Tử hình là gì – Hình thức tử hình ở việt nam

Tử hình là gì

 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

 Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 – Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

 – Người đủ 75 tuổi trở lên;

 – Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

 Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Hình thức tử hình ở việt nam

 Theo quy định của Luật thi hành án 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau:

 Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

 Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

 Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

 a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

 b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

 c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

 Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

 Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

 Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

 Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

 d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

 Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

 Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

 Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

 Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

 Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

 Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

 Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

CÁC HÌNH THỨC TỬ HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

 Hầu hết vụ xử tử đều được thi hành ở các nước như Trung Quốc, Iran, Pakistan, Arab Saudi. Mỹ hiện là quốc gia duy nhất ở phương Tây còn thực hiện án tử hình.

 Treo cổ là phương pháp phổ biến nhất được thực hiện ở các nước như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Iran… Năm 2013, trong khi hầu hết quốc gia ra sức bỏ hình thức này, thì Iran vẫn cương quyết treo cổ 369 phạm nhân. Những tội có thể dẫn đến tử hình như: giết người, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, kê gian, buôn bán ma tuý, khủng bố, phản quốc…

 Quốc đảo Singapore thi hành án tử bằng cách treo cổ phạm nhân tại nhà tù Changi vào rạng sáng ngày thứ sáu. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định án tử hình chỉ được thi hành bằng biện pháp treo cổ. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, 85% người dân nước này ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình, dù bị Liên Hợp Quốc lên án mạnh.

 Xử bắn được áp dụng từ thời chiến. Đến nay, nó vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên, Yemen. Những người hành quyết sẽ dàn hàng, bắn cùng lúc vào ngực tử tù. Nếu tù nhân chưa chết, chỉ huy sẽ bắn phát đạn cuối cùng vào đầu tù nhân. Tử tù thường được bịt mắt hoặc đội mũ trùm đầu. Tháng 7/2016, Indonesia xử bắn 4 tội phạm buôn bán ma tuý, trong đó bao gồm 2 người nước ngoài.

 Arab Saudi hiện là nước duy nhất trên thế giới áp dụng bản án chặt đầu. Phạm nhân và người thi hành án đều mặc đồ trắng. Arab công khai quá trình hành quyết này tại các nơi công cộng như quảng trường, hoặc nơi đông người gần nhà tù. Trong những năm gần đây, nước này gia tăng việc chặt đầu nạn nhân. Đến tháng 5/2015, tổng số phạm nhân bị xử tử theo hình thức này tại riêng Arab là 78 người.

 Dù trong thời hiện đại nhưng nhiều quốc gia vẫn còn thi hành hình thức tử hình bằng cách ném đá như thời Trung cổ. Đây là hình phạt dã man gây nhiều tranh cãi và được coi là xâm phạm quyền con người. Luật pháp của nhiều nước đạo hồi như Iran, Pakistan, Afghanistan công nhận ném đá là hình thức tử hình hợp pháp.

 Tháng 8/2014, một thai phụ Pakistan bị ném đá đến chết vì tự ý kết hôn. Điều đáng nói là vụ việc xảy ra ngay gần tòa án trung tâm thành phố Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab (Pakistan) mà không có bất kì ai cứu giúp hay can thiệp. “Tôi giết chính con gái mình vì nó đã xúc phạm đến danh dự gia đình, tôi không hối tiếc về điều đó”, cha của nạn nhân (trong ảnh) khẳng định.

 Tại Mỹ, tiêm thuốc độc là hình thức tử hình nhân đạo nhất và chủ yếu. Tử tù sẽ được tiêm một liều thuốc độc tổng hợp, thường gồm 3 loại: gây mê, tê liệt cơ bắp và dây thần kinh, làm tim ngừng đập. Đầu tiên được áp dụng tại Mỹ, tiêm thuốc độc dần trở thành phương pháp thi hành án tử ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala và Việt Nam.

 Ghế điện trở thành biểu tượng cho hình phạt tử hình ở Mỹ. Người bị kết án được buộc vào chiếc ghế gỗ đặc biệt. Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể phạm nhân gây tổn thương, tử vong các cơ quan nội tạng, trong đó có não. Tù nhân phải chịu 2 cú sốc lớn. Cú sốc đầu tiên gây bất tỉnh, chết não. Cú thứ 2 tác động mạnh đến các cơ quan nội tạng. Ngày nay, một số tiểu bang ở Mỹ vẫn áp dụng hình thức này theo yêu cầu của nạn nhân.

 Phòng hơi ngạt là thiết bị tử hình, bao gồm buồng kín trong đó khí độc hoặc khí ngạt được bơm vào. Các khí độc thường được sử dụng nhất là hydrogen cyanide; carbon dioxide và carbon monoxide. Phòng hơi ngạt được sử dụng như một phương pháp tử hình cho các tù nhân bị kết án ở Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920.

 Nếu muốn ra lệnh ân xá hoặc hoãn hành quyết, thống đốc bang phải ra lệnh kịp thời, trước khi khí độc tỏa ra khắp phòng. Đôi khi, chỉ cần chậm vài giây, họ có thể cướp đi tính mạng của phạm nhân.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: vũ văn remix clip lê luyện cam nguyễn đức nghĩa lã lâm cảnh ký xuân vn pharma xem nhạc chế sơn hải dương video ngọc miu linh hột thoát nhiêu phía hữu 2007 lá ngón chí dũng súng