Chuyên viên kinh doanh là gì

 Chuyên viên kinh doanh là gì

 Chuyên viên kinh doanh là gì?

 Đây hẳn là câu hỏi đầu tiên mà các bạn muốn biết khi nghiên cứu về vị trí chuyên viên kinh doanh. Đó là một vị trí quan trọng trong việc duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chuyên viên kinh doanh chỉ những người quản lý trong các bộ phận kinh doanh, đề ra các chiến lược, khai phá, tiếp cận thị trường, với mục đích bán nhiều nhất các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, mang về lợi nhuận và duy trì hoạt động cho doanh nghiệp đó.

 Sales Supervisor hay Sales Executive là những thuật ngữ tiếng Anh chuyên dùng để nói về những người ở vị trí chuyên viên kinh doanh.

 Khi bạn đảm nhiệm vị trí chuyên viên kinh doanh, bạn sẽ phải đối mặt với những áp lực rất lớn. Đó là áp lực doanh số bán hàng mà doanh nghiệp đưa ra đồng thời là những áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường. Đòi hỏi bạn phải tự xây dựng được cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc của mình.

 Những yêu cầu của một chuyên viên kinh doanh

 Bất cứ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu khác nhau nhằm phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất. Với đặc thù phải đưa ra các chiến lược phát triển, kinh doanh, giới thiệu và thuyết phục khách hàng, chuyên viên kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để có thể làm tốt và thành công với công việc này.

 Vậy những yêu cầu của chuyên viên kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu nhé:

 Kỹ năng giao tiếp tốt
Yêu cầu đầu tiên bắt buộc phải có chính là kỹ năng giao tiếp. Một chuyên viên kinh doanh giỏi là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi vì bạn phải tiếp xúc, trao đổi và thuyết phục khách hàng lựa chọn, sử dụng sản phẩm của mình. Nếu quá trình giao tiếp tốt, bạn đã đạt đến 80% thành công yêu cầu. Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau bạn cần trau dồi thường xuyên như gặp mặt trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại, email, tin nhắn,…

 Sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc
Mỗi khách hàng là một đặc điểm, mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Bạn không thể cứng nhắc khi giới thiệu sản phẩm của mình mà cần có sự nhạy bén, linh hoạt nắm bắt được những thông tin cơ bản của khách hàng, họ đang cần gì, mong muốn có được sản phẩm như thế nào và từ đó đưa ra lời giới thiệu phù hợp. Cho khách hàng thấy được rằng, sản phẩm của bạn không những đáp ứng được nhu cầu của họ mà còn có ưu điểm vượt trội hơn những sản phẩm khác trên thị trường.

 Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính sự nhạy bén và linh hoạt này sẽ giúp bạn thành công.

 Kiến thức sâu rộng
Để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn cần tạo được niềm tin cho khách hàng. Và đương nhiên, để làm được điều đó cần thông qua giao tiếp. Bạn cần là người có am hiểu kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội để nói chuyện, tư vấn một cách thuyết phục nhất đến khách hàng của bạn. Bởi vì khách hàng không chỉ là một người, và mỗi người lại có những mối quan tâm khác nhau.

 Bản lĩnh cùng sự quyết tâm cao
Chuyên viên kinh doanh là người phải chịu những áp lực doanh số từ doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh lẫn khách hàng của mình. Và để đạt được doanh số đề ra, bạn phải tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt. Thế nhưng, thực tế lại không dễ dàng như vậy. Khi làm công việc này, bạn sẽ nhận được những lời từ chối nhiều hơn là những cái gật đầu đồng ý. Nếu khách hàng chịu lắng nghe bạn nói, đó đã là một thành công. Còn nếu không, cũng đừng vì thế mà nản lòng, nhiều người đi trước bạn đã làm được thì chỉ cần có đủ bản lĩnh, sự quyết tâm, chắc chắn bạn cũng sẽ làm được.

 Ngoại hình chỉnh chu cùng thái độ thân thiện
Cái nhìn đầu tiên rất quan trọng giúp bạn nhận được thiện cảm từ khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo, chỉn chu cho ngoại hình của mình, đồng thời tiếp cận khách hàng tiềm năng với một thái độ thân thiện, cởi mở, họ sẽ thấy được sự chuyên nghiệp, tự tin đến từ bạn. Đó là bước khởi đầu tốt cũng như giúp bạn thuận lợi hơn cho quá trình thuyết phục khách hàng đồng ý mua hoặc hợp tác về sau.

 Ngoài những yêu cầu cơ bản trên, một chuyên viên kinh doanh với khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ khác là một lợi thế. Bên cạnh đó là những yêu cầu về các kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm,…

 Mặc dù chuyên viên kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực từ công việc. Tuy nhiên, một khi trở thành chuyên viên kinh doanh giỏi, bạn không những có được nguồn thu nhập lớn mà còn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp mà mình hướng đến, với những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.

 Yêu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh

 Mô tả công việc
Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một Nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

 Các công việc chính
Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các đối tượng khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực (trực tiếp hoặc gián tiếp)
Giải quyết các vấn đề và phàn nàn của khách hàng để đảm bảo độ hài lòng, tin cậy của khách
Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
KPI công việc
Các KPI của phòng ban
Số khách hàng
Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng
Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng
Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
Giá trị hợp đồng trung bình
Mức độ hài lòng của khách hàng
Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc
Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc tương tự
Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí liên quan
Thành thạo các công cụ MS Office
Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
Thành thạo các kĩ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng
Thành thạo các kĩ năng tổ chức công việc, quản lí thời gian
Thành thạo kĩ năng quản trị mối quan hệ
Cởi mở tiếp thu các góp ý phản hồi
Năng lực liên quan
Knowledge – Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự
Knowledge – Công cụ tin học văn phòng, các phần mềm CRM
Knowledge – Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
Skill – Kĩ năng giao tiếp
Skill – Năng lực giải trình
Skill – Kỹ năng quản trị thay đổi
Skill – Kĩ năng đàm phán và thuyết phục
Skill – Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
Skill – Kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian
Skill – Kĩ năng quản trị mối quan hệ
Skill – Tư duy tập trung vào kết quả
Attitude – Bảo mật kinh doanh
Attitude – Thái độ đặt khách hàng là trung tâm
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Bạn kinh doanh loại hình sản phẩm nào tại công ty gần đây nhất? Hãy mô tả về sản phẩm và tập khách hàng của sản phẩm đó.
Thử thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm đó của bạn.
Quy mô nhóm làm việc của bạn ở công ty đó là bao nhiêu người?
Chỉ tiêu doanh số của bạn ở công ty đó là bao nhiêu? Nhóm làm việc của bạn đã làm cách nào để đạt tới chỉ tiêu đó?
Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất mà bạn làm việc. Theo bạn thì quy trình đó có điểm gì hiệu quả và điểm gì chưa hiệu quả?
Mô tả lại một thương vụ thành công nhất của bạn. Bạn thấy thương vụ đó có điểm gì đáng chú ý?
Mô tả lại một khách hàng khó tính nhất mà bạn từng làm việc cùng. Bạn đã làm thế nào để đối phó với khách hàng đó?
Đến lúc nào thì bạn ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
Nếu được yêu cầu phải tăng doanh thu lên X% trong thời gian Y, bạn nghĩ mình sẽ làm như thế nào để đạt được con số này?
Nếu tỉ lệ hài lòng của khách hàng thấp, bạn sẽ làm thế nào để cải thiện con số này?

 

 

 tag: hỗ   trợ   dự   án