Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật

 Hệ thống pháp luật là gì

 Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích.

 Hê thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài:

 1) Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luât lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận quy phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật;

 2) Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.

 Nhận xét về hệ thống pháp luật việt nam hiện nay

 Ưu điểm của hệ thống pháp luật việt nam

 Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, với rất nhiều Bộ luật, luật được ban hành và thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế đời sống xã hội.

 Hạn chế của hệ thông pháp luật việt nam

 Hệ thống pháp luật nước ta còn những điểm hạn chế cơ bản sau:

 Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đa dạng về thể loại văn bản và lớn về số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trước thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là VBQPPL. Số lượng các VBQPPL như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng.

 Thứ hai, văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung, khó áp dụng trực tiếp vào các trường hợp cụ thể mà phải thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích. Vì vậy, khi có quy định liên quan đến chức năng của nhiều ngành thì mỗi ngành lại có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau. Mặt khác, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật liên quan, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi.

 Thứ ba, tuổi đời của các VBQPPL ở Việt Nam thường không dài. Về nguyên nhân khách quan, việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng. Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn. Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.

 Thứ tư, nhiều VBQPPL có tính quy phạm thấp. Bản chất của quy phạm pháp luật là để xác định mô hình hành vi, xác định những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Nhưng trên thực tế, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật.

 Thứ năm, tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề (như: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiện hành ở nước ta.

 Thứ sáu, tính kịp thời của hệ thống pháp luật còn thấp, một số lĩnh vực ở nước ta chưa có luật điều chỉnh như: lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, chuyển đổi giới tính…

 Sơ đồ hệ thống pháp luật việt nam

Tt  Hệ thống loại văn bản   Tên viết tắt
 1  Hiến pháp của Quốc Hội  HP
 2  Bộ Luật của Quốc Hội  BL
 3  Luật của Quốc Hội  L
 4  Nghị quyết Quốc hội  NQQH
 5  Pháp lệnh UBTV Quốc hội  PL
 6  Lệnh Chủ tịch nước  LE
 7  Nghị định Chính phủ  NĐ
 8  Quyết định Thủ tướng  QĐTg
 9  Thông tư các Bộ  TT 
 10  Thông tư liên tịch các Bộ  TTLT
 11  Nghị quyết Tòa án Tối cao  NQTA
12  Thông tư Tòa án Tối cao  TTTA
 13  Thông tư Viện kiểm sát Tối cao  TTKS
14  Quyết định Tổng kiểm toán  QĐKT
 15   Nghị quyết HĐND tỉnh  NQHĐ
16  Quyết định UBND tỉnh  QĐUB
 17  Công văn hướng dẫn   CV

 

 Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật

Hệ thống các ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật.
a) Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu bên trong, là các bộ phận hợp thành quy phạm pháp luật. Cấu trúc của quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được trình bày ngắn gọn, chặt chẽ, có sự khái quát giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì vậy, quy phạm pháp luật thường được trình bày theo một cơ cấu nhất định, gồm 3 bộ phận cấu thành là giả định, quy định và chế tài.
– Giả định
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật, tức là trong đó nêu rõ những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và các cá nhân, tổ chức nào ở vào hoàn canher điều kiện đó phải chịu sự chi phối của quy phạm pháp luật đó.
Nội dung bộ phận giả định của quy phạm pháp luật  thường đề cập đến chủ thể, phạm vi thời gian, không gian, những trường hợp, hoàn cảnh, điều kiện nhất định của đời sống xã hội…Phần giả định giúp ta trả lời được câu hỏi: Ai (cá nhân, tổ chức nào)? Khi nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
Ví dụ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2103). Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận giả định là “công dân”.
“Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh” (Khoản 1 Điều 15 Luật doanh nghiệp năm 2005). Trong quy phạm pháp luật này bộ phận giả định là “người thành lập doanh nghiệp”.
– Quy định
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách xử sự mà chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã xác định trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép, không được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi như: Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm nh thế nào?
Ví dụ: Khoản 1 Điều 15 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì trong quy phạm này bộ phận quy định là: “nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh”.
Hoặc trong Điều 33 Hiến pháp năm 2013 thì bộ phận quy định là: “có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
– Chế tài
Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật  nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể đã không thực hiện đúng bộ phânh quy định của quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: Hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận chế tài là: “thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật  có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cơ chế đảm bảo để cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể không chấp hành đúng yêu cầu của bộ phận quy định, phần lớn các biện pháp tác động này mang tính cưỡng chế và gây ra hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào tính chất của các biện pháp tác động và các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp đó mà ta có thể phân chia chế tài quy phạm pháp luật thành các loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài kỷ luật.
b) Chế định pháp luật
Chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau.
c) Ngành luật
Ngành luật là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất.
Một số nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hợp thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật.
d) Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay
Hệ thống các ngành luật là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống nhất nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau.
Ở nước ta hiện nay có các ngành luật cụ thể sau:
– Luật Nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,…
– Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
– Luật tài chính gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước.
– Luật đất đai gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất.
– Luật dân sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hàng hóa – tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản như quyền sáng chế, phát minh khoa học công nghệ và sáng tác các tác phẩm  văn học nghệ thuật.
– Luật lao động gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân hoặc tổ chức) trong các quan hệ trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.
– Luật hôn nhân và gia đình gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ).
– Luật tố tụng dân sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ giữa cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình điều tra và xét xử những vụ án dân sự.
– Luật hình sự gồm những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm và phải chịu hình phạt như thế nào.
– Luật tố tụng hình sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.
– Luật kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý, lãnh đạo họat động kinh tế của Nhà nước và trong hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, đơn vị kinh tế.
Ngoài ra, bên cạnh hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế. Những quy phạm của luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó.
Luật quốc tế bao gồm:
– Công pháp quốc tế là tổng hợp những nguyên tắc, những chế định, những quy phạm được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng.
– Tư pháp quốc tế bao gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân – gia đình, lao động và tố tụng dân sự nảy sinh giữa các công dân, các tổ chức thuộc các nước khác nhau.
Án lệ trong hệ thống pháp luật việt nam

 Từ năm 2004, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) nước ta đã thường xuyên chọn lọc và công bố các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC19. Đây là điều kiện tiền đề cho việc thừa nhận án lệ ở Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch hoá, trong đó yêu cầu các toà án cần phải công bố công khai các bản án của mình. Ở Việt Nam không tồn tại một truyền thống sử dụng các án lệ. Vì vậy, nên hay không nên chấp nhận án lệ ở Việt Nam đang là vấn đề được tranh luận. Một số luật gia cho rằng, nếu án lệ được chấp nhận trong hệ thống pháp luật, nó sẽ tạo ra một sự tuỳ tiện trong vai trò quyết định của thẩm phán, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam20. Một số người khác lại cho rằng, án lệ là một nguồn luật chỉ tồn tại trong hệ thống pháp luật Common – Law mà không có trong hệ thống pháp luật XHCN. Về cơ bản, án lệ được chính thức thừa nhận là một nguồn luật trong hệ thống pháp luật Common Law, nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng, án lệ không có vai trò gì trong những hệ thống pháp luật dân sự thành văn (Civil Law System).

 Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, án lệ vẫn chưa được chính thức thừa nhận và được toà án sử dụng. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và áp dụng án lệ thực sự là cần thiết đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta nhìn nhận sự phát triển một cách bao quát và chi tiết với từng hệ thống pháp luật cụ thể, thậm chí sự phát triển của án lệ trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể ở các nước trên thế giới.

 Xét về mặt lịch sử, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa từng bị ảnh hưởng bởi truyền thống thông luật. Những khái niệm về nguyên tắc “stare decisis” (nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ) chưa từng được đánh dấu trong văn hoá pháp lý Việt Nam. Nhưng Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 đã đề ra mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của Toà án nhân dân là “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”21. Thuật ngữ “án lệ” được coi là rất mới trong Nghị quyết số 49/NQ-TW, vậy xu hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 sẽ hướng đến việc phát triển án lệ ở Việt Nam theo mô hình nào? Mô hình các nước thông luật như Anh, Mỹ hay mô hình án lệ ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức? Đây thực sự là một thách thức cho việc phát triển án lệ ở Việt Nam.

 Có thể coi hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay mang nhiều đặc trưng của một hệ thống pháp luật hỗn hợp giữa những đặc trưng của hệ thống pháp luật XHCN truyền thống và những nhân tố của pháp luật nước ngoài được du nhập một cách có chọn lọc vào Việt Nam. Nhận xét của Peter de Cruz về xu hướng phát triển về hệ thống pháp luật của nước Nga sau năm 1992 theo hướng trở lại hệ thống pháp luật dân luật thành văn hay thành một hệ thống pháp luật hỗn hợp, cấy ghép (hybrid system)22 có ý nghĩa đối với việc nhận diện hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự thay đổi quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam chính là những nhân tố pháp luật nước ngoài được tiếp nhận ở Việt Nam, và sự cải cách pháp luật để phục vụ cho mục đích xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Xét về hình thức pháp lý như tiêu chí về nguồn luật, phương pháp pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật các nước dân luật thành văn như Pháp và Đức của Châu Âu lục địa hơn là hệ thống thông luật Anh-Mỹ. Tuy nhiên, trong vấn đề về án lệ, cũng giống như nhiều chủ đề nghiên cứu dưới góc độ luật so sánh, sẽ không có một giải pháp duy nhất nhằm tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài vào Việt Nam. Những nhân tố hợp lý của án lệ trong thông luật cũng sẽ rất có giá trị khi nó được tiếp nhận phù hợp vào môi trường văn hoá pháp lý Việt Nam. Đặc biệt, nên coi án lệ ở Việt Nam là các quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC có vai trò là nguồn luật hỗ trợ việc giải thích pháp luật khi Tòa án áp dụng pháp luật trong các vụ việc cụ thể.

 So sánh hệ thống pháp luật anh và việt nam

 

 Việt Nam

 Các nước thuộc hệ thống common law

 Nguồn luật chủ yếu

 Luật thành văn.

 (Luật được hình thành từ các chế định cụ thể)

 Án lệ.

 (Luật được hình thành từ các vụ việc)

 Vai trò của án lệ

 Án lệ không được xem là nguồn luật cơ bản, bởi lẽ án lệ được đưa ra nhằm làm rõ các quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau.

  => Tòa án có trách nhiệm lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, còn việc làm luật thuộc về trách nhiệm của Quốc hội.

 Án lệ được xem là nguồn luật cơ bản và bắt buộc áp dụng trong xét xử.

 

 => Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc làm luật và hoạch định chính sách.

 Tính bắt buộc áp dụng

 Không bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử.

 Chỉ những vụ án có các tình tiết chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có quy định nhưng quy định này được hiểu theo nhiều cách khác nhau mới phải áp dụng.

 Bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử.

 Tiêu chí lựa chọn án lệ

 Để được lựa chọn là án lệ, Tòa án cần phải cân nhắc các bản án đã được xét xử đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

 – Chứa đựng lập luận làm rõ quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong vụ việc cụ thể.

 – Có tính chuẩn mực.

 – Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

 Không phải khi tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ.

 Vụ việc xét xử được xem là án lệ khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

 – Tính mới. Nghĩa là trước đó, chưa có một án lệ nào quy định về vấn đề này.

 Thông thường, trong một vụ việc sẽ có 02 vấn đề là vấn đề sự kiện và vấn đề pháp lý. Trong đó, vấn đề pháp lý nếu chưa có quy định từ trước thì vụ việc này được xét xử và sau đó được công nhận là án lệ.

 – Chứa đựng các nội dung về tình tiết của vụ việc, lý lẽ và lập luận và đáp ứng nguyên tắc tiền lệ.

 Các nội dung án lệ bắt buộc phải có

 – Tên của vụ việc được Toà án giải quyết.

 – Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ.

 – Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ.

 – Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ.

 – Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ.

 – Tên của vụ án.

 – Năm Tòa án ra phán quyết đối với vụ án.

 – Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ.

 – Tên viết tắt của văn bản ghi chép.

 – Số thứ tự trang đầu tiên của văn bản ghi chép.

 – Các tình tiết của vụ việc.

 – Lý lẽ hay lập luận.

 – Quyết định của Tòa án.

 Ví dụ: Án lệ Sharif v Azad [1967] 1QB. 605 (CA)

 Là vụ án án mạng tên Sharif kiện Azad, quyết định đưa ra và xuất bản vào năm 1967, tập 1 do Tòa phúc thẩm quyết định sau khi xem xét kháng cáo từ tòa cấp dưới – Tòa nữ hoàng (QB) và được ghi chép vào tập văn bản, bắt đầu từ trang 605.

 Quy trình lựa chọn và công bố

 Bước 1: Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ.

 Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ.

 Thời gian lấy ý kiến: 02 tháng.

 Trong 01 tháng kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng tập hợp các ý kiến góp ý, nghiên cứu đánh giá và báo cáo Chánh án xem xét quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.

 Bước 3: Hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị tư vấn, Chủ tịch Hội đồng phải cho ý kiến quyết định đề xuất lựa chọn án lệ gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân.

 Bước 4: Biểu quyết thông qua án lệ.

 Bước 1: Tòa án có thẩm quyền ban hành án lệ xem xét các bản án của tòa án cấp dưới, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn làm án lệ.

 Bước 2: Công bố rộng rãi án lệ trong phương tiện thông tin đại chúng.

 Bước 3: Ghi chép án lệ vào tập văn bản

 

 

 Công bố án lệ

 Án lệ được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Toà án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng.

 Áp dụng thường xuyên, liên tục và rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

 Hiệu lực áp dụng

 Sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

 Có hiệu lực ngay khi được công bố.

 Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử

 – Giải quyết các vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau, đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau phải được giải quyết như nhau.

  – Trường hợp áp dụng án lệ, phải viện dẫn số bản án, quyết định được công nhận án lệ.

 – Nếu có sự thay đổi Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.

 – Nếu do chuyển biến tình hình mà án lệ không phù hợp thì không áp dụng án lệ mà phải kiến nghị với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, hủy bỏ.

 => Án lệ càng mới thì giá trị áp dụng càng cao.

 – Tôn trọng nguyên tắc tối cao của Tòa án.

 – Án lệ phải linh hoạt, mềm dẻo…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 => Án lệ được ban hành càng lâu thì càng có giá trị áp dụng cao.

 Hủy bỏ, thay thế án lệ

 Có 02 trường hợp hủy bỏ, thay thế án lệ:

 – Khi có sự thay đổi về Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định.

 – Do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp.

 Các trường hợp hủy bỏ, thay thế án lệ:

 – Bảo vệ công lý hoặc phán quyết sai.

 – Trong một số trường hợp đặc biệt…

 

 

 Các ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam

 Các ngành luật cơ bản

  1. Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
  2. Luật dân sự (Civil Law)
  3. Luật tài chính (Finance Law)
  4. Luật đất đai (Land Law)
  5. Luật hành chính (Administrative Law)
  6. Luật lao động (Labour Law)
  7. Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
  8. Luật hình sự (Criminal Law)
  9. Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
  10. Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
  11. Luật kinh tế (Economic Law)
  12. Luật quốc tế (International Law)

 

 So sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới

 I. Hệ thống dân luật La Mã- Đức (The Romano-Germanic Civil Law System)

 Đây là hệ thống luật pháp có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ thống luật pháp khác. Hệ thống này thường được gọi là hệ thống Dân luật (Civil Law) hay hệ thống luật lục địa (Continental Law).

 1. Lịch sử hình thành
Về phương diện lịch sử, hệ thống Dân luật xuất hiện từ năm 450 trước Tây lịch, khi La Mã áp dụng hệ thống luật được ghi trong “12 bảng luật”. Nhưng sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử phát triển của hệ thống Dân luật là công tác pháp điển (chọn lựa, sắp xếp, đơn giản hóa) tất cả luật pháp La Mã được thực hiện dưới thời Hoàng Đế Justinian (483 – 565). Sau khi được pháp điển, luật La Mã được mang tên Bộ Dân luật (tiếng La tinh: Corpus Juris Civilis), ban hành năm 534. Đây có thể xem là công trình luật pháp thành văn quan trọng đầu tiên của lịch sử loài người. Khi những bộ tộc Đức (Germanic) xâm lăng đế quốc phía Tây Châu Âu, một số qui định của luật La Mã đã được thay thế bằng luật bộ tộc Đức. Tuy nhiên, vì tinh thần của luật Đức là căn cứ vào yếu tố cá nhân, không căn cứ vào yếu tố lãnh thổ, nên dân chúng của đế quốc La Mã cũ cùng con cháu họ vẫn được phép sử dụng luật La Mã. Giáo hội Công giáo La Mã cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì luật pháp La Mã cũ vì giáo luật, tức là luật dùng trong các Toà án của giáo hội, đã được xây dựng theo luật La Mã.

 Vào thế kỷ thứ 11 và 12 (thường gọi là thời Trung cổ), khi tìm được nguyên văn Bộ Dân luật Corpus Juris Civilis, các học giả bắt đầu nghiên cứu và giải thích, hiện đại hóa những nội dung luật cũ cho phù hợp với tình hình xã hội thời đó . Nơi nổi tiếng nhất trong việc nghiên cứu, truyền bá Bộ dân luật La Mã này là các trường đại học ở vùng Bắc nước Ý trong đó nổi tiếng nhất là trường Đại học Bologna. Từ trường đại học này, các nhà luật học của các nước Châu Âu đã trở về nước của họ, gieo rắc tư tưởng và nội dung của Dân Luật La Mã. Họ mở trường luật ở Paris, Oxford, Prague, Heidelburg, Copenhague; họ làm luật sư cho giáo hội, cho các vua chúa, và cho các vùng lãnh thổ khắp Châu Âu. Nhờ cùng được đào tạo chung theo một nội dung , luật gia của các nước Châu Âu đã tạo nên những Bộ Dân Luật của nước họ xây dựng trên nền tảng chung là luật La Mã. Vào thời kỳ đầu của thời kỳ phục hưng thế kỷ 13 – 14) ở Châu Âu, người ta đã dùng thuật ngữ Jus Common (là luật chung) để chỉ luật của nước Châu Âu vì cùng có chung nền tảng là luật La Mã, giáo luật, cùng các lời giải thích, bình luận của các chuyên gia luật La Mã.

 Vào thời Phục hưng, nên kinh tế Châu Âu cũng bắt đầu phát triển sau một thời gian dài trì trệ. Sự xuất hiện của các đô thị kéo theo sự thành lập chợ búa, hội chợ thương mại, ngân hàng; sự phát triển nhanh chóng của hàng hải và giao dịch thương mại đường dài đã mở ra những trung tâm thương mại lớn và nhu cầu phải có luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Cả Luật La Mã và Luật bộ tộc của Đức đều không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại (luật La Mã thì chủ trương một đế quốc cai trị mọi người, luật bộ tộc Đức thì chỉ phù hợp với xã hội nông nghiệp). Do đó, các thương gia đã tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo tập quán của họ, lập ra tòa án riêng (gọi là toà chân đất – pepoudrous court) để xét xử việc kinh doanh giữa họ với nhau theo tiêu chuẩn thực tế và công bằng. Sau một thời gian, những tập quán, qui tắc này được các tòa án của Nhà nước và giáo hội chấp nhận, gọi là luật của thương gia (Law Merchant); được xem là luật quốc tế áp dụng trong kinh doanh qua biên giới các quốc gia. Những nội dung của luật thương gia cũng vượt biển qua áp dụng ở Anh, tuy rằng từ trước đó, Anh quốc đã không chấp nhận luật La Mã. Nhiều qui định của luật thương gia ngày xưa hiện nay đã được chấp nhận, đưa vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về bán hàng quốc tế (CISG) năm 1980.

 Đến thế kỷ 16 và 17, trung tâm của luật học châu Âu được chuyển đến Pháp và Hà Lan. Với tinh thần khoa học sáng suốt và ý thức quốc gia, giới luật học châu Âu đã tập trung nổ lực để xây dựng nền luật pháp quốc gia theo tinh thần của luật La Mã cũ, mà theo họ không phải là do một quyền lực cao siêu nào đặt ra, mà chỉ là những lẽ phải tự nhiên (Universal law of nature). Hai bộ luật quốc gia có giá trị của thời này là Bộ Dân Luật Pháp năm 1804 và Bộ Dân Luật Đức năm 1896 . Bộ dân Luật Pháp được đề cao và mô phỏng ở Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, La Tinh America, Phi Châu, Nam Sa mạc Sahara, Đông dương, và Indonesia. Bộ Dân Luật Đức thì được theo ở Ao, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Hungary, Thụy Sĩ , Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Hàn Quốc.

 2. Đặc điểm của Dân Luật Pháp
Bộ Dân Luật Pháp thường được gọi là Bộ Luật Napoléon do vai trò lãnh đạo quan trọng của vị Hoàng Đế này đối với công việc soạn thảo. Nội dung của Bộ Dân luật này phản ánh những tư tưởng cơ bản của cuộc Cách Mạng Pháp 1789: quyền tư hữu, tự do ký kết hợp đồng và gia đình theo chế độ phụ hệ. Bộ Luật này cũng cố ý phá vỡ chế độ phong kiến bằng cách hạn chế diện tích đất đai mua bán, di chúc và thừa kế.

 Đặc điểm thứ hai của Bộ Dân Luật Pháp là rõ ràng, trong sáng, dễ đọc và dễ hiểu đối với tất cả mọi người.

 Đặc điểm thứ ba là các nhà soạn luật đã nhận thức rằng họ không thể nào dự liệu được mọi khả năng xảy ra; do đó, họ chỉ đưa ra những nguyên tắc tổng quát chứ không đưa ra những qui định cụ thể.

 3. Đặc điểm của Dân Luật Đức
Bộ Dân luật Đức được ban hành sau Bộ luật của Pháp sau gần một thế kỷ. Một phần là do nước Đức được thành lập trễ, một phần khác là do sự làm việc quá mức cẩn thận của nhóm các nhà luật học Đức do Frederick Carl Von Savigny (1779 – 1869) lãnh đạo (kéo dài việc nghiên cứu hơn 20 năm).

 Đặc điểm của Bộ Dân luật Đức là căn cứ sít sao theo bộ luật La Mã Corpus Juris Civilis về tinh thần cũng như cách sắp xếp. Văn phong của Bộ Luật Đức có ưu điểm là chính xác và kỹ thuật. Họ cũng sáng chế ra nhiều thuật ngữ đặc biệt về pháp lý để sử dụng trong luật. Mỗi khái niệm pháp lý đều được định nghĩa và dùng một cách nhất quán trong suốt Bộ luật. Về kỹ thuật lập pháp, nhà làm luật luôn luôn dùng cách tham chiếu lẫn nhau giữa các điều nên giúp cho bộ luật trở thành ngắn gọn, và là một thể thống nhất, hợp lý. Khác với bộ Dân luật Pháp muốn trở thành một quyển cẩm nang pháp luật cho mọi người, bộ Dân luật Đức được soạn thảo theo tinh thần sách chuyên dùng cho giới chuyên môn.

 4. Tóm tắt về hệ thống Dân Luật
Tuy khác nhau về văn phong và kỹ thuật lập pháp, cả hai bộ luật này tương đồng nhau nhiều hơn là dị biệt. Cả hai đều căn cứ vào luật La Mã , nhất là phần nói về nghĩa vụ và cấu trúc của bộ luật. Cả hai cũng dựa vào những tư tưởng chính trị và triết học giống nhau, cụ thể là hoạt động kinh doanh tự do và quyền tự chủ của mỗi cá nhân.

 Hệ thống dân luật còn phân biệt giữa Công pháp và Tư Pháp. Luật tư pháp là luật pháp chứa đựng trong bộ Dân Luật và các bộ luật phụ thuộc vào bộ Dân luật như luật về cá nhân (hộ tịch), luật gia đình, luật sở hữu, luật thừa kế, luật nghĩa vụ, luật thương mại, luật lao động và luật hình. Ngược lại với các luật này là các luật công (Công pháp) như luật Hiến pháp, luật Hành chính. Trong thực tế, các nước theo hệ thống dân luật cũng không có quan điểm thống nhất về công pháp. (Ví dụ ý kiến khác nhau về luật hình sự và luật Hiến pháp).

 Từ cuối thế kỷ thứ 20, các nước theo hệ thống dân luật đã có nhiều thay đổi. Ví dụ không còn chỉ dựa đơn thuần vào Bộ Dân luật , mà ở các nước này, các án lệ, các văn bản dưới luật, các nghiên cứu học lý tư pháp cũng đã được xem là những nguồn luật quan trọng. Các bộ dân luật cũng được bổ sung, sửa đổi; nhất là ở Đức.

 II. Hệ thống luật chung của Anh – Mỹ

 1. Lịch sử
Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm 1066 khi người Normans xâm chiếm Anh quốc và Hoàng Đế William bắt đầu tập trung quyền lực vào tay triều đình mới. Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (Common Custom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục luật pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong kiến.

 Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba tòa án được vua Henri II (1133 – 1189) thành lập. Đó là Tòa án Tài chính (Court of Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế. Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of Common Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà vua; và Tòa án Hoàng Đế (Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Hoàng gia, ví dụ việc ban hành những sắc lệnh kiểm tra các quan chức ươn ngạnh. Nguyên thủy, Tòa án Hoàng Đế có thẩm quyền kiểm tra sự lạm quyền của chính nhà vua, từ đó hình thành ra nguyên tắc căn bản của luật chung là sự tối thượng của pháp luật (Supremacy of the law). Ngày nay nguyên tắc này không phải chỉ áp dụng cho vua, mà mọi hành vi của chính quyền đều có thể bị đưa ra xét xử trước tòa án.

 2. Đặc điểm
Đặc điểm cơ bản của hệ thống luật chung là dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi muốn nói đến việc pháp luật Anh quốc không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở của luật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ; đây là đặc điểm cơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của La Mã – Đức quốc.

 Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh hoạt. Về nội dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẻ. Vì vậy, tại Anh quốc, bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được áp dụng khi luật chung không có. Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19. Năm 1848, tại New York (Mỹ), một bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, bắt buộc mọi việc kiện đều phải theo cùng một thủ tục. Bộ luật này sau đó được chính quyền liên bang và các tiểu bang ở Mỹ chấp nhận. Ở Anh , Đạo luật Tư pháp (Judicature Act) năm 1873 cũng qui định sự kết hợp giữa luật chung với các qui định của lẽ công bằng.

 Sự phát triển của hệ thống luật chung ra khắp thế giới cũng khác với cách thức phát triển của hệ thống dân luật. các nước theo hệ thống luật chung đều có mối quan hệ chính trị trực tiếp với nước Anh như Úc, Canada, An độ, Ireland, Tân Tây Lan, và Hoa Kỳ.

 3. So sánh hai hệ thống
Nếu so sánh giữa hai hệ thống luật, hệ thống dân Luật có nhiều ưu điểm hơn. Hệ thống dân luật dựa chủ yếu vào các bộ luật, tiện để nắm hiểu đối với mọi người. Nó cũng đề cập trực tiếp và chủ yếu đến tư nhân, ít liên quan đến hệ thống chính trị. Trong lúc đó, hệ thống luật chung là một ma trận pha trộn giữa án lệ với văn bản, người xét xử chủ yếu là Bồi Thẩm Đoàn (Jury), nguyên tắc tối thượng của luật pháp lại hạn chế hoạt động của chính quyền, và thuật ngữ pháp luật lại rất phức tạp.

 III. Hệ Thống Luật Islam giáo (Islamic law)

 1. Giới thiệu
Cho đến năm 2000 trong 4 người dân trên thế giới thì có 1 người theo Islam giáo. Phần lớn sống trong các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, và Nam Á. Islam giáo là quốc giáo của Saudi Arabia, Qatar, các Tiểu vương Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Syria, Jordan, Kuwait, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sudan, Somalia, Libya, Algeria, Tunisia, Niger, Mali, Marốc, Mauritania, Bangaladesh, Malaysia, và Indonesia. Luật Islam giáo là nguồn luật chính của Saudi Arabia và được chấp nhận trong những chừng mực khác nhau, ở các nước khác vừa kể.

 2. Đặc điểm
Hệ thống pháp luật Islam giáo được gọi là Shari’a, theo tiếng Á Rập có nghĩa là Luật học hay pháp luật. Nội dung của luật Islam giáo được lấy từ 4 nguồn, xếp theo thứ tự quan trọng là: (1) Kinh Koran, (2) Sunnah, tức là các lời dạy của Tiên tri Muhammad, (3) các bài viết của học giả Islam giáo giải thích và rút ra các qui định từ trong kinh Koran và trong Sunnah, và (4) các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt pháp lý.

 Ba thế kỷ sau khi thành lập đạo Hồi (thế kỷ 10), giới luật gia Islam giáo phán quyết rằng không còn có cách nào để bổ sung các giải thích về pháp luật thiêng liêng của Islam giáo. Kể từ lúc đó họ tuyên bố “đóng cửa” đối với mọi cố gắng để tư duy độc lập về luật pháp Islam giáo. Điều này có nghĩa là cho đến bây giờ giới luật gia Islam giáo chỉ có việc phán xử theo những nội dung luật pháp đã được định hình từ hơn 1000 năm trước. Họ không thể thay đổi, giải thích rộng hay bổ sung những qui định đã có. Dĩ nhiên là việc “đóng cửa” không cho tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung luật Islam giáo khiến cho nhiều vụ việc trở nên khó xét xử vì trước đây hàng ngàn năm chưa hề có. Nhiều nhà Lãnh đạo trong thế giới Islam giáo như vua Fahad của nước Saudi Arabia đã nhiều lần đề nghị bỏ lệnh đóng cửa, nhưng điều này cũng không được nhiều nhà lãnh đạo Islam giáo như Giáo chủ Khomeini của Iran đồng ý.

 Đặc điểm nổi bật của luật Islam giáo là qui định có tính chất đạo đức, ít có qui định về thương mại hoặc quan hệ giữa các quốc gia. Mặc dù vậy, cũng có một số nguyên tắc pháp luật của hệ thống Dân luật và hệ thống luật chung. Ví dụ trong dân luật 1953 của Libya, có nói đến việc áp dụng tập quán, luật tự nhiên, lẽ công bằng như trong hệ thống dân luật và luật chung./.

  

  

  

 tag: tựu singapore đài loan