Hợp đồng thương mại là gì – Tìm hiểu về hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì

 Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

 Hợp đồng thương mại có các đặc điểm pháp lí cơ bản sau: lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng là lĩnh vực thương mại, bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; một bên chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân. Trong nhiều quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá; mục đích của thương nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình; hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, hành vi hay văn bản. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Fax, telex, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.

 Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại: Khi thoả mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế. Ví dụ: các hợp đồng trong hoạt động thương mại được xác lập bằng văn bản giữa các thương nhân, trong đó, ít nhất một bên là pháp nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu không thoả mãn các điều kiện đó, hợp đồng thương mại chỉ mang tính chất của một hợp đồng dân sự.

Hình thức của các loại hợp đồng thương mại

 Căn cứ theo Luật Thương mại 2005 thì vấn đề này được quy định như sau:

Loại hợp đồng
Hình thức hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hoá Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước – Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

 – Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng dịch vụ – Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

 – Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng về xúc tiến thương mại Hợp đồng dịch vụ khuyến mại Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Hợp đồng về trung gia thương mại Hợp đồng đại diện cho thương nhân Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
Hợp đồng đại lý thương mại
Một số hợp đồng thương mại khác Hợp đồng gia công trong thương mại Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

 Khác với phạt vi phạm trong dân sự, luật thương mại khống chế mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm và phải tuân thể quy định về mức phạt tối đa.

 Ngoại lệ với việc kinh doanh dịch vụ giám định.

 Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu phạt vi phạm nếu:

 – Trường hợp cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt: không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

 – Trường hợp cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

Các biện pháp chế tài khác được áp dụng đồng thời với phạt vi phạm

 Ngoài việc phạt vi phạm, chúng ta còn các chế tài khác như:

 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

 – Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.

 – Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

 Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

 Trừ trường hợp luật có quy định khác:

 – Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 – Nếu các bên có thỏa thuận phạt VP thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ của đối tác

 Đối với hợp đồng kinh doanh thương mại áp dụng theo Điều 312 Luật thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

 – Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong Hợp đồng là điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng.

 Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được chấm dứt hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”

 Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để chấm dứt hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền chấm dứt hợp đồng.

 – Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng.

 Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.

 Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để chấm dứt hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện chấm dứt hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

 + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

 + Xảy ra sự kiện bất khả kháng

 + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.

Bài tập tình huống về hợp đồng thương mại

Ngày 1/ 10/2011, bà hương- giám đốc công ty CPTM M (ngành nghề kinh doanh là sản xuất hàng điện tử điện lạnh) gọi điện cho giám đốc công ty TNHH Hà Nội – Chợ Lớn (siêu thị HC) về việc bán 50.000 chiếc điều hòa với giá 3tr/chiếc giao hàng vào ngày 7/10/2011. Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, 2 bên đã thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC).
Ngày 5/10/2011, do giá điều hòa trên thị trường tăng cao, bà Hương gửi công văn thông báo cho siêu thị HC về việc công ty M sẽ ko thực hiện hợp đồng trên, với lý do hợp đồng này vô hiệu hoàn toàn (do hợp đồng ko phải bằng hình thức văn bản). Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận nhưng công ty M ko thực hiện. Sau khi thương lượng ko thành, siêu thị HC đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam yêu cầu công ty M phải: (1) tiếp tục thực hiện hợp đồng, (2) bồi thường thiệt hại cho siêu thị HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính có được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị trường vào thời điểm nhận hàng), (3) yêu cầu công ty M nộp phạt 8% giá trị hợp đồng.
Anh chị hãy cho biết, vụ kiện trên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào? Nêu quan điểm của anh chị về hướng giải quyết vụ việc này?
Đáp án:

 Trước hết bạn nên nêu quan điểm của mình trước để mọi người cùng thảo luận. Mình xin góp ý một số ý kiến như sau:

 Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

 Những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được qui định tại Điều 18, Luật TTTM 2010, cụ thể:

Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu viết:

 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. (Điều 16, Luật TTTM qui định, Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức khác như, thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;….. cũng được xem là văn bản)

 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

 Như vậy, rõ ràng thảo thuận giải quyết bằng trọng tài trong trường hợp này là vô hiệu. Do đó, Khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài từ chối thụ lý yêu cầu giải quyết của các bên, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

 Từ đó, bạn xác định xem giao kết bằng lời nói (thông qua điện thoại) có được xem là một trong những hình thức giao kết hợp đồng không (Điều 25. LTM). Sau đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên để đưa ra quyết định về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (Đọc kỹ từ Điều 300 đến Điều 307 LTM).

 Bạn lưu ý: Chế tài phạt vi phạm giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt nhau về mức phạt vi phạm. Mức phạt theo Luật Thương mại 2005 các bên thoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi Bộ luật Dân sự 2005 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này.

Mẫu hợp đồng thương mại song ngữ anh việt

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Independence – Freedom – Happiness

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

 ECONOMIC CONTRACT

 V/v: Mua sắm vật chất, thiết bị

 Re: Procurement of materials and equipment

 – Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005 QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI.

 – Pursuant to the Civil Code No. 33/2005 QH11 adopted by the 11th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at the 07th session dated 14 June 2005;

 – Căn cứ Luật Thương mại số 33/2005 QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI.

 – Pursuant to the Commercial Law No. 36/2005 QH11 adopted by the 11th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at the 07th session dated 14  June 2005;

 Hôm nay, ngày  ……………, tại ………………………, chúng tôi gồm:

 Today,  dated …………., at …………………………………, we are:

 I- BÊN MUA (Sau đây gọi tắt là Bên A):

 I- BUYER (Hereinafter referred to as Party A):

 Địa chỉ:

 Address:

 Người đại điện:                                                            Chức vụ:

 Represented by:                                                          Position:

 I- BÊN BÁN (Sau đây gọi tắt là Bên B):

 II- SELLER (Hereinafter referred to as Party B):

 Địa chỉ:

 Address:

 Người đại điện:                                                             Chức vụ:

 Represented by:                                                          Position:

 Sauk hi xem xét nhu cầu và khả năng thực hiện của hai bên, chung tôi thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế này với các điều khoản sau đây:

 After considering the demand and capability of the two parties, we have mutually agreed to enter into this contract with the terms as follows:

 A Nội dung bản hợp đồng:

 A Contents of contract:

 Điều 1:

 Article 1:

  • Bên A hợp đồng với Bên B mua trang bị và vật liệu công trình vệ sinh như sau:
STT
No.
Diễn giải
Description
Đơn vị
Unit
Số lượng
Quantity
Đơn giá
Unit Price
Thành tiền
Amount
1

 Chậu rửa CI 07 T

 Wash basin CI 07 T

Cái
pcs
191
209,000
39,919,000
2

 Chân chậu PI07 T

 Wash basin base PI07 T

Cái
pcs
191
211,200
40,339,200
3

 Bệt ngồi Li 032 E

 Toilet seat Li 032 E

Bộ
Set
75
1,606,500
120,487,500
4

 Gạch ốp 50×50 mã số 2861

 Tiles 50x 50 code 2861

Hộp
Carton
1,432
69,837
100,006,584

 Tổng cộng/
Total

300,752,284

 
Article 2: Total contract value
:Điều 2: Tổng giá trị hợp đồng:

 – Tổng giá trị hợp đồng: 300.752.284 đồng

 – Total contract value: 300,752,284 VND

 – Giá trị hợp đồng bao gồm: Thuế VAT, chi phí vận chuyển đến nơi nhận.

 – The contract value includes: VAT, cost of transportation to the place of delivery.

 – Chi phí phát sinh (nếu có) do hai bên thống nhất thay đổi

 – Any costs incurred (if any) shall be mutually agreed upon by the two parties.

 Điều 3: Trách nhiệm của mỗi bên:

 Article 3: Responsibilities of each party:

 3.1. Trách nhiệm của Bên B:

 3.1: Responsibility of Party B:

 – Hàng hóa bàn giao đúng chủng loại, mới 100%, theo đúng danh mục ghi chi tiết tại Điều 1.

 – Delivering correct types of goods which are 100% brand new according to the detailed list under Article 1.

 – Chịu trách nhiệm giao hàng tại nơi nhận.

 – Taking responsibility for delivering goods at the the place of delivery.

 3.2. Trách nhiệm của Bên A:

 3.2: Responsibilities of Party A:

 – Nhận hàng, kiểm tra, tiếp nhận bàn giao hàng hóa trang bị, vật liệu công trình vệ sinh.

 – Receiving goods, inspecting and receiving the handover of goods, sanitary materials and equipment.

 – Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá trị hợp đồng và các phát sinh (nếu có).

 – Paying in full and on time the contract value and arising costs (if any).

 Điều 4: Phương thức và thời hạn thanh toán:

 Article 4: Method and term of payment:

 – Phương thức thanh toán: Chuyển khoản

 – Method of payment: Bank transfer.

 – Bên A phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong vòng 15 ngày kể từ ngày bàn giao, nghiệm thu hàng hóa.

 – Party A shall pay 100% of the contract value within 15 days after the delivery and acceptance of goods.

 Điều 5: Thời gian và địa điểm giao nhận:

 Article 5: Time and place of delivery:

 – Thời gian giao nhận: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày được ký kết, Bên B phải bàn giao đầy đủ trang bị, vật liệu công trình vệ sinh cho Bên A.

 – Time of delivery: Within 20 days from the date of signing, Party B shall deliver all sanitary materials and equipment to Party A.

 – Địa điểm giao nhận:

 – Place of delivery:

 Điều 6: Cam kết chung

 Article 6: General undertakings

 Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng nội dung các điều khoản đã thỏa thuận.

 The two parties undertake to comply with the terms set forth in the contract.

 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 04 bản gửi các bên liên quan và có giá trị pháp lý như nhau.

 This contract takes effect from the date of signing and is made in 04 original copies which are sent to the relevant parties and have equal legality.

 ĐẠI DIỆN BÊN A

 REPRESENTATIVE OF PARTY A

 ĐẠI DIỆN BÊN B

 REPRESENTATIVE OF PARTY B

  

  

  

  

  

 Tag: môi 2015 soạn khái niệm dụ kfc tiếng chiết khấu 2018 pdf tư câu hỏi đọc tượng phở 24 ngôn download phụ lục maẫu rủi ro nào đàm phán bắt suất chậm yếu tố vai trò đầu