Lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

 Lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

 Việc nghiên cứu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhằm giúp cho sinh viên luật có được những kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật trên thế giới, đồng thời trang bị cho sinh viên các kỹ năng phân tích về nhà nước, pháp luật, cụ thể như sau:

 Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự ra đời, phát triển, suy vong của một số nhà nước điển hình trên thế giới qua từng thời kỳ, tổ chức bộ máy nhà nước và những đặc trưng cơ bản của pháp luật ở các quốc gia đó.

 Xác định các yếu tố tác động và phân tích được nội dung, cơ chế tác động của chúng đến sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật trong lịch sử.

 Trên cơ sở lý giải được về sự ra đời của nhà nước và pháp luật trong lịch sử và phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, sinh viên có thể giải thích những hiện tượng về nhà nước và pháp luật trong đời sống hiện tại. Cùng với những kiến thức của môn học khác, sinh viên có khả năng nhận định, dự báo về sự phát triển của nhà nước và pháp luật trên thế giới trong tương lai.

 Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

Vai trò của chính sách đối với pháp luật Thứ nhất, chính sách bao giờ cũng đi trước pháp luật, mang tính định hướng và là nền tảng để xây dựng pháp luật: chính sách phản ánh một cách trung thực, khách quan điều kiện kinh tế – xã hội tại thời điểm cụ thể và dự báo xu thế, khả năng phát triển trong tương lai. Nếu chính sách không làm tốt vai trò này thì việc thể chế hoá các chính sách thành các quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật sẽ không có tính khả thi, hoặc kìm hãm sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải là người có khả năng đúc kết thực tiễn và dự báo tương lai. Thứ hai, chính sách có tính ổn định tương đối để pháp luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống vì pháp luật luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất nên trong mỗi giai đoạn nhất định, pháp luật có tính đồng bộ và ổn định. Điều này có nghĩa, khi một chính sách có quá nhiều thay đổi hoặc không có những lộ trình cụ thể sẽ gây khó khăn, phức tạp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải tính toán thời gian, điều kiện áp dụng để đưa chính sách vào cuộc sống. Đồng thời, họ phải là những người có khả năng chia việc thực thi chính sách thành các giai đoạn khác nhau với các mục tiêu và lộ trình cụ thể, tránh những bất lợi cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Thứ ba, chính sách là một trong các nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới. Hay nói cách khác, do chính sách là công cụ thể hiện thái độ chính trị của Đảng lãnh đạo để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra theo định hướng, nên pháp luật được ban hành cùng các quy định cụ thể cho mỗi loại quan hệ. Thông thường, sau khi Nhà nước ban hành chính sách mới trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng, chính sách này được thực thi thông qua việc cụ thể hoá thành các quy phạm pháp luật. Như vậy, một chính sách mới được ban hành đồng thời tạo nên một lĩnh vực điều chỉnh mới của hệ thống pháp luật. Ví dụ, khi Nhà nước ban hành chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật được hình thành mới hoặc được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách như Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Doanh nghiệp nhà nước; Luật Hợp tác xã; Luật Phá sản doanh nghiệp, các sắc luật thuế v,v… Vai trò của pháp luật đối với chính sách Thứ nhất, pháp luật là căn cứ xây dựng chính sách, là công cụ để cụ thể hoá và thực thi chính sách. Chính sách có tính linh hoạt và thích nghi với thực tế xã hội cao hơn pháp luật nhưng không thể tồn tại và phát huy tác dụng nếu thiếu pháp luật bởi hệ thống pháp luật tạo nên khuôn khổ pháp lý quy định và điều chỉnh tất các các quan hệ xã hội. Chính sách do Nhà nước ban hành phải căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành và về nguyên tắc không được trái với các quy định của pháp luật. Do đó, không thể xây dựng chính sách có hiệu quả và khả thi khi không nắm được tất cả những quy định pháp luật đang điều chỉnh lĩnh vực liên quan đến chính sách đó. Ví dụ: Điều 5, Hiến pháp năm 1992 quy định “ Nh àn ư ớc thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng b ư ớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng b ào dân tộc thiểu số”. Từ quy định này, nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được hoạch định và thực thi như chương trình 135, 137 và các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao dân trí, trình độ cho đồng bào…
Thứ hai, pháp luật phản ánh các chính sách ở điểm cân bằng. Điều này có nghĩa, do đặc trưng của pháp luật là điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại, do đó nếu không tìm ra được điểm cân bằng và tương đối ổn định thì chính sách khó có thể cụ thể hoá thành pháp luật. Thứ ba, pháp luật được ban hành và đi vào cuộc sống sẽ giúp các quan hệ xã hội diễn ra có trật tự theo định hướng thống nhất với các chính sách hiện hành. Quá trình thực thi pháp luật giúp các đối tượng có ý thức chấp hành các quy định chung, trên cơ sở đó nêu cao tinh thần chấp hành chính sách một cách tự giác. Tác động qua lại của chính sách v àpháp luật Thứ nhất, pháp luật đôi khi cản trở việc hoạch định và thực thi chính sách mới. Về nguyên tắc, khi hoạch định chính sách phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách có thể bị cản trở khi pháp luật chứa đựng trong bản thân nó những yếu tố không bền vững, thiếu tính khả thi và thường xuyên thay đổi. Thứ hai, hoạch định chính sách mới cũng thách thức sự nhất quán, không mâu thuẫn của hệ thống pháp luật quốc gia, nhất là khi hệ thống chính sách thiếu nhất quán, mâu thuẫn, hạn chế lẫn nhau giữa các chính sách chung của quốc gia hoặc giữa các chính sách của quốc gia với các chính sách cụ thể của từng địa phương… Ví dụ: chính sách nhập khẩu xe gắn máy của cơ quan nhà nước ở trung ương không phù hợp với chính sách điều tiết, quản lý cơ sở hạ tầng giao thông của các địa phương nên buộc nhiều địa phương, nhất là những thành phố lớn, điển hình là Hà Nội phải thực thi biện pháp dừng đăng ký xe máy mới… Khi đó, nếu tiếp tục hoạch định chính sách mới và cụ thể hoá nó thành pháp luật sẽ khó có thể thực hiện được trong môi trường pháp luật này. Thứ ba, nếu pháp luật tốt thì mục tiêu chính sách có thể được đề cao hơn so với hệ thống biện pháp, hoặc chỉ cần hoạch định những biện pháp mềm dẻo nhưng chính sách vẫn có tính khả thi và hiệu quả cao.

 Câu hỏi và trả lời môn nhà nước và pháp luật

 PHẦN 1 – nhà nước

  • Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật:
  • Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật
  • Câu 3: Sự hình thành nhà nước trong lịch sử: các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước, các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử.
  • Câu 4: Một số trường phái (quan niệm, cách tiếp cận) tiêu biểu về nhà nước
  • Câu 5: Các đặc trưng cơ bản của nhà nước, vấn đề xác định định nghĩa nhà nước.
  • Câu 6: Hình thức nhà nước: khái niệm, các thành tố cơ bản của hình thức nhà nước, các yếu tố quy định, tác động đến hình thức nhà nước. Nêu ví dụ
  • Câu 7: Hình thức chính thể: khái niệm, phân loại và so sánh các dạng hình thức chính thể nhà nước
  • Câu 8: Hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên hệ các nhà nước thuộc Asean.
  • Câu 9: Liên minh các nhà nước: khái niệm, xu hướng phát triển
  • Câu 10: kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, các quan điểm tiếp cận kiểu nhà nước, kiểu pháp luật
  • Câu 11: Bản chất, hình thức, đặc điểm cơ bản của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Câu 12: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước, nêu ví dụ
  • Câu 13: Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước, liên hệ vào các chức năng của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Câu 14: Chức năng nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  trong giai đoạn hiện nay: khái niệm, phân loại, so sánh với chức năng nhà nước trong thời kì quản lí hành chính, tập trung bao cấp trước đây.
  • Câu 15: Chức năng của kinh tế của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Câu 16: Chức năng của xã hội của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Câu 17: bộ máy nhà nước
  • Câu 18+19+20+21: bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Câu 20: Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
  • Câu 21: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Câu 22: Khái quát về lịch sử tư tưởng, học thuyết nhà nước pháp quyền
  • Câu 23: Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và giá trị thừa kế, vận dụng trong quá trình  xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
  • Câu 24: Khái niệm, các đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản của nhà nước pháp quyền. Liên hệ với hiến pháp sửa đổi năm 2013 về sự thể hiện các đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản của nhà nước pháp quyền
  • Câu 25: Những đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp quyền
  • Câu 26: Trách nhiệm, vai trò nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân. Liên hệ với hiến pháp năm 2013
  • Câu 27: Hệ thống chính trị Việt Nam: khái niệm, vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

 PHẦN 2 – Pháp luật

  • Câu 28: Sự hình thành pháp luật trong lịch sử
  • Câu 29: Khái quát về các trường phái quan niệm pháp luật
  • Câu 30: Bản chất, các thuộc tính cơ bản của pháp luật, so sánh với các loại quy phạm xã hội, liên hệ thực tiễn
  • Câu 31: Các chức năng của pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
  • Câu 32: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị, liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay
  • Câu 33: Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
  • Câu 34: Mối liên hệ giữa pháp luật với tập quán, pháp luật với đạo đức; liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
  • Câu 36: Bản chất, vai trò của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pq, hội nhập quốc tế
  • Câu 37: Các nguyên tắc pháp luật Việt Nam: khái niệm, nội dung
  • Câu 38: Ý thức pháp luật: khái niệm, cơ cấu (các cấp độ) của ý thức pháp luật,tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật
  • Câu 39: Những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật
  • Câu 40: Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
  • Câu 41: Giáo dục pháp luật: khái niệm, mục đích, hình thức phương pháp, hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật, liên hệ
  • Câu 42: Văn hóa pháp luật: khái niệm, các biện pháp chủ yêu về xây dựng văn hóa pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế hiện nay.
  • Câu 43: Quy phạm pháp luật:khái niệm, cơ cấu (cấu trúc) của quy phạm pháp luật, phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật
  • Câu 45+ 46: Văn bản quy phạm pháp luật.(VBQPPL)
  • Câu 47+48: Hệ thống pháp luật (HTPL)
  • Câu 49: Hệ thống pháp luật ở Việt Nam
  • Câu 50: Pháp chế
  • Câu 51. Thực hiện pháp luật
  • Câu 52. Áp dụng pháp luật
  • Câu 53: Quan hệ pháp luật: khái niệm, những đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật; chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật; năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
  • Câu 54: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật
  • Câu 54: Vi phạm pháp luật: khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
  • Câu 55: Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, những đặc điểm cơ bản, phân loại các dạng trách nhiệm pháp lý. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý
  • Câu 56: Cơ chế điều chỉnh pháp luật: khái niệm, các giai đoạn của cơ chế điều chỉnh pháp luật
  • Câu 57: Khái quát đặc điểm cơ bản của các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
  • Câu 58: So sánh ngắn gọn về hai hệ thống pháp luật: hệ thồng pháp luật dân sự (Civil Law) và hệ thống pháp luật Anglô – Xắcxông (Commom Law)

  

  

 tag: pdf tài liệu ôn cương đại án