Vai trò của hiến pháp trong đời sống xã hội

 Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta có những bản hiến pháp nào?

 Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.

 Vai trò của hiến pháp trong đời sống xã hội

 1.          Sự cần thiết phải xác định rõ chức năng căn bản của Hiến pháp trong xã hội
Theo Dele Olowu, tác giả cuốn sách về công cuộc chống tệ nạn tham nhũng của Châu Phi thì “Một trong những lý do quan trọng giải thích tại sao ngày nay tình trạng tham nhũng trong chính phủ lại lan tràn ở châu Phi là: người ta đã dành quá nhiều nỗ lực để tìm cách cứu chữa vấn đề đó hơn là để hiểu được nó1”. Chúng tôi cho rằng, nhận định trên không chỉ đúng cho trường hợp tham nhũng ở châu Phi, mà còn có thể đúng cho mọi trường hợp, trong đó cả công cuộc đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam hiện nay. Muốn cho việc sửa đổi Hiến pháp của chúng ta thắng lợi thì trước hết chúng ta phải hiểu được những vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Một trong những vấn đề cơ bản đó là chức năng của Hiến pháp. Đúng là vấn đề này cơ bản thật, nhưng tiếc rằng hiện nay nó không được biết một cách đầy đủ, rộng rãi. Nói vậy có thật đúng không? Cũng chưa hẳn, bởi sự việc vận động biện chứng biến đổi theo thời gian: hôm nay vấn đề này được hiểu như vậy là đúng, nhưng nó sẽ không đúng trong tương lai. Mọi vật đều biến đổi không ngừng, đúng như câu nói của Hecraclite (khoảng 530 – 470 tr.CN): Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Nhưng sự biến đổi đến mấy đi chăng nữa chúng vẫn
1 Dele Olowu, “Governmental Corruption and Africa’s Democratization Efforts/Corruption and Re- form”, Modern African Studies Vol. 13, 1993, tr. 227.
giữ cái căn nguyên của chúng, nếu không phải như vậy thì vấn đề đó đã biến mất và vấn đề khác đã xuất hiện…
Cũng như các vấn đề khác, chức năng của Hiến pháp là vị trí, vai trò của Hiến pháp trong xã hội. Mỗi một vị trí vai trò của Hiến pháp bao giờ cũng xuất hiện trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định. Trong một điều kiện hoàn cảnh mới thì vị trí vai trò chức năng của Hiến pháp cũng thay đổi. Nhưng cho dù thay đổi thế nào đi chăng nữa thì Hiến pháp vẫn giữ chức năng căn bản của nó. Nếu chức năng căn bản này không còn thì Hiến pháp cũng không còn là nó nữa.
Lịch sử lập hiến thế giới có thể chia nhiều loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn. Đây là cách chia cổ điển nhằm để phân biệt giữa Hiến pháp của nước Mỹ được gọi là Hiến pháp thành văn vì nó bao gồm 7 điều được soạn thảo và thông qua năm 1787 cùng 27 sửa đổi, bổ sung trong hơn 200 năm qua (như cách nói của người Mỹ: “Hiến pháp có thể bỏ túi” được) và Hiến pháp của nước Anh được gọi là bất thành văn, vì ngoài các đạo luật mang tính Hiến pháp, còn có một số án lệ của Tòa án, cũng như một số tập tục cổ truyền mang tính hiến pháp. Cách chia này mang tính chất hình thức mà không nói nên nội dung của các bản Hiến pháp. Sang những thế kỷ tiếp theo, loài người càng ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của Hiến pháp. Không chỉ đơn thuần là văn bản quy định hình thức cơ cấu quyền lực của một nhà nước, Hiến pháp còn góp phần đánh giá bước phát triển của mỗi quốc gia, khẳng định tính chính đáng của nhà nước. Số lượng các nhà nước trên thế giới có Hiến pháp tăng lên không ngừng. Nếu như cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ 19 chỉ có Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, một số nước ở châu Âu và Nhật Bản, Philipin ở châu Á có Hiến pháp thì từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay hầu hết các nước ở tất cả các châu lục đều có Hiến pháp. Khắc phục cách chia trước, người ta căn cứ vào nội dung chia các bản Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại. Hiến pháp cổ điển là các bản Hiến pháp được thông qua từ thời ban đầu rất xa xưa của các thế kỷ trước đây, trước và trong thời kỳ của Cách mạng tư sản (thậm chí còn xa hơn nữa của các thời kỳ Trung đại và Cận đại). Hiến pháp hiện đại là các bản Hiến pháp được thông qua sau thắng lợi của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Xét về mặt nội dung, Hiến pháp cổ điển chỉ tập trung quy định vấn đề căn bản nhất là giới hạn quyền lực nhà nước, còn Hiến pháp hiện đại quy định mở rộng hơn sang cả lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chính cách phân chia này đối với các bản Hiến pháp đã xác định rõ vai trò chức năng của các bản Hiến pháp trên thế giới.
2.      Hiến pháp cổ điển là sự giới hạn quyền lực nhà nước

Muốn biết được chức năng căn bản của Hiến pháp chúng ta phải lần lại từ các Hiến pháp trong lịch sử. Trong khoa học pháp lý người ta thường gọi bản Đại Hiến chương Magna Carta 1215 và các đạo luật khác có liên quan của nhà nước Anh thời trung đại là nguồn gốc của Hiến pháp bất thành văn ở nước Anh. Magna Charta là bản đại hiến chương của nước Anh, được ban hành năm 1215. Nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người. Nhiều tác giả còn bổ sung thêm rằng Magna Charta dù quan trọng nhưng không thể được coi là Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại được, đó chỉ đơn thuần là một trong hàng loạt các đạo luật khởi đầu ở nước Anh đề cập việc bảo vệ quyền con người, như: Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật, 1679 dưới thời vua Charles II), Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 qui định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính [writ]), English Bill of Rights (Luật về quyền của nước Anh được Nghị viện Anh thông qua năm 1689 qui định về quyền bầu cử Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viện) và Act of Settlement (Luật về thiết lập trật tự, được Nghị viện thông qua năm 1701 bãi bỏ chế độ cha truyền con nối của nhà vua (Removal from the succession) ở Anh2. Hiến pháp của nước Anh được coi là hiến pháp bất thành văn. Bất thành văn nhưng không có nghĩa là không có  Hiến pháp là văn bản. Nước Anh vẫn có Hiến pháp nhưng là Hiến pháp bất thành văn, như trên đã nói, bao gồm nhiều đạo luật, nhưng những đạo luật này không được thừa nhận là đạo luật cơ bản. Bên cạnh những đạo luật thành văn do Quốc Hội Anh thông qua và được nhà Vua ban hành còn có những tập tục chính trị khác được hình thành dần dần từ xa xưa, mà khi thi hành quyền lực nhà nước, lực    lượng

 cầm quyền buộc phải áp dụng.
Sở dĩ nước Anh có Hiến pháp bất thành văn, bởi vì ở họ cho đến cả hiện nay vẫn ngự trị một thành ngữ quen thuộc: “Quốc hội là tối cao có thể thông qua bất cứ vấn đề gì trừ việc biến đàn ông thành đàn bà”. Quốc hội nước Anh hôm nay có thể thông qua một đạo luật hiến pháp này và ngày mai có thể thông qua một đạo luật hiến pháp khác, đó là quyền của Quốc Hội. Phải chăng điều này chứng tỏ Quốc hội Anh luôn thay đổi Hiến pháp, hay bằng một cách nói tương tự, người Anh không hay tuân thủ Hiến pháp, thường xuyên vi phạm Hiến pháp? Trên thực tế không phải như vậy. Với sự bảo thủ và thực dụng, những gì đã chứa đựng trong tập tục trở thành văn hóa của người Anh thì lại rất khó thay đổi. Vì vậy, những đạo luật
2     Nguyễn Minh Tuấn:  Lịch  sử  nhà  nước và pháp luật thế giới, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 112 .
của họ có từ thời Trung cổ cách đây 400 – 500 năm nay vẫn không thay đổi, vẫn có hiệu lực hiện hành. Đấy là Hiến pháp của họ. Chính vì lẽ đó mà nước Anh mặc dù là một quốc gia tư bản phát triển, một nền dân chủ được coi là khuôn mẫu, hoặc ít ra cũng là nguồn gốc cần phải tham khảo của nhiều nước dân chủ khác trên thế giới, nhưng nước Anh vẫn giữ cho mình một chính thể Quân chủ lập hiến.
Như vậy, rõ ràng Hiến pháp của nước Anh có chức năng giới hạn quyền lực của nhà Vua, tức là giới hạn quyền lực của nhà nước. Sự hiện diện của một văn bản quy định phạm vi hoạt động của nhà nước đã bao hàm một ý nghĩa nhất định là quyền lực nhà nước đã bị giới hạn. Như trên đã nói, Hiến pháp bất thành văn của nước Anh bao gồm nhiều văn bản và tập tục. Chúng được hình thành một cách chậm chạp, dần dần không phải một chốc, một lát, ngay sau một cuộc đấu tranh giành thắng lợi của giai cấp quý tộc đối với một nhà vua, mà bằng một cuộc đấu tranh, bao gồm cả sự thương thuyết, sự thỏa thuận kéo dài hàng chục năm, thậm chí cả một thiên niên kỷ, giữa tầng lớp quý tộc đang muốn giành quyền lực và với nhà vua đang nắm quyền lực một cách vô hạn định, và sau này được thay bằng giữa các lực lượng đang cầm quyền và các thế lực đối lập.
Kể từ khi có bản manh nha của Hiến pháp đến khi có một bản Hiến pháp thành văn ở nghĩa hẹp nhất của nước Mỹ năm 1787 phải mất đến hơn một nửa thiên niên kỷ tiếp theo. Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới cũng được thông qua trong một điều kiện rất trăn trở không kém Hiến pháp của nước Anh, cho dù thời gian có ngắn hơn.  Đó là những sự lo lắng cho tồn tại mà không bị quay trở lại thành thuộc địa một lần nữa của 13 bang đang được tổ chức trong một điều kiện lỏng lẻo của một Hợp bang vừa thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước Anh “mẫu quốc”. Việc thành lập ra nhà nước liên bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng nằm trong điều kiện phải trăn trở giữa hai thế lực: “vị liên bang”, muốn có một nhà nước liên  bang  mạnh  mẽ bằng  mọi giá để có thể phòng chống sự xâm lược của các cường quốc lúc bấy giờ, với phe “chống liên bang” muốn bảo vệ quyền của từng người dân và chủ quyền của các bang vừa mới giành giật được từ tay chính quyền phong kiến chuyên chế và độc tài nước Anh. Mặc dù được thông qua bản chính văn năm 1787 nhưng liền ngay sau đó phải bổ sung 10 tu chính đầu tiên về các quyền (The Bill of Rights) và mãi 3 năm sau nữa các tu chính này mới có hiệu lực thi hành khi có ít nhất 3/4 tổng số các bang tán thành.
Sự giới hạn quyền lực nhà nước của Hợp chúng Hoa Kỳ được thể hiện 2 điểm nhấn cơ bản: Ghi nhận quyền con người trong 10 tu chính sửa đổi đầu tiên và hệ thống kiềm chế và đối trọng. Tính sâu sắc của Hiến pháp Hoa Kỳ nằm ở hai điểm căn bản này, chúng đã đem lại tính ổn định phi thường trong hơn hai thế kỷ qua. Nhân quyền và những điều sửa đổi kèm theo đã đặt các quyền cơ bản của con người vào trung tâm của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Đằng sau khái niệm “kiểm soát và cân bằng” là một quan điểm hiện thực sâu sắc về bản chất con người của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhân chi sơ tính bản ác, không phải “tính bản thiện” như quan niệm của phương Đông, một khi tin tưởng rằng ở trạng thái hoàn thiện nhất, luôn có lý trí, có kỷ luật và công bằng, những người làm Hiến pháp này cũng phải công nhận tính dễ bị tổn thương của con người trước sự đam mê, lòng cố chấp và vị kỷ. Sau khi bàn về các biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn quyền tự do cho con người, Madison, người chắp bút chủ yếu bản Hiến pháp này đã viết:
“Những biện pháp như thế sẽ cần thiết cho việc kiểm soát sự lạm dụng của chính quyền, điều này có thể là một sự phản ánh về bản chất con người. Nhưng bản thân chính quyền là gì nếu không phải là sự phản ánh rộng  lớn nhất trong mọi phản ánh về bản chất con người? Nếu con người là những thiên thần thì sẽ không cần thiết phải có chính quyền. Nếu các thiên thần cai quản thì không cần thiết phải có sự kiểm soát đối với chính quyền dù từ bên ngoài hay bên trong. Trong việc tạo khuôn khổ cho một chính quyền do con người quản lý con người, điều khó khăn nhất là ở chỗ: trước hết, chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người bị quản lý; kế tiếp, chính quyền phải có nghĩa vụ tự kiểm soát mình”3.
Phải nói rằng sự trăn trở, sự suy tư của những người soạn thảo ra bản Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là rất lớn. Thậm chí như Madison, sau này được gọi là “cha đẻ của Hiến pháp” này đã phải tập trung trí tuệ của mình gần một năm trời để phân tích những điểm mạnh, những điểm yếu của tất cả các loại hình nhà nước đã tồn tại trong lịch sử của nhân loại làm bài học cho việc đóng góp và phê bình các phương án dự thảo Hiến pháp đưa ra. Tất cả những thực tiễn đó cùng với các học thuyết triết học và luật học đã hun đúc nên một lý thuyết được gọi là nhà nước pháp quyền, mà cái lõi của học thuyết này là chủ nghĩa hiến pháp. Thuật ngữ chủ nghĩa hiến pháp hay chủ nghĩa hợp hiến đều được dịch ra từ một thuật ngữ tiếng Anh là Constitutionalism, đã có từ thời Plato & Aristotle hay tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ 17 và 18 của Montesquieu, J. Mill,
J. Rousseau, được hiểu là những biểu hiện đặc trưng về một chính phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối hậu của nó luôn luôn phải tuân thủ sự đồng ý của nhân dân 4.
Chủ nghĩa hiến pháp quan niệm rằng, quyền lực của nhà nước không thể vô giới hạn, phải bị hạn chế, để tránh sự lạm dụng quyền lực nhà nước của bất kể thế lực cầm quyền nào. Với tư cách là đạo luật tối cao của mỗi quốc gia, Hiến pháp phải có chức năng giới hạn quyền lực của nhà nước.
Sự giới hạn quyền lực nhà nước gắn liền với khái niệm kiểm soát rất gần với các khái niệm lân cận như kiểm tra, giám sát, giới hạn, hạn chế, chế ước, trách nhiệm, giải trình… Tuy có những mức rộng hẹp khác nhau giữa chúng, nhưng nhiều khi kiểm soát hay giới hạn quyền
3 Federalits, No 10, Khái quát về chính quyền Mỹ quốc, Nxb Thanh niên, 2006, tr. 87.
4 M. Shafritz, Từ điển Chính quyền, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 450
lực nhà nước có thể được sử dụng với một trong những từ nêu trên ở nghĩa tương đương.
3.       Hiến pháp hiện đại vượt ra khỏi chức năng giới hạn quyền lực nhà nước
Sang đến thế kỷ 18, rồi thế kỷ 19 và 20, theo thời gian Hiến pháp có một sự biến đổi nhanh chóng, thường được thông qua trong điều kiện thành công của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong điều kiện khải hoàn của chiến thắng. Lực lượng thắng thế khẳng định quyền lực thuộc về mình luôn bằng cách thông qua một bản Hiến pháp mới, và lẽ đương nhiên phủ nhận Hiến pháp hiện hành. Nhưng thường vượt ra khỏi phạm vi giới hạn quyền lực nhà nước, Hiến pháp được thông qua như là một bản văn có nhiệm vụ quan trọng trong việc khẳng định sự chính đáng thắng lợi của lực lượng mới lên, khẳng định quyền lực nhà nước mà họ giành được là không thể thay thế. Sau cuộc cách mạng vô sản thành công năm 1917, Hiến pháp của Liên bang Nga và một số nước lân cận đã được thông qua một cách kịp thời và nhanh chóng để khẳng định không chỉ thắng lợi của Cách mạng vô sản mà còn phải khẳng định quyền lực nhà nước của Nhà  nước
chuyên chính vô sản.
Hơn thế nữa, với chế độ kế hoạch hoá tập trung, mọi thứ phải đưa vào nhà nước để có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương, Hiến pháp của các nước XHCN không còn nguyên hình là một bản Hiến pháp nhà nước, mà được gọi là Hiến pháp xã hội, tất cả đều được đưa vào Hiến pháp. Không có sự phân biệt nhà nước và xã hội, các bản Hiến pháp này còn được phân tích như là một bản cương lĩnh chính trị, chứa đựng nhiều mục tiêu phấn đấu cho tương lai của Đảng cầm quyền. Sự thông qua các bản Hiến pháp của các nhà nước này rất nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định vẫn còn say sưa của những khải hoàn ca chiến thắng, với đầy cảm xúc nhiệt thành, niềm tin thắng lợi của giai cấp giành thắng lợi, không chứa đựng những sự lo toan, tính toán và nhường nhịn, thỏa hiệp như ở các nhà nước Anh, Mỹ đã nêu ở phần trên.
Cùng với những nhận thức cũ về CNXH, các bản Hiến pháp này đã làm cho hệ thống XHCN rơi vào tình trạng khủng hoảng, buộc phải nhận thức lại con đường phát triển bằng các cuộc cải tổ và đổi mới. Kết quả một hệ thống XHCN gồm 13 nước chỉ còn lại một số ít nước kiên định con đường xây dựng CNXH, trong số đó có Việt Nam.
Trên con đường cải tổ và đổi mới, các nhà nước này đều phải thay đổi Hiến pháp của mình, điều đó cũng có nghĩa là họ xác định được vai trò quan trọng của Hiến pháp trong một nhà nước. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 được thay bằng Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi và bổ sung năm 2001. Từ một nền kinh tế bao cấp, Nhà nước muốn trang trải, vun vén, lo toan cho mọi vấn đề của xã hội đã kịp đổi mới để xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từ quyết định đúng lúc, kịp thời đó, Đảng và nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi mới trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chế độ chính trị ngày càng ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Để tiếp tục kiên định trên con đường XHCN, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, Việt Nam sẽ tiếp tục sửa đổi và bổ sung Hiến pháp trong thời gian tới.
Hiến pháp của các nhà nước đang phát triển sau các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng gần nằm trong điều kiện tương tự. Trong điều kiện của chiến thắng, đang ngân khúc khải hoàn ca, Hiến pháp được thông qua thì rất dễ cho việc thể hiện những nhận thức đầy cảm xúc của sự duy ý chí. Phe chiến thắng bao giờ cũng khẳng định quyền  lực nhà nước thuộc về mình một cách vô hạn. Việc soạn thảo và thông qua bản Hiến pháp của các nhà nước sau này rất là vội vàng, mà không có sự trăn trở, toan tính, thậm chí là một sự thỏa hiệp giữa các quan điểm và nhận thức khác nhau như của nước Anh và của nước Mỹ. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thường xuyên các bản Hiến pháp của các nước đang phát triển.
Hiến pháp hiện đại không những không nhấn mạnh chức năng giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền của cá nhân, chống sự lạm dụng quyền lực của lực lượng cầm quyền, mà trước hết phải có chức năng duy nhất là phải khẳng định quyền lực nhà nước vô biên của lực lượng vừa giành được chính quyền. Việc thông qua một bản Hiến pháp quy định quyền lực nhà nước trong một điều kiện vội vàng như vậy, thậm chí đang trong giai đoạn chan hoà những cảm xúc lớn lao của sự thắng lợi, thì thật khó cho sự hoàn hảo. Điều này phải chăng không đúng với sự cảnh báo của Hegel, khi ông dẫn chứng ra trường hợp Hiến pháp của Tây Ban Nha trong tác phẩm “Triết học pháp quyền” của Ông:
Hiến pháp (hay thể chế) của một dân tộc phải xuyên thấm mối quan hệ bên trong nó. Chẳng hạn Napoléon đã cố mang lại cho Tây Ban Nha một hiến pháp theo kiểu a priori (tiên nghiệm, áp đặt) và kết quả là rất tồi. Vì một Hiến pháp không chỉ đơn thuần được “làm ra”; vì nó là lao động nhiều thế kỷ, là ý niệm và ý thức của cái hợp lý tính (trong chừng mực ý thức ấy đã được phát triển trong một dân tộc). Vì thế, không một thể chế hay hiến pháp nào có thể được sáng tạo ra một cách thuần tuý chủ quan. Những gì mà Napoléon đã mang lại cho người Tây Ban Nha là hợp lý tính hơn nhiều những gì họ đã có trước đó, nhưng họ đã vất bỏ như cái gì xa lạ, bởi họ chưa được giáo dục đào luyện đến mức đó. Thể chế hay hiến pháp phải thể hiện tình cảm của dân tộc đó về những quyền và về thực trạng (hiện có) của mình; nếu khác đi nó sẽ không có ý nghĩa hay giá trị, cho dù có sự hiện diện của Hiến pháp. Thật thế, nhu cầu và khát vọng về một thể chế hay hiến pháp tốt thường có nơi những cá nhân riêng lẻ, nhưng để cho quảng đại quần chúng của dân tộc ấy thấm nhuần một sự mong mỏi như thế lại là việc hoàn toàn khác, và việc này chỉ diễn ra muộn màng hơn nhiều. Nguyên tắc về luân lý của Socrate hay tính nội tâm của ông là một sản phẩm tất yếu của thời đại ông, nhưng cần có thời gian để nguyên tắc này trở thành (bộ phận) Tự – ý thức phổ biến 5. Vì được thông qua ở thời điểm như vậy nên đã làm cho chức năng Hiến pháp có phần thay đổi, Hiến pháp không những chỉ quy định về cơ cấu tổ chức nhà nước, mà còn quy định nhiều lĩnh vực khác về kinh tế và xã hội, nên việc sửa đổi và bổ sung Hiến pháp của các quốc gia nói trên là lẽ đương nhiên. Việc chỉnh sửa này cũng là dịp làm cho Hiến pháp càng gần đúng nghĩa vốn có của Hiến pháp là văn bản hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ nhân quyền.
Từ những phân tích ở phần trên có tính chất vừa so sánh và vừa đối chiếu sự ra đời của hai loại hình hiến pháp: Một của các nhà nước phát triển có Hiến pháp cổ điển không phải thay đổi một cách thường xuyên liên tục, và loại thứ hai của Hiến pháp cần phải thay đổi luôn luôn của các Nhà nước XHCN, cũng như của các nhà nước đang phát triển, có thể trả lời rằng với tính cách là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý tối cao, Hiến pháp nên và chỉ nên được thông qua ở một giai đoạn thật sự của sự bình tĩnh không chứa đựng cảm xúc, nhất là thời điểm vừa giành được chính quyền, không chứa đựng mưu toan thâu tóm quyền lực nhà nước một cách vô biên, không hạn chế, mà phải duy trì một “sân chơi chính trị”, bảo đảm bình đẳng cho các lực lượng muốn tham gia; bảo đảm việc thay đổi chính quyền một cách hòa bình, quyền lực nhà nước luôn luôn phải được giới  hạn. Mà mục tiêu của sự giới hạn này để chống lạm quyền của bất kể thế lực nào đang cầm quyền, để bảo vệ nhân quyền cho mọi người dân.
Vượt lên trên những tranh chấp chính trị, Hiến pháp phải có chức năng giải quyết các tranh chấp quyền lực bằng con đường hòa bình, thay cho việc giải quyết bằng con đường súng đạn. Muốn vậy, Hiến pháp chỉ cần quy định việc phân quyền để giới hạn quyền lực  và nhân quyền để bảo đảm nhân quyền không được vi phạm. Hiến pháp có một chức năng quan trọng trong việc giải quyết bằng con đường hòa bình các mâu thuẫn xảy ra đối với khu vực nắm và không nắm quyền lực nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, theo Barack Obama, Hiến pháp phải là một bản khế ước xã hội đề cao sự thỏa hiệp, thái độ nhún nhường, thỏa thuận vì lợi ích chung của cộng đồng. Hiến pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận không phải để chúng ta có thể lớn tiếng với người khác chừng nào cũng được. Nó còn cho chúng ta cơ hội có một thị trường ý tưởng tuyệt vời, một nơi mà “sự  va chạm giữa các đảng phái” xảy ra nhờ “thảo luận và thận trọng”, một nơi mà thông qua tranh luận và cạnh tranh, mở rộng tầm nhìn, thay đổi ý kiến và cuối cùng không chỉ đạt được đồng thuận, mà còn đồng thuận một cách hợp lý và công bằng 6.
Sở dĩ các nước Trung Đông, Bắc Phi hiện nay các lực lượng cầm quyền và phe đối lập đã và đang giao tranh quyết liệt với nhau buộc phải có sự tham chiến của các quốc gia bên ngoài, bởi lẽ rằng Hiến pháp của các nhà nước này đã không có những quy định trù liệu cho việc giải quyết các tranh chấp quyền lực khi chúng xảy ra, hoặc có đi chăng nữa, thì chúng cũng không đủ hiệu lực cho việc giải quyết các tranh chấp đang xảy ra. Và như vậy Hiến pháp có chức năng quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình cho mỗi một quốc gia. Đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của Hiến pháp trong giai đọan hiện nay.
Tóm lại, là đạo luật cơ bản của nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia, điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, điển hình nhất, Hiến pháp ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Theo thời gian, vai trò của Hiến pháp luôn có sự thay đổi. Nhưng cho dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì Hiến pháp vẫn phải giữ lại chức năng cổ điển vốn có của mình là: giới hạn quyền lực nhà nước. Sự sửa đổi Hiến pháp của các quốc gia luôn có xu hướng quay trở lại chức năng cũ vốn có này của Hiến pháp.

 Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp

   Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội do Luật Hiến pháp tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí nhà nước. Đó là những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Những quan hệ xã hội này phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với việc tổ  chức quyền lực nhà nước.

 So sánh các bản hiến pháp

TIÊU ĐỀ
1946
1959
1980
1992
2013
Lời nói đầu
– Ngắn gọn, xúc tích
– Lời nói đầu dài.
– Khẳng định chiến thắng vẻ vang đồng thời manh nha khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
– Lời nói đầu rất dài.
– Ca ngợi chiến thắng của dân tộc.
– Bắt đầu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.
– Lời nói đầu tương đối dài.
– Lời nói đầu tương đối dài.
Chế độ chính trị
– Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa.
– Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
– Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa.
– Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua HĐND và Quốc hội.
– Nước XHCN.
-Quy định một số quyền không thực tế.
– Nước XHCN.
– Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
– XHCN.
– Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
– Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.
Quyền con người
Quyền công dân
– Vị trí chương 2.
– Quy định 18 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.
– Vị trí chương 3.
– Quy định 21 quyền, Cụ thể hóa hơn những quy định về quyền con người, quyền công dân so với HP 46.
– Vị trí chương 5.
– Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.
– Vị trí chương 5.
– Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của HP 46.
– Vị trí chương 2.
– Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa …
Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP
– Không quy định thành 01 chương riêng.
– Có chương riêng.
– Có 4 thành phần kinh tế không có tư nhân.
– Có chương riêng.
– Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã.
– Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.
– Có chương riêng.
– Có 6 thành phần kinh tế.
– Có chương riêng.
– Nhiều thành phần kinh tế.
Tổ chức BMNN ở Trung ương
–  Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm. HP không quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định 1 cách chung chung.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân thể hiện quyền lập hiến, lập pháp.
– Vai trò của Chủ tịch nước: có nhiều quyền hạn, là 1 chế định hết sức độc đáo. Được đánh giá là mạnh mẽ nhất so với bản HP sau này.
– Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.
– Quốc hội do toàn dân bầu ra. Nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với HP 46.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành 1 chế định riêng.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài HP.
– Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước tập thể.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của QH
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước là cá nhân quyền hạn không lớn.
– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN
– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống HP 1992.
– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.
– CT nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Đ90 , Đ70 khoản 7 HP 2013.
– CQ chấp hành, CQ hành chính cao nhất, CQ hành pháp.
Tổ chức BMNN ở địa phương
– Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh.
– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị
– Không phân biệt
– Không phân biệt
– Không phân biệt
– Phân biệt giữa cấp CQ địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Đ110, 111 HP 2013.
– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.
TAND và VKSND
– Tổ chức theo cấp xét xử. HP 46 không có VKS chỉ có viện công tố của Tòa án.
– Chế độ thẩm phán. Thẩm phán do bổ nhiệm.
– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. HP 59 lần đầu tiên lập ra VKS có chức năng kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
– Thẩm phán bầu.
– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.
– VKS có thêm chức năng công tố.
– Thẩm phán bầu.
– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.
– Bỏ chức năng kiểm sát chung.
– Thẩm phán bổ nhiệm.
– Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử.
– Bỏ chức năng kiểm sát chung.
– Thẩm phán bổ nhiệm.

  

 Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật hiến pháp

CÂU 1.Luật hiến pháp là ngành luật độc lập vì những quy định của Hiến pháp là cơ sở để ban hành những Luật khác
Nhận định SAI , vì Luật Hiến pháp là ngành luật độc lập do nó có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng chứ không phải vì những quy định của nó là cơ sở để ban hành những Luật khác.
CÂU 2.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí?
Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn giảm.
CÂU 3.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và nhà ở?
Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện cho công dân có nhà ở
CÂU 4.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến?
Nhận định SAI , vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) quy định về điều này.
CÂU 5.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử?
Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Đ52 luật bầu cử)
CÂU 6.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại nơi đăng kí tạm trú của họ.?
Nhận định  SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú của mình.
CÂU 7.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết?
Nhận định  SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc khiếu nại”
CÂU 8. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.?
Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử.
CÂU 9. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương?
Nhận định SAI vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước”
CÂU 10.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội?
Nhận định SAI vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (vd: Chủ Tịch Nước,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân Tối Cao,Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội)
CÂU 11: Hiến pháp là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
Nhận định đúng vì luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, điều chỉnh những vấn đề xã hội quan trọng và cơ bản nhất về quyền lực nhà nước, chế độ chính trị,.. cho nên nó là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
CÂU 12: Nguồn của Luật hiến pháp chỉ có Hiến pháp 2013
Nhận định sai vì nguồn của Luật Hiến pháp gồm: Hiến pháp hiện hành, Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,…

 Bài tập tình huống luật hiến pháp

 1.      Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử 

 –      Trả lời: Sai.
Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về hình thức vận động bầu cử như sau:
“ Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
1. Gặp gỡ, tiếp xức cử tri tại hội nghị tiếp xức cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này”.
Như vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội không được quyền tự tổ chức vận động tranh cử mà phải thực hiện theo quy định của Luật định.

  

  

 tag: nhiêu hỏi sai môn giảng cáo khai trình huống abc 9 1945 gdcd 8 trắc đáp ngành hàn 2017 singapore bảy xin trăm linh chxhcnvn lấy bảng từ: thuvienphapluat 2012 vì: bán 2003 xô 1936 tiểu 77 đức ? tuổi ứng lí xóa viet 1958 cuba ví dụ pdf tp hcm 2019 2018 bìa bồ ấn điện tử malaysia 1889 2103