phần phức tạp.

Nguyên tắc tư vấn pháp luật

 Nguyên tắc hoạt động tư vấn được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, theo đó:

 1. Tuân thủ pháp luật.

 2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động nghề nghiệp của mình.

 3. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

 4. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.

 5. Giữ bí mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Quy trình tư vấn pháp luật bằng lời nói

 Người tư vấn nghe khách hàng trình bày vấn đề: Nghe trình bày tóm tắt của khách hàng, lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm, chỉ khi khách hàng trình trung thực và khách quan thì hoạt động tư vấn mới chính xác và đưa ra được giải pháp giúp khách hàng tối ưu nhất.

 Tóm tắt yêu cầu của khách hàng: Hoạt động này nhằm xác định lại người tư vấn đã hiểu đúng vấn đề và yêu cầu của khách hàng.

 Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan: khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ các văn bản giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc thì người tư vấn mới hiểu rõ hơn vấn đề và dành thời gian nghiên cứu để đưa ra giải pháp tư vấn tốt nhất.

 Tra cứu tài liệu tham khảo: Vụ việc trong đời sống rất đa dạng và phức tạp, việc tham khảo các tài liệu liên quan nhất là quy định của pháp luật nhằm khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn dựa trên quy định của pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của họ.

  Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.

Một số hoạt động gần giống (vẫn có những khác biệt nhất định) với hoạt động tư ván pháp luật

  • Hoạt động cung cấp thông tin pháp luật (Ví dụ như: Việc cung cấp thông tin pháp luật của Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh, của các cơ quan nhà nước,…);
  • Hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật;
  • Hoạt động giảng dạy pháp luật (Ví dụ như giảng dạy luật trong trường đại học);

 

 

 

  

  

 Tag: chuyên ngành đai ty tiếng anh điểm mở phòng mẫu bài mã quyết ví trạng du