Cá rô phi đơn tính là gì – Tìm hiểu về cá rô phi đơn tính

Cá rô phi đơn tính là gì

  Cá rô phi đơn tính (Rô phi toàn đực) là rô phi được xử lý bằng hooc-môn đặc biệt (17α- methyltestosteron), sinh tố C và bột cá. Cách xử lý hooc-môn: Chuẩn bị 1 ao ương (tẩy vôi, nhưng không bón phân, không gây màu nước, không bón phân vô cơ), lọc nước sạch vào ao. Cắm giai cách bờ 1m, chuyển rô phi bột thả vào giai với mật độ: 1 vạn con/m3 nước (10 con/lít). Công thức phối trộn thức ăn như sau: 1kg bột cá + 60mg hooc-môn (hooc-môn đã được hoà trong cồn 96°) + l0gam sinh tố C. Tỷ lệ thức ăn được tính như sau: 5 ngày đầu cho ăn 25% trọng lượng cá trong giai, 5 ngày kế cho ăn 20%, 5 ngày tiếp theo cho ăn 15%, 6 ngày cuối cùng cho ăn 10% trọng lượng cá trong giai. Mỗi lần thay tỷ lệ thức ăn cần phải xác định tổng trọng lượng cá bột. Thời gian cho ăn ít nhất là 4 lần trong ngày. Tỷ lệ Rô phi toàn đực trong giai đạt trên 90%.

Đặc điểm cá rô phi đơn tính

 Cá rô phi đơn tính có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.

 Môi trường sống

 Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.

 Nhiệt độ: 

 Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-32oC, thích hợp nhất là 25-32oC. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-42oC, cá chết rét ở 5,5oC và bắt đầu chết nóng ở 42oC. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.

 Độ mặn:

 Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40‰.

 Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.

 pH:

 Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4.

 Oxy hoà tan:

 Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.

Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng của cá rô phi đơn tính

 Tập tính ăn: 

 Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.

 Sinh trưởng:

 –  Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.

Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

 1. Chuẩn bị ao nuôi:

 Là khâu quan trọng để tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt vụ nuôi.

 – Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

 – Đối với các ao nuôi tăng sản, mật độ từ 5-7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi kéo dài, việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu dọn bùn dơ, phơi nắng 5-7 ngày, cày xới nền đáy. Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi.

 2. Gây màu nước:

 Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp đưụơc thực hiện xong, đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào 30-40 cm sau 4-5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả cá giống.

 Nuôi cá rô phi trong ao, đìa nuôi tôm cần chú ý:

 – Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi.

 – Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật độ dày (15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu tôm (tháng 9,10) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi.

 3. Cá giống:

 Cá giống đạt các tiêu chuẩn :

 –  Hình dạng cân đối, không dị hình, không xây xát.

 –  Màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh.

 Khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15-20 phút, sau đó đổ cá ra các thau, chậu để thuần dưỡng mặn. Thêm nước mặn từ từ vào thau, chậu để tăng dần sau 1 giờ tăng lên 2-3‰ (độ mặn) và tăng dần đến khi bằng độ mặn của nước ao.

 –  Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc trời nắng gay gắt, cá giống vừa phải chống chịu với nhiệt độ cao vừa phải thích nghi với độ mặn làm cho các bị và hao hụt sau khi mới thả.

 Đối với ao đìa có độ mặn từ 15‰ trở xuống thì không cần phải thuần dưỡng mà có thể thả cá giống trực tiếp xuống.

 4. Mật độ nuôi:

 Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5-1 gam/con tương đương với 1000-2000 con/kg. Cá giống có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7-10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2-3 con/m2.

 –  Trong điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2-3 con/m2.

 -Trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2 .
–  Trong nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5-10 con/m2

 5. Cho cá ăn:

 Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần:

 – Cá tạp, cá vụn, cua, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc: 40-50%

 – Bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo: 20-30%

 – Cám gạo: 10-20%

 – Bã đậu nành, đậu phộng: 10-20%

 + Cách chế biến : Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo, xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày.

 + Cho ăn : 02 lần mỗi ngày:

 – Sáng vào lúc 5-6 giờ và

 – Chiều vào lúc 17-18 giờ.

 + Lượng thức ăn :

 – Tháng đầu : lượng thức ăn trong tháng bằng 3-5% trọng lượng đàn cá.

 – Tháng thứ 2 : lượng thức ăn trong ngày bằng 2-3% trọng lượng đàn cá.

 – Tháng thứ 3 trở đi : lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5-1% trọng lượng cá.

 + Trong nuôi cá rô phi cần chú ý kết hợp cho ăn với việc bón phân hữu cơ sẽ gia tăng năng suất cá nuôi.

 – Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú có thể bón phân hữu cơ (thường là phân heo, gà, vịt, trâu, bò …) và phân vô cơ (Urê, N.P.K…) hai loại phần này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện màu mỡ của từng ao nuôi.

 Ví dụ : Cho ăn kết hợp bón phân gà (đã ủ hoai) ở mức độ 5kg phân khô/ha/ngày và bón 5ngày/tuần sẽ cho kết quả tốt.

 Việc tạo ra thức ăn tự nhiên tốt (màu nước đậm, mật độ tảo dày) hoặc những ao đìa giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất cá nuôi trong ao, đìa.

 6. Chăm sóc quản lý: 

 Hàng ngày quan sát rò rỉ xung quanh bờ ao, khung lưới cống và hoạt động của cá.

 – Nếu thấy cá nuôi nổi đầu từ lúc sáng sớm thì phải cung cấp thêm nước.

 – Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra cá bằng chài, cân đong tự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của cá hàng ngày.

 7. Thu hoạch:

 Sau khi nuôi 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con, có thể thu hoạch cá thịt, có hai cách thu.

 – Thu tỉa : tháo nước ao cạn ở mức nước 40-50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn.

 – Thu sạch : kéo lưới bắt nhiều lần sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại.

 Kết luận:  Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường.

 Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.

 Nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm vụ đông xuân vừa tạo ra thu nhập cho người nuôi tôm, đồng thời tạo sản phẩm ý nghĩ cho xã hội, đó là nguồn đạm tươi sống cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: hoa mồi câu hóa tiền bán mua đâu giá ảnh hướng dẫn mô bể xi măng đúng rằng giao dự thảo điện tử vị việt nam bento lazada mẫu xin nghỉ viêc bài hành vẽ chiếu nhận chữ ký đẹp hủy sendo vận món nhậu thì hiện tại mặc đồ uống mùa hè dạ kép 3d phố file word hạnh phúc chỉ thế thôi buộc nào tệ bướu cổ ngọc quầy bar kiểu tóc akira trát tường 2016 nail chân hỗ trợ bà mẹ robot thăm tác đỏ giấy phép lái xe bảo hiểm tuyển viết 11 trăm 12 chục 13 giò chay dựng lều trại bánh hấp luận tiếng anh luật lông đánh miễn phạt chậm nộp thuế thông tư triệu vòng tô cáo trang vết thương tết cắt bỉ ngạn bay khiển xa khống sốt vang búi tiramisu huyết áp tâm trương độc giải xui trích lục tờ nho nhật bản kếp lịch dương lâm bê tông sữa ngô may áo thun đan khăn len thanh toán viện phí khảo địa 1/500 ghế đẩy tạ nhiệm quy 2019 điệu lạnh khinh khí nhẫn nhân viên móng singapore tráng miệng thêu tuabin gió mang thai bơ váy bầu tại trí vân bậc ánh bước sóng 76 yeu em lấy vợ check d01 ts cổng cơm chiên trứng đầm ổ chấu truyện zalora nhạc chuông biên mất hoá liên cưới hóa đỏ mâm cỗ đức hạch misa nang thùy buồng giác tội phạm lừa đảo chim thư hẹn gặp thủ scrapbook biển bông tai tẩy than mềm video đoàn mau oz ml kính văn in tphcm cà ri chè download bảng kê đính kèm d01-ts thang tỏ tình ước mp3 đất hồi nhún tranh làng quê phá dỡ gạch trò ảo aquaponics gắp tham ban chấp bày hoàn cảnh nama chocolate hacker hàn quốc tiệc phèn tay đăng đai sơn cuộn nhảy despacito ghép chốt sushi hệ tuần kí họa ngoài lớp trân châu lắm chữa giáo w gato socola ma vlcm hút medela stt halloween inch 2007 excel báo trị mụn nối bé múa nhi