Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ là gì

 Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

 Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

 + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

 + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

 + Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Sổ đỏ tiếng anh là gì

 House Ownership Certificate

Sổ hồng là gì

 Sổ hồng (tiếng Anh là: House Ownership Certificate) là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành.

 Sổ hồng tiếng anh là gì

 House Ownership Certificate

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng
Ý nghĩa Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003) Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

 – Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

 – Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

 (Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

Cơ quan ban hành Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Do Bộ Xây dựng ban hành
Màu sắc Màu đỏ Màu hồng nhạt

Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì

 Thứ nhất, về hiệu lực của giấy đề nghị đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 Việc thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo hàng thừa kế, trong đó, hàng thừa kế thứ nhất gôm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

 Theo quy định tại điều 656 Bộ luật dân sự 2015, thì tại thời điểm có thông báo mở thừa kế, những người là đồng thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận các vấn đề sau:

  • Cử người quản lý, phân chia di sản;
  • Cách thức phân chia di sản.

 Bất cứ thỏa thuận nào cũng phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, đối với trường hợp thỏa thuận về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, với nội dung tại khoản 4 điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

 “4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.”

 Dựa trên thông tin bạn cung cấp, thì nội dung Giấy đề nghị mọi người đã ký là để người em đó đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ vào quy định, thì trường hợp của gia đình bạn, văn bản đó có ý nghĩa xác nhận quyền sở hữu của tất cả người thừa kế theo pháp luật và những người này đồng ý để một cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận. Vì vậy, văn bản đó phải được tiến hành công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.

 Lưu ý: Mẫu văn bản thỏa thuận cử đại diện đứng tên sổ đỏ có thể được soạn thảo bởi luật sư hoặc tại các văn phòng công chứng.

 Thứ hai, quyền sở hữu của những người thừa kế khác khi ủy quyền đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận

 Thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thông tin của người sử dụng đất hợp pháp. Đối với trường hợp người đứng tên trên Giấy chứng nhận với tư cách đại diện cho tất cả những người thừa kế khác, thì việc đại diện đó phải được thể hiện rõ trên Giấy chứng nhận. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nêu trên, thì trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo sẽ ghi rõ: “Là người đại diện của những người thừa kế gồm:…” Khi đó, thì bạn cùng những người anh em khác được pháp luật thừa nhận tư cách là một trong những đồng sở hữu tài sản.

 Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với phần di sản thừa kế, thì những đồng thừa kế có thể đến Văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản, đồng thời thực hiện việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ là một trong những người thừa kế làm đại diện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Những người là đồng thừa kế khác được quyền sử dụng, định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình, và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chế độ sở hữu chung.

Sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn

 Sổ đỏ và sổ hồng đều là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng giai đoạn mà màu của giấy chứng nhận là màu đỏ hoặc màu hồng

Nhà dưới 30m có được cấp sổ đỏ không

 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch cũng được công nhận quyền sử dụng đất.

 Nghị định 43 cũng mở ra quy định cấp giấy tờ nhà đất cho các trường hợp có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Theo đó, thửa đất đang sử dụng nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nhỏ hơn 30m2) không tranh chấp, có đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ không được công chứng và cấp giấy tờ nhà đất.

 Trường hợp người sử dụng đất xin tách thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa. Lô đất mới này sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  

  

  

  

  

  

 Tag: trọng nhau giữa hình ảnh dịch sang png cờ sao tiểu học 2017 2016 2020 2018 bán quận 7 bình tân riêng rẻ tỷ ntn so sánh