Kinh doanh quán trà chanh

 Kinh doanh quán trà chanh

 Trà chanh là thứ đồ uống không hề mới mẻ hay độc đáo. Từ những năm 2012, trà chanh đã có cái tên là trà chanh “chém gió”. Tuy nhiên, đến năm 2014, các quán trà chanh vỉa hè dần dần bị thu hẹp do khó lòng cạnh tranh với các loại đồ uống mới mẻ như trà sữa, sữa tươi đường đen… Trà chanh “chém gió” gần như đã mất hút và bị giới trẻ lãng quên một thời gian dài.

 Nhiều người vẫn nghĩ rằng trà chanh cũng sớm nở tối tàn như bao món đồ ăn khác như trà sữa nướng, trà xoài muối ớt….thế nhưng trà chanh đã quay trở lại với diện mạo hoàn toàn mới mẻ. Trà chanh giờ đây không chỉ còn gắn liền với những địa điểm vỉa hè quen thuộc như; Trà chanh nhà thờ, Trà chanh bệt, hay trà chanh chém gió,… thức uống này còn được “nâng cấp” lên phiên bản cao cấp hơn với nhiều biến tấu hơn về hương vị cũng như cách thức trình bày và xuất hiện trong menu của rất nhiều cửa hàng đồ uống, với giá thành không hề rẻ.

 Hơn thế nữa, trà chanh giờ đây không chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội hay HCM mà mô hình quán trà chanh còn xuất hiện như nấm mọc sau mưa ở nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai…

 Kinh doanh trà chanh cũng là ý tưởng khởi nghiệp của khá nhiều bạn trẻ. Với số lượng vốn bỏ ra không đáng kể nhưng lại thu về lợi nhuận khổng lồ, nhiều quán kinh doanh tốt có thể kiếm tới 30 – 40 triệu đồng/ tháng, cá biệt có quán thu cả trăm triệu đồng.

 1. Gợi ý lập kế hoạch kinh doanh trà chanh
Nhiều người nghĩ rằng việc kinh doanh quán trà chanh tưởng chừng như đơn giản nhưng để có thể duy trì việc số lượng khách hàng ổn định thì khi thiết kế quán trà chanh cần phải lưu ý một số điều sau:

 Về vị trí địa lý: Những quán trà chanh vỉa hè luôn thu hút được sự chú ý và yêu thích của khách hàng. Địa điểm kinh doanh trà chanh có thể là một cửa hàng nhỏ ngay trên vỉa hè, chỉ cần vài cái bàn nhỏ, thêm vài cái ghế, người bán đã có thể hành nghề ngay lập tức mà không cần đầu tư máy móc hay thiết bị gì.
Bạn Thái Hưng, chủ một quán trà chanh có tiếng trên đường Lê Văn Sỹ (Phú Nhuận, HCM) chia sẻ kinh nghiệm để có thể thu được lợi nhuận cao và ít rủi ro nhất. Theo Thái Hưng, đầu tiên phải kể đến vị trí đặt quán, vị trí chiếm đến 50% sự thành công sau này của quán. Quán phải được đặt ở chỗ có “view” đẹp, nhiều người qua lại, thoáng mát. “Nếu mở quán có “view” kém hơn thì phải khắc phục điểm yếu của vị trí bằng cách hạ giá, mở rộng số lượng khách quen, cải thiện chất lượng đồ uống để tăng sức cạnh tranh. Bất kỳ một quán nào, muốn tồn tại được phải có một lượng khách quen nhất định, dù nhiều dù ít lượng khách này sẽ đảm bảo để quán không bị lỗ.

 kinh doanh quán trà chanh

 Về nguyên liệu kinh doanh trà chanh: Kinh doanh trà chanh thì cách thức pha trà chanh cũng không quá phức tạp, nguyên vật liệu cũng dễ dàng mua được. Mỗi ly trà chanh có giá nguyên liệu khoảng 3.000 – 5.000 đồng, người bán có thể bán với mức giá gấp 4 lần với giá 12.000 đồng – 25.000 đồng. Công thức pha chế trà chanh khá đơn giản. Nguyên liệu trà kết hợp với một số trái cây tươi như: đào, cam, chanh, xoài, sữa chua, mật ong… cùng với trân châu, thạch ống, nha đam…
Dụng cụ pha chế: Mới những ngày đầu mở quán trà chanh thì bạn nên đầu tư dụng cụ pha chế cần thiết nhất cho quán thôi, những thứ khác thì sau này khi quán đã đi vào hoạt động ổn định thì có thể đầu tư thêm. Những thứ mà bạn nên chú trọng đầu tư ngay những ngày đầu như là: shoot đong để định lượng pha chế cho đúng, vợt lọc trà là thứ không thể nào thiếu được rồi, bình shaker để lắc hỗn hợp,… và một cái nữa mình nghĩ bạn nên đầu tư ngay từ lúc đầu khi kinh doanh trà chanh đó là phần mềm quản lý quán ăn, nó sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề về nguyên vật liệu, tồn kho, nhân viên và doanh thu trong ngày. Tin mình đi, bạn sẽ không phải hối hận khi đầu tư nó đâu.
Về nhân sự: Khi mở quán trà chanh bạn nên thuê tối thiểu là 3 nhân viên phục vụ ở bên ngoài để chạy cho kịp, vì buổi tối sẽ là thời gian để mọi người xả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, những quán trà chanh sẽ là sự lựa chọn vì nó vừa rẻ vừa mát.
Marketing: Và sẽ không thể nào thiếu được khi bạn kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đó là marketing. Bạn cần phải thực hiện việc truyền thông của mình trước ngày khai trương mở quán trà chanh tầm 2 tuần để mọi người biết đến, để tiếp cận khách hàng nhiều hơn thì bạn có thể lập một fanpage để truyền thông tốt hơn, vì tỉ lệ giới trẻ dùng mạng xã hội này rất nhiều. Và một khi quán đã ổn định thì fanpage là nguồn tạo ra doanh thu cho bạn cũng không phải nhỏ đâu đó.
Đây là những gợi ý sơ bộ mà bạn cần phải chuẩn bị khi mở quán trà chanh, ban đầu thì bạn chỉ cần đầu tư vào những thứ này và hay tập trung vào chất lượng đồ uống để lấy lòng thực khác, su khi quán đã đi vào ổn định thì bạn hãy đầu tư nhiều hơn về phần trải nghiệm cho khách.

 Còn nếu bạn là người ngại làm thương hiệu và muốn nhanh chóng phát triển thì nhượng quyền sẽ là hướng đi tốt cho bạn.

 2. Kinh doanh trà chanh nhượng quyền
Chill chắc hẳn chẳng còn xa lạ với những người đam mê trà chanh nữa. Là một trong những tiệm kinh doanh trà chanh đầu tiên theo xu hướng kinh doanh theo chuỗi, với không gian rộng rãi, giá thành bình dân và chất lượng phục vụ cao cấp hơn so với mô hình kinh doanh vỉa hè, Chill đang nhận được sự chú ý lớn đến từ giới trẻ.
Điểm nổi bật trong mô hình nhượng quyền này là phí nhượng quyền thấp, chỉ từ 10 triệu đồng. Chi phí máy móc thấp, chỉ khoảng 20 – 40 triệu đồng. Đối tác được mua nguyên liệu theo nhu cầu. Giá đồ uống chỉ ở mức trung bình thị trường và có thể thay đổi được theo từng khu vực khác nhau. Các cơ sở nhỏ lẻ được hỗ trợ tư vấn thiết kế, đảm bảo nhận diện thương hiệu và chuyển giao công nghệ độc quyền, cung cấp máy móc theo chuẩn của hãng, nguyên liệu theo tiêu chuẩn Đài Loan. Các quán được nhượng quyền mang thương hiệu “Trà chanh Chill” cũng được hỗ trợ toàn diện về chiến lược marketing, quảng bá để giúp thương hiệu tăng doanh thu, lợi nhuận và thừa hưởng danh tiếng của thương hiệu.
Giá thành một ly trà chanh trong menu của chuỗi cửa hàng Trà chanh Chill cũng dân giã như chính cái tên của dòng đồ uống này: thông thường một ly trà chanh truyền thống được bán với giá 10.000 – 15.000 đồng/ly, trà chanh hiện đại với những hương vị khác biệt sẽ có mức giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/ly.
Bạn Lộc (28 tuổi, Tân Bình – Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Mình hay hẹn bạn bè gần nhà cùng nhau ra đây, giá cả thì bình dân như trà chanh vỉa hè nhưng rất sạch sẽ và phục vụ tốt, cũng không sợ bị công an đuổi như ngồi trà chanh vỉa hè vì không gian ở đây rất rộng rãi.”

 Có thể thấy, bạn sẽ không phải sợ bị mấy anh dân phòng tịch thu bàn ghế vì tội lấn chiếm lòng lề đường, với mô hình kinh doanh này bạn sẽ thu về khoảng 2-3 triệu/ngày tiền lợi nhuận và cao hơn trong những dịp Lễ Tết.
Cũng như trà sữa hay cà phê, khách hàng luôn tìm kiếm một thương hiệu quen thuộc để sử dụng, và dù ở bất cứ đâu, khách hàng cũng luôn có nhu cầu tìm một tiệm trà chanh quen thuộc, gần nhà để tiện trong đi lại. Do đó, khởi nghiệp bằng cách mở quán trà chanh có đầu tư theo chuỗi thương hiệu sẽ giúp cho việc kinh doanh được lâu dài hơn và thực sự gây được ấn tượng trong lòng giới trẻ khắp mọi nơi.

 Sự tồn tại của những quán trà chanh cực kì đông khách trong suốt gần chục năm trở lại đây chính là minh chứng vững chắc cho việc kinh doanh trà chanh không phải là “ăn xổi”. Nhu cầu giới trẻ hiện nay đều cần một không gian gần gũi và bình dân để tụ tập bạn bè thường ngày. Chính vì nhu cầu rất lớn nên nguồn lợi nhuận đem lại cũng không hề thấp.

 Các quán trà chanh có thương hiệu là một trong những ví dụ điển hình về thành công khi lựa chọn con đường kinh doanh trà chanh theo chuỗi. Mô hình này chính là cơ hội mới và đầy màu mỡ dành cho những bạn trẻ đang có mong muốn khởi nghiệp và tìm thành công cho chính bản thân mình.